- Biển số
- OF-460278
- Ngày cấp bằng
- 10/10/16
- Số km
- 162
- Động cơ
- 204,440 Mã lực
- Tuổi
- 34
Em thấy sự khác biệt lớn nhất là ngôn ngữ và giao thông.
Không vó chuyện hết HĐ nhà nước quản lý thì không thu phí đâu ạ. Thảm thêm lớp nhựa lại thu tiếp 30 năm nữa nhé50 năm nữa ta sẽ như Đài bây giờ cụ ạ.
- BOT của ta cũng chỉ có hạn 20 - 30 năm là hết HĐ, lúc đó nhà nước sẽ quản lý.
- PN ở đài nó ở trong các Bar chứ không ở chợ.
- Đài nó bé tý, chứ có đông như ta đâu mà cần nhiều xxx. Nó giám sát bằng công nghệ, 50 năm nữa ta cũng thế.
- Các cụ có sẵn sàng nộp phạt khi xả rác bừa bãi k? Ở nó xả rác bừa bãi bị phạt, đi lao động công ích, cụ có chịu k?
....
Cụ nào đi Đài nhiều sẽ thấy Văn hóa của người Đài có nhiều cái rất giống VN, kể cả tam giáo đồng đường, và một cái hay nữa là người Đài ăn trầu như người Việt, nhất là đàn ông con trai miền nam đài loan, mà phải do các cô gái mặc bikini đứng trong tủ kính têm trầu mới sành điệu
Bác chắc hem? Em có biết là Đài dễ cho visa du lịch đối với người từng có visa EU Mỹ Úc Nhật Hàn trong vòng 10 năm trở lại, nhưng không biết là những đối tượng đã nói có thể "xách ba lô lên và đi" như cụ nói đấy.Dạ với người đã có visa Mỹ, Nhật, Châu Âu, Hàn thì có thể xin visa tại sân bay cụ ợ
Em thì phải xin visa vì hộ chiếu toàn đóng dấu các nước đông Âu còn Gấu thì gần như tự động vì có mộc các nước thân Đài. Nhưng tất cả do công ty lữ hành lo nên em không rõ họ làm thế nào, chỉ biết Đài đã mở rộng cửa cho người Việt taBác chắc hem? Em có biết là Đài dễ cho visa du lịch đối với người từng có visa EU Mỹ Úc Nhật Hàn trong vòng 10 năm trở lại, nhưng không biết là những đối tượng đã nói có thể "xách ba lô lên và đi" như cụ nói đấy.
Thấy một bài hay so sánh VN với Taiwan của Văn Nhân tại địa chỉ https://huvi.wordpress.com/2016/12/17/goc-nhin-viẹt-nam-dai-loan/ chép lại hầu các cụ ạ.
Nhân đọc bài :Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan và góc nhìn về lịch sử Trung Quốc Của tác gỉa Bách Việt trùng cửu :
Phần đăng lại :
Cái tên “Trung Quốc” thời hiện đại hoàn toàn không phải bắt đầu từ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa với thủ đô Bắc Kinh ngày nay, mà là từ nước Trung Hoa Dân Quốc do Tôn Trung Sơn lập nên sau cách mạng Tân Hợi năm 1911. Nước Trung Quốc này cũng là nước tham gia thành lập và có chân trong Liên Hợp quốc đầu tiên, chứ không phải CHND Trung Hoa. Trung Hoa Dân Quốc lúc đó cầm đầu là Tưởng Giới Thạch, người kế nhiệm lãnh đạo Quốc Dân Đảng sau Tôn Trung Sơn. Tưởng Giới Thạch sau thất bại ở Đại lục đã tiếp tục duy trì Trung Hoa Dân Quốc trên hòn đảo Bành Hồ – Đài Loan. Đài Loan ngày nay mới chính là Trung Quốc, theo tên gọi đặt ra từ thời Tôn Trung Sơn và bản thân Đài Loan vẫn gọi mình là Trung Hoa Dân Quốc.
So sánh lịch sử giữa Đài Loan và Việt Nam ta thấy sự giống nhau đến kỳ lạ. Thổ dân Đài Loan là những bộ tộc nói tiếng Nam Đảo, không phải người Hán. “Thổ dân” ở Việt Nam cũng vậy, chắc chắn không phải là người Hán rồi. Cư dân chính của Đài Loan ngày nay là người Hoa di cư từ vùng Quảng Đông, Phúc Kiến và Chiết Giang tới từ thời Minh – Thanh. Những vị khởi lập và lãnh đạo Đài Loan như Trịnh Thành Công là người xuất xứ từ Phúc Kiến, Lưu Vĩnh Phúc là người Quảng Đông (vị này cũng từng sang làm vương làm tướng ở Việt Nam với đội quân Cờ đen ở vùng Bắc Việt). Tưởng Giới Thạch là người Chiết Giang. Còn ở Việt Nam các vua Lý, Trần, Hồ, rồi Quang Trung (Hồ Thơm) cũng là những người có xuất xứ từ vùng đất Mân (Phúc Kiến, Chiết Giang). Như thế Đài Loan hay Việt Nam đều có thành phần dân tộc tương tự nhau và phi Hán, hay cùng là dân Bách Việt cả.
Tượng gỗ của bộ tộc Thao tại Đài Trung.
Tôn Trung Sơn khi lập nên Hưng Trung Hội (tiền thân của Quốc Dân Đảng) đã nêu cương lĩnh: “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa”. Rõ ràng Tôn Trung Sơn, và cả nước Trung Hoa Dân Quốc do ông ta lập nên, coi triều đại Mãn Thanh là ngoại tộc người Thát giống như quân Mông Cổ, chứ không phải người Hoa chính gốc. Triều đại Mãn Thanh là thời kỳ Trung Hoa bị giặc Thát ngoại xâm thống trị.
Tương tự ở Việt Nam, việc nhà Trần không ít lần gọi mình là Trung Hoa trong các văn bản văn bia để lại và nêu cao “cương lĩnh” Sát Thát. Điều này là dễ hiểu vì thực sự nước Đại Việt lúc đó mới là Trung Hoa chính truyền, chứ không phải nhà Nguyên của người Mông Cổ.
Khi quân Mông Cổ tấn công nhà Nam Tống, một bộ phận quan quân nhà Tống đã sang Việt Nam cùng với nhà Trần làm nên cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông trên đất Đại Việt. Hoàng hậu Nam Tống trôi dạt vào bờ biển Nghệ An Việt Nam rồi được lập thờ thành tôn thần Đại Càn Nam Hải quốc gia Tứ vị hồng nương…
Tưởng Giới Thạch trước khi rút về Đài Loan đã cho di dời các báu vật của Trung Hoa về hòn đảo này. Tới nay Bảo tàng cung điện ở Đài Bắc lại là bảo tàng có nhiều hiện vật cổ đại của Trung Hoa nhất từ thời Hạ, Thương, Chu. Còn Bảo tàng lịch sử quốc gia Đài Loan thì lại toàn đồ vật đem từ bảo tàng Hà Nam về. Các chuyên gia văn vật Đài Loan rất sành đồ cổ Trung Hoa, mặc dù bản thân ở Đài Loan chẳng khai quật được thứ gì đáng gọi là cổ để trưng bày cả.
Chiếc đỉnh thời Thương ở Bảo tàng cung điện quốc gia Đài Loan.
Việc di dời các văn vật Trung Hoa một cách có hệ thống về Đài Loan của Tưởng Giới Thạch là theo đúng truyền thống Trung Hoa. Văn vật như Đỉnh đồng là tương trưng cho quyền lực của vua trước toàn thiên hạ. Ai giữ đỉnh người đó là vua. Ai có ngọc tỉ người đó là vua. Đỉnh nằm ở đâu thì đó chính là Trung Nguyên của thiên hạ, là nơi có thiên tử.
Nhà Nguyễn ở Việt Nam cũng theo truyền thống đó mà từng đúc Cửu đỉnh, nay còn đặt trước Thế miếu tại Thành nội cố đô Huế. Việc đúc Cửu đỉnh của vua Minh Mạng là sự khẳng định nước Đại Nam mới là Trung Hoa chính truyền, vua Đại Việt mới là thiên tử thực sự của Trung Hoa.
Lịch sử Việt Nam có thể đã có một cuộc di chuyển văn vật như thời Tưởng Giới Thạch, là khi Lưu Sưởng, vị vua cuối cùng của nước Đại Hưng (nước Nam Hán theo sử sách ngày nay), trước lúc bị quân Tống tấn công đã chuyển tiền tài về vùng Tĩnh Hải – Đinh Bộ ở Bắc Việt. Đây là tiền đề cho Lý Công Uẩn – Đinh Bộ Lĩnh gây dựng nước Đại Việt trong thời gian tiếp theo.
Tưởng Giới Thạch khi ra Đài Loan vẫn không quên quê cha đất tổ ở Trung Hoa đại lục. Ông ta và đến đời con ông ta vẫn có chính sách Quốc Quang,nhằm phản công chiếm lại Đại lục. Việc này cũng tương tự thời Lý ở Việt Nam, khi phần đất phía Đông (phần Thanh Hải quân) của nước Đại Hưng bị mất vào tay nhà Tống thì hết Nùng Trí Cao rồi Lý Thường Kiệt đã có những hành động tiến chiếm, đòi lại đất đai cũ của nước Đại Hưng. Rồi đến cả Quang Trung khi lên ngôi hoàng đế cũng đã bắt tay thực hiện việc đòi lại Lưỡng Quảng. Các hoàng đế Việt Nam luôn coi mình là Trung Hoa chính truyền và mang trong tâm trí việc khôi phục lại đất đai tổ tiên đã mất ở phương Bắc.
Đài Loan ngày nay vẫn dùng chữ Hoa phồn thể, tức là chữ Nho của thời xưa mà các triều đại Đại Việt dùng làm quốc văn, trong thi cử. Chẳng có ai thắc mắc là thứ chữ ấy không phải là chữ “Đài Loan” cả. Trung Hoa Dân Quốc dùng Trung văn thì hoàn toàn hợp lý và đúng đắn.
Văn Võ miếu ở Đài Trung.
Đài Loan ngày nay lập các văn võ miếu thờ tiên thánh Quan Công, Khổng Tử,… cho dù các vị này chưa ra đảo Đài Loan bao giờ. Triều Nguyễn ở Việt Nam như thế có thờ Tam Hoàng Ngũ Đế hay Tam Đại Trung Hoa là hành động tôn thờ tổ tiên Trung Hoa của mình chứ chẳng phải ăn theo học đòi gì ở ai cả.
Người Đài Loan hoàn toàn không đặt ra vấn đề “Thoát Trung” vì họ chính là Trung – Trung Hoa Dân Quốc rồi còn thoát gì nữa. Trái lại họ biết tôn vinh và phát huy các giá trị văn hóa Trung Hoa truyền thống trong thời đại mới, từ tôn giáo tín ngưỡng, nghệ thuật, nghề thủ công, văn vật,… Còn người Việt, bị thời gian phủ bụi, lịch sử khuất lấp, nay mới đề ra ý tưởng “Thoát Trung”. “Thoát Trung” là Trung nào? Trung Quốc lục địa hay Trung Hoa?
Cách nhìn lịch sử của Đài Loan ngày nay về Trung Quốc cũng giống như cái nhìn của các triều đại Lý, Trần, Hồ, Lê, Nguyễn trên đất Việt đối với Trung Hoa. Lịch sử Trung Hoa cổ đại là lịch sử Việt. Người Hoa vốn là người Việt. Điều đó sẽ rất dễ hiểu nếu so sánh bối cảnh quốc gia, văn hóa và dân tộc của VIệt Nam với Đài Loan ngày nay. Tấm gương về cách phát triển, “hóa rồng”, thoát khỏi cái bóng “Trung Quốc” đè nặng lên văn hóa và suy nghĩ cho Việt Nam gần nhất, sát thực nhất không phải là Hàn Quốc hay Nhật Bản, mà là Trung Hoa Dân Quốc – Đài Loan.
Hết phần đăng lại .
Xin góp bàn với tác giả :
Ngoài nét tương đồng xuất phát từ lịch sử đã nêu trong bài , sự nhìn nhận chính trị – lịch sử giữa Việt Nam và Đài loan khác nhau về cơ bản khi xét mặt tiếp nối quốc thống Hữu Hùng quốc của Tam hoàng Ngũ đế Tam đại xưa .
Hữu Hùng quốc diệt vong dưới lưỡi dao của đám Lục lâm thảo khấu tức giặc cỏ .
‘Giặc cỏ’ đắc thời biến thành ‘Hán quân’ của Hán Canh Thủy đế và Hán Quang Vũ đế , quốc thống Hán quốc lần truyền qua các triều Tào Ngụy và Tấn (thực ra là Tây Hán) rồi truyền vào đám hỗn quan hỗn quân Ngũ Hồ thập lục quốc , sau nữa truyền đến nước sử gọi là Bắc Ngụy . (ngụy là ngoại – người ngoài )
Con cháu họ Hùng khôi phục Thiên hạ được 1 thời ngắn trong cuộc khởi nghĩa Hoàng cân khi lập ra 2 nước Đông Ngô và Tây Thục rồi lại chìm trong đen tối dưới vó ngựa Ngụy – Tấn (Tây Hán) , cho mãi tới thời thời Bắc Châu con cháu nhà Hùng mới phục hưng huy hoàng , Sử thuyết Hùng Việt gọi là triều Việt Cửu ; cửu – số 9 của Hà thư chỉ phía Tây khởi đầu thời lịch sử Việt tức Hùng quốc phục hưng ,Tư liệu hiện có chép sai thành ra dòng Qùy Việt hay Qủy Việt , Sử Việt hiện hành gọi là nhà Đinh của vua Đinh Hoàn (Đinh hoàng tức vua Đinh ?).
Triều Việt Cửu của thiên hạ họ Hùng truyền qua triều Việt Sở hay Việt Sủy Việt Thủy của dòng Việt Tủy , Sử sách Trung quốc nhập nhèm biến thành nhà Tùy do Dương Kiên lập nên . Dương Kiên sử Việt gọi là Dương Tam Kha . Trong dòng sử Việt triều đại của Dương Tam kha bị thủ tiêu và thay vào đó là triều Lê của Lê Hoàn hay Lê Đại Hành khiến sử Việt lạc đường tới tận ngày nay .
Nối tiếp triều đại các vua dòng Việt Tủy là triều Việt Thường , sử sách Trung quốc gọi là triều Đường cũng là nước Đường do Lí Uyên lập nên . Sử Việt Nam gọi là nhà Lí của Lí công Uẩn , Công chỉ nghĩa là ông không phải tên đệm , Sử thuyết Hùng Việt gọi là Lí công Uẩn I . Dưới thời Đường các tộc người phía Tây Nam Thiên hạ tách ra lập nên nước Nam Chiếu tức Nam Chúa .
Nét chính lịch sử thiên hạ hậu Đường là Thiên hạ vỡ làm 3 : Đại Việt Đại Lí và Đại Tống .
Quân Mông Thát của Hãn Thành cát tư nòi Mongoloid tràn chiếm Đại Lí (Bắc nước Nam Chiếu trước) rồi Đại Tống ; Thiên hạ của Tam hoàng Ngũ đế Tam đại nằm dưới móng ngựa Bắc phương chỉ còn lại duy nhất nửa phía Tây nước Đại Việt – Đại Hưng .
Nước Đại Hưng kinh đô ở thành Thăng long sau lấy lại quốc hiệu Đại Việt thuở ban đầu (kinh đô ở thành Phiên Ngu) và liên tục tồn tại hơn 1000 năm cho đến ngày nay.
Bì La Các – Bố cái đại vương khởi lập nước Nam chiếu tức Nam chúa ở mảnh đất phía Tây Nhị hà (sông Hồng ) sau chia thành 2 phần , phía Bắc gọi là nước Đại lí của dòng họ Đoàn , phía Nam nhập chung vào với đất phía Tây nước Đại Hưng – Đại Việt , dân cư phía Nam Nam chiếu hoà chung với dân phía Tây Đại Việt – Đại Hưng thành dân Việt Nam , Chính cuộc xâm lược của quân Mông cổ vào Đông Nam Á đã khiến Đại Việt mất phần lớn đất cực Tây , dân phía Nam nước Nam chúa cũ qua 1 giai đoạn gian nan hợp rồi phân với Đại Việt nay trở thành người Thái và người Lào .
Như vậy : Xuyên suốt qua 5000-6000 năm xét về mặt lịch sử Việt Nam ngày nay là quốc gia duy nhất tiếp nối quốc thống của Hữu Hùng quốc .
Tôn trung Sơn và Quốc dân đảng đã không thành công trong mục đích “Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa” mà buộc phải thoả hiệp chia quyền với đám tướng lãnh quân Bắc dương là đạo quân hộ vệ của vua chúa triều đình Mãn Thanh , khi chọn thủ đô mới cho nước Trung hoa dân quốc thì đám người theo Tôn trung sơn đành chịu lép chọn Bắc kinh thay vì Quảng châu hay Nam kinh và về ngôn ngữ trước thế lực của đám tướng lãnh người Mãn nhà cầm quyền mới cũng đành thua …lấy tiếng Bắc kinh làm tiếng Phổ thông thay vì chọn tiếng Việt vùng Quảng đông cái nôi của cách mạng như đã dự tính , tóm lại Cách mạng Tân hợi nào có chấm dứt được sự cai trị của người Mãn , Đại Hãn Mãn Thanh thoái vị mà hàng tháng vẫn lãnh lương do chính phủ cách mạng trả và vẫn ngự trong hoàng cung y như cũ cho đến khi vua Phổ Nghi trốn khỏi kinh thành chạy về Mãn châu lên ngôi vua Mãn châu quốc ; điều Cách mạng Tân hợi tạo ra được là quyền hành thực sự chuyển giao từ tay vua Mãn thanh sang các tướng Mãn thanh …giặc Thát vẫn hoàn giặc Thát làm gì có …“Đánh đuổi giặc Thát, khôi phục Trung Hoa”?.
Điểm cơ bản để xác định bản chất dân tộc Trung quốc và ít ra là của giới cầm quyền Quốc dân đảng Đài loan ngày nay là nguồn cơn lịch sử . Lịch sử Trung quốc hiện nay vẫn xác định cái nôi của người Trung quốc là vùng Bắc Hoàng hà còn về chủng tộc thì tổ tiên của họ thuộc chủng Mongoloid tức cùng nòi giống với Mông cổ và Mãn thanh Ngay ở Đài Loan những sắc dân thuộc chủng Mongoloid phương Nam dù có là dân đa số cũng vẫn bị coi là đám người bị trị . Như thế xem ra cả Trung hoa lục địa và Trung hoa dân quốc ở Đài loan về mặt quốc thống thực sự vẫn chỉ là tiếp nối quốc thống Đại Hãn quốc của Thành cát tư Hãn . Về mặt lịch sử chính xác phải nói Đại hãn quốc qua 2 triều Nguyên và Thanh của các Hãn đã truyền tới triều ‘dân quốc’ không có Hãn trên ngai vàng làm gì có chuyện …khôi phục Trung Hoa”?.
Người bản địa Đài loan hiện đang dần nhận ra sự khác biệt về nguồn gốc của họ và người Hán , 1 số người đã đặt vấn đề nguồn gốc dân tộc thành câu hỏi và đang từng bước tìm câu trả lời , chủng tộc và cội nguồn văn hóa người Đài đang trở thành vấn đề chính trị tại đảo quốc này .
Tóm lại : bên cạnh 1 số nét tương đồng xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử , sự nhìn nhận về cội nguồn giữa người Việt Nam và Đài loan khác nhau về cơ bản ; Cái nôi của người Việt là miền núi Đọ sông Cả sông Đà còn người Đài vẫn là miền Bắc Hoàng hà y như người Trung hoa lục địa chưa có sự thay đổi (chưa tìm ra cái nôi nào khác ?) .
Cái nhìn của người Đài Loan về Trung hoa lục địa cho đến thời điểm này là cái nhìn của anh em cùng cội nguồn , trước là người 1 nước nay chia tách làm đôi .
Người Việt Nam nhìn Trung quốc như là kẻ đã xâm lăng chiếm đọat hầu hết đất đai của mình , tàn sát và đồng hóa hầu hết anh em mình , đặc biệt là gian manh đổi chủ sang tên mưu toan đánh cắp tác quyền nền văn minh dựa trên Dịch học thành tựu trí tuệ của tổ tiên cha ông mình .
Cái nhìn chính trị – lịch sử đối với vị thế của mình và của Trung quốc nói chung chỉ đồng nhất khi cả 2 cùng công nhận “Sử thuyết Hùng Việt” chính là lịch sử của mình .
Phần lớn dân Trung quốc ngày nay là người thuộc chủng Mongoloid phương Nam tức con cháu người Bách Việt xưa bị Hán hóa ; thịt xương Việt nhưng hồn lại là hồn Mông Mãn , con đường duy nhất để hóa giải hận thù Việt Trung là Sử thuyết Hùng Việt , một khi trở thành hợp chủng quốc Hán Hoa , đa số dân Trung quốc nhận mình là con cháu họ Hùng thì sự thù hận ngàn năm tự nhiên hóa giải , Trung quốc và các nước Đông Nam Á có thể không chỉ là láng giềng tốt mà còn là anh em tốt …
Đài loan sản xuất được ô tô Luxgen, motor Sym, máy tính Acer Asus, msi, điện thoại benq... việt nam đến cái đinh vít sx cũng éo ra hồn nhưng trình độ chém gió nói phét, đưa ra chủ trương chính sách chiến lược thì số 1 thế giới số 2 không có số 3 chưa tìm thấy,Giữa Việt Nam mình với Đài Loan có nhiều điểm giống nhau như cùng da vàng, cùng đa số theo đạo Phật, cùng lái xe theo tay lái thuận, v.v. nhưng cũng rất nhiều điểm khác nhau. Lập ra topic này em mong các cụ, các mợ góp nhời cho xôm về những điểm này để cùng tham khảo học tập những cái hay, cái giỏi của bạn.
Để mở đầu em xin thống kê vài điểm khác biệt giữa Việt Nam và Đài Loan theo cảm nhận của mình:
1. Hệ thống đường cao tốc của Đài Loan chằng chịt nhưng không thấy trạm thu phí nào/ Việt Nam ta thì trạm thu phí như mắc cửi.
2. Người bán hàng ở Đài Loan đa số là đàn ông/ Ở Việt Nam ta đa số người bán hàng là phụ nữ.
3. Rất hiếm khi gặp cảnh sát hoặc quân nhân trên đường, ngoài phố ở Đài Loan/ Ở Việt Nam ta ngược lại, thường xuyên gặp cảnh sát và quân nhân ngoài đường, trên phố.
4. Ở Đài Loan chẳng thấy thùng rác nào trên hè phố nhưng cũng không thấy rác vì người ta phân loại rác từ đầu và thu gom rất khéo léo/ Ở Việt Nam thấy nhiều thùng rác nhưng cũng nhiều rác ngoài thùng.
5. Là hòn đảo ngọc nhưng Đài Loan rất ít bãi tắm/ Việt Nam rất nhiều bãi tắm đẹp.
6. ...
Kính mời các cụ, các mợ đóng góp ý kiến cho vui nhé.
Hồi 97 em nghe thấy nó thu phí tự động rồiDạ em đi từ Taipei, qua Taichung đến Tainan về Caohsung rồi về lại không thấy trạm nào thì em nói thế, có thể có ở những chỗ em không tới nên không biết, cũng có thể họ thu phí điện tử nên khách ngồi xe không biết ạ (thông tin của em đã hơn 1 tuần rồi nên có thể lạc hậu).