Sao dân ta không hoả táng rồi đưa tro cốt vào chùa như bên Campuchia nhỉ?
Bên Cam mỗi gia đình hoặc 1 dòng họ sẽ xây một cái tháp nhỏ trong khuôn viên chùa để đựng tro cốt các thành viên trong gia đình sau khi qua đời. Ở đấy linh hồn được nghe tiếng tụng kinh, tiếng chuông chùa mỗi ngày. Người Khơ me đi xa về thường vào chùa lễ Phật và thắp hương cho người đã khuất xong mới về nhà(kiểu chào ông bà, tổ tiên). Vừa ý nghĩa, vừa tiết kiệm đất, lại tiện nữa.
Người Khmer thờ cúng tổ tiên rất chu đáo, bởi họ quan niệm “cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước còn nguồn mới bể rộng sông sâu” [Trần Văn Bổn, 2002:117]. Do đó, con người ta, nếu không có ông bà cha mẹ thì không thể nào có được mình ngày hôm nay. Ông bà cha mẹ không chỉ là người có ơn sinh thành, mà còn có ơn nuôi dạy cho mình thành người, dạy cho mình cách làm ăn sinh sống. Và ông bà cha mẹ còn để lại cho mình không chỉ là của cải vật chất mà còn để lại cả một đời sống tinh thần phong phú nữa. Chính vì thế mà con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ.
Theo truyền thống, người Khmer không lập bàn thờ tổ tiên trong nhà, bởi họ đã mang hài cốt của người thân mình gửi vào chùa để đến ngày sóc vọng, lễ tết, họ đến chùa cúng bái [Trần Văn Bổn, 2002:110]. Thông qua việc mang cơm nước, bánh trái vào chùa, dâng cúng Phật và sư sãi, người Khmer tin rằng những vật dụng và thực phẩm mà họ cúng sẽ nương nhờ khói hương và lời kinh đem nguyện cầu của họ đến với ông bà cha mẹ, bởi thế giới giữa người sống và người chết “dường như luôn có một sự liên lạc mật thiết” [Trần Văn Bổn, 2002:110].
Các ngôi tháp mộ kia chính là nơi để tro cốt người đã khuất. Tầng trên cùng để tro cốt thế hệ 1, sau đấy cứ xuống thấp dần. Mỗi gia đình hoặc 1 dòng họ tự xây 1 tháp riêng cho nhiều thế hệ.