[Funland] Kết quả thực chiến hệ thống phòng không Patriot của Mỹ tại Ucraina.

Trạng thái
Thớt đang đóng

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực
Vậy là Mỹ đã quyết định cấp cho Ucraina hệ thống phòng không Patriot hiện đại nhất để Ukr đánh chặn tên lửa Nga bắn phá. Em mở thớt này để theo dõi kết quả thực chiến của hệ thống này để các cụ cùng theo dõi. Xin mời các cụ cùng vào còm cho vui nhà.:
 

hongquangqb

Xe tải
Biển số
OF-297530
Ngày cấp bằng
2/11/13
Số km
296
Động cơ
313,333 Mã lực
Em lót gạch hóng. Không biết bản này cho Ukraine có bị hạ cấp không nhỉ?.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực
Em lót gạch hóng. Không biết bản này cho Ukraine có bị hạ cấp không nhỉ?.
em nghĩ đây là cơ hội tốt nhất để Mỹ quảng cáo bán hàng tốt - giá cao nên họ sẽ cấp cho Ukr phiên bản tốt nhất.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực
mời cụ cocsku ; bacnam88 và các cụ khác vào còm cho vui.
 

SPL

Xe container
Biển số
OF-80855
Ngày cấp bằng
21/12/10
Số km
7,832
Động cơ
508,490 Mã lực
Nơi ở
Ao Sen Hà Đông - 0988.020380
Món này phù hợp đánh chặn máy bay, tên lửa chứ đánh sao được UAV tự sát
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Những vụ bắn nhầm đồng đội của tên lửa Patriot Mỹ trong chiến tranh Iraq 2003
Tên lửa phòng không Patriot từng bắn hạ các máy bay liên quân trong chiến dịch quân sự tại Iraq, làm nhiều phi công thiệt mạng.

Tên lửa Patriot PAC-3 bắn thử nghiệm năm 2017 tại Mỹ. Ảnh: Raytheon.

Tên lửa Patriot PAC-3 bắn thử nghiệm năm 2017 tại Mỹ. Ảnh: Raytheon.
Năm 2003, để bảo vệ lực lượng mặt đất tham gia chiến dịch quân sự tại Iraq, Mỹ triển khai 62 tổ hợp phòng không Patriot PAC-3 đến quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, các hệ thống phòng không này lại tỏ ra kém tin cậy, đôi khi còn trở thành mối đe dọa chết người với chính máy bay liên quân, theo War Is Boring.
Mỗi tổ hợp Patriot bao gồm một radar trinh sát và dẫn bắn, một đài điều khiển hỏa lực và một số bệ phóng. Phiên bản PAC-3 đạt tầm bắn tối đa 70 km, có khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo tầm ngắn và nhiều loại phi cơ khác nhau.
Để xác định mục tiêu, Patriot thu thập các tham số như độ cao, tốc độ, diện tích phản xạ radar và tín hiệu nhận diện địch - ta (IFF). Sau khi sử dụng thuật toán phân tích, máy tính sẽ báo cho kíp vận hành xem mục tiêu là phi cơ hay tên lửa đạn đạo. Tổ hợp Patriot còn có chế độ phóng đạn tự động nếu nhận diện mục tiêu theo dõi là máy bay đối phương.
Tuy vậy, những thuật toán của Patriot không phải lúc nào cũng chính xác. Ngày 23/3/2003, một máy bay Tornado GR4 của Anh bị tên lửa Patriot Mỹ bắn hạ gần biên giới Iraq - Kuwait khi đang trở về căn cứ, khiến cả hai phi công thiệt mạng. Điều tra sau đó kết luận thiết bị IFF trên chiếc Tornado không hoạt động, khiến tổ hợp Patriot nhận diện nó là máy bay của không quân Iraq.



Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:02
/
Thời lượng 1:13
Đã tải: 0%


Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng

Toàn màn hình

Tổ hợp Patriot PAC-3 bắn hạ tiêm kích không người lái QF-4

Không ít lần các khẩu đội Patriot khoá mục tiêu vào phi cơ liên quân, buộc phi công liên lạc với máy bay cảnh báo sớm để yêu cầu tên lửa phòng không Mỹ không khai hỏa.
Tuy nhiên, chỉ một ngày sau vụ bắn rơi chiếc Tornado GR4, một hệ thống Patriot lại khoá mục tiêu vào tiêm kích F-16 Mỹ. Được hệ thống cảnh báo trên tiêm kích thông báo đang bị khóa mục tiêu, phi công F-16 khai hỏa tên lửa chống radar AGM-88 HARM đáp trả. Quả đạn HARM lao tới nguồn tín hiệu, phá huỷ đài radar Patriot nhưng không gây ra thương vong cho kíp vận hành.
Không quân Mỹ khẳng định đây chỉ là một vụ tai nạn do người lái không biết đã bị radar Patriot bám bắt. Tuy nhiên, nhiều phi công lại ủng hộ quyết định phóng tên lửa HARM của phi công F-16. "Bọn họ ngày nào cũng khoá mục tiêu vào chúng tôi. May mắn là không ai bị thương trong trong vụ này, nhưng tôi nghĩ ít nhất chiếc radar đó sẽ không thể dọa chúng tôi nữa", một phi công Mỹ tuyên bố.
Sau sự cố, vẫn còn nhiều hệ thống Patriot tiếp tục vận hành, trở thành nỗi ám ảnh với phi công liên quân. Ngày 2/4, tên lửa Patriot phóng đạn về phía một tiêm kích F/A-18C Hornet của hải quân Mỹ do phi công Nathan D. White điều khiển khi đang hoạt động trên không phận Iraq. White phát hiện tên lửa bắn tới và thực hiện động tác cơ động nhưng không kịp.
Quả đạn bắn trúng chiếc Hornet, White phóng ghế thoát hiểm nhưng thiệt mạng do vết thương quá nặng. Trong trường hợp này, tổ hợp Patriot cũng nhận diện chiếc tiêm kích F/A-18C là tên lửa Iraq.
Bệ phóng tên lửa Patriot được Mỹ triển khai tại Iraq. Ảnh: Military Today.

Bệ phóng tên lửa Patriot được Mỹ triển khai tại Iraq. Ảnh: Military Today.
Sau loạt sự cố, các chỉ huy Mỹ phải yêu cầu kíp vận hành Patriot không kích hoạt chế độ bắn tự động, trong khi phi công cần sử dụng phương thức IFF đáng tin cậy hơn. Lục quân Mỹ cũng hứa hẹn sẽ sửa các lỗi trên tổ hợp Patriot PAC-3.
Sau cuộc chiến, Lầu Năm Góc tiến hành điều tra các vụ bắn nhầm và rút ra kết luận đáng lo ngại. Không quân Iraq không tham chiến, trong khi pháo binh Iraq chỉ phóng một vài tên lửa đạn đạo về phía liên quân. Việc có tới ba phi công thiệt mạng vì bắn nhầm khiến nhiều quan chức tỏ ý nghi ngờ khả năng chiến đấu thực tế của Patriot PAC-3.

 

bacnam88

Xe điện
Biển số
OF-720267
Ngày cấp bằng
15/3/20
Số km
3,224
Động cơ
102,937 Mã lực
Bị phi đội drone hạ gục, tên lửa Patriot không tốt như quảng cáo
Saudi Arabia chi hàng chục tỷ USD để mua hệ thống vũ khí tiên tiến, nhưng chúng không được thiết kế để chống lại cuộc tấn công bằng drone bay thấp, rẻ tiền.

Ngày 14/9, hai nhà máy lọc dầu ở Abqaiq và Khurais của Saudi Arabia bị tấn công bằng máy bay không người lái (drone) và tên lửa hành trình.
Phiến quân Houthi ở Yemen nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Mỹ và Saudi Arabia cáo buộc Iran đứng sau cuộc tấn công.
Vụ tấn công khiến nguồn cung cấp dầu mỏ của thế giới sụt giảm 5%. Phản ứng trước vụ việc, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố “đạn đã lên nòng” và sẵn sàng tấn công đáp trả vào Iran. Tehran phủ nhận mọi sự liên quan và cảnh báo hậu quả leo thang chiến tranh ở Trung Đông.
Trong khi cuộc tranh cãi ai là thủ phạm thực sự vụ tấn công vẫn chưa thể xác định, thì câu hỏi khác còn lớn hơn là vì sao hệ thống vũ khí trị giá hàng trăm tỷ USD của Saudi Arabia lại bất lực trong việc phát hiện và ngăn chặn cuộc tấn công, kênh truyền hình TRT World của Thổ Nhĩ Kỳ đặt nghi vấn.
Vũ khí tỷ USD vô dụng với drone
Riyadh chi hàng chục tỷ USD mỗi năm để mua vũ khí công nghệ cao từ Mỹ, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 Abrams, máy bay chiến đấu F-15, hệ thống phòng không Patriot và hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD.
Tuy nhiên, những hệ thống đắt đỏ này không hiệu quả trong đối phó với các cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình và máy bay không người lái nhỏ.

Co so dau mo Saudi Arabia bi tan cong anh 1
Hệ thống phòng không Patriot không phải lựa chọn phù hợp với các mối đe dọa như drone. Ảnh: SPA.
Mauro Gilli, nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm nghiên cứu an ninh ở Zurich, Thụy Sĩ cho biết các hệ thống vũ khí tiên tiến mà Riyadh mua từ Washington chủ yếu được thiết kế để đối phó với cuộc chiến tranh quy mô lớn, chống lại các mục tiêu như xe tăng và máy bay đối phương.
Hệ thống phòng không Patriot được Saudi Arabia nhập khẩu để bảo vệ biên giới và các cơ sở hạ tầng quan trọng, nhưng tỏ ra không hiệu quả trong việc đối phó với các mục tiêu nhỏ, bay thấp men theo địa hình.
Về mặt lý thuyết, Patriot được thiết kế để đối phó với mọi mối đe dọa từ trên không, bao gồm đánh chặn tên lửa hành trình và drone. Tuy nhiên, trong thực tế, tên lửa hành trình và drone thường bay ở độ cao rất thấp. Chúng là những mục tiêu quá nhỏ và rất khó phát hiện đối với radar, ông Gilli cho biết.
Trong vài tháng qua, phiến quân Houthi ở Yemen đã thành công trong việc sử dụng drone và tên lửa hành trình qua mặt hệ thống phòng không Saudi Arabia để tấn công vào sân bay, trạm bơm dầu nhiều lần.
Những vụ tấn công này phơi bày lỗ hổng trong hệ thống phòng không của Riyadh và đặt ra câu hỏi về chiến lược quốc phòng của Saudi Arabia.
Tướng Joseph Dunford, Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, biện minh rằng ngay cả những hệ thống phòng không tiên tiến nhất cũng có điểm yếu. Patriot là hệ thống phòng không cứ điểm, không thể bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Saudi Arabia.
Người ta cũng không thể xác định có hệ thống Patriot nào được triển khai gần hai cơ sở dầu mỏ bị tấn công hay không.
Patriot nhiều lần thất bại trong đánh chặn
Saudi Arabia nhập khẩu 6 tiểu đoàn tên lửa phòng không Patriot từ Mỹ. Patriot được Mỹ quảng cáo là một trong những hệ thống phòng không tiên tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, trước thời điểm xảy ra vụ tấn công vào cơ sở lọc dầu, Patriot đã nhiều lần thất bại trong các nhiệm vụ đánh chặn.
Nhà phân tích quốc phòng Davi Axe, biên tập viên của tạp chí National Interest, cho biết ít nhất 5 lần Patriot đã thất bại trong việc đánh chặn mục tiêu. Ngày 25/3/2018, phiến quân Houthi đã bắn 7 tên lửa vào Saudi Arabia. Quân đội nước này đã phóng tên lửa Patriot PAC-2 để đánh chặn.

Co so dau mo Saudi Arabia bi tan cong anh 2
Dù có một số thất bại, Patriot vẫn là hệ thống phòng không duy nhất đánh chặn thành công tên lửa đạn đạo trong thực chiến. Ảnh: AP.
Riyadh tuyên bố đánh chặn thành công các mục tiêu, nhưng thực tế có đến 5 tên lửa Patriot trượt mục tiêu. Các video được người dân quay lại trong vụ tấn công đã cho thấy sự thất bại của Patriot. Nó gợi lại những lần thất bại của Patriot trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ nhất và cuộc xâm lược Iraq năm 2003.
Theodore Postol, nhà vật lý tại Viện công nghệ Massachusetts, một nhà phê bình hệ thống phòng không của Mỹ, nói: “Không có gì ngoài thảm họa chưa từng có đối với hệ thống vũ khí này”.
Riyadh dường như nhận ra rằng họ cần có hệ thống phòng không tốt hơn. Họ đã bày tỏ quan tâm đến hệ thống phòng không tầm xa S-400 của Nga. Hệ thống này tuy chưa từng tham chiến thực tế, nhưng có tầm bắn gấp đôi Patriot và thời gian sẵn sàng chiến đấu chỉ 5 phút, so với gần một tiếng của Patriot.
Nga thường kết hợp S-400 với hệ thống phòng không tích hợp Pantsir-S1 để đối phó với các mục tiêu tầm thấp. Pantsir-S1 đã được sử dụng để chống lại cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Syria.
“Lý tưởng nhất là Riyadh cần có hệ thống phòng thủ nhiều lớp, bao gồm các hệ thống phòng không tầm thấp như Skyshield của Đức, hay Pantsir-S1 của Nga, cho phép nhanh chóng đối phó với các mục tiêu nhỏ, bay thấp như tên lửa hành trình và drone”, Justin Bronk, chuyên gia về phòng không tại Viện dịch vụ Hoàng gia Anh nói.
Cạm bẫy chiến tranh phi đối xứng
“Những hệ thống phòng không tiên tiến nào có thể đẩy lùi mọi cuộc tấn công, câu trả lời có lẽ là không”, Omar Lamrani, chuyên gia về vũ khí tại Stratfor, tổ chức nghiên cứu tình báo địa chính trị có trụ sở tại Austin, Texas, Mỹ nói.
Saudi Arabia đã bắn hạ nhiều máy bay không người lái và tên lửa, nhưng chỉ có một số ít khu vực có thể đánh chặn bằng hệ thống phòng không. Vương quốc này là quốc gia rộng lớn với nhiều khu vực không phận không được bảo vệ.
Ngoài ra, một yếu tố khác đó là vấn đề chi phí, ngay cả quốc gia dầu mỏ giàu có như Saudi Arabia cũng không đủ khả năng để chống lại số lượng lớn máy bay không người lái giá rẻ. Mỗi quả tên lửa Patriot có giá khoảng 1 triệu USD.
Để đảm bảo đánh chặn thành công, cần bắn ít nhất 2 tên lửa cho một mục tiêu. Nếu có cuộc tấn công từ 20 tên lửa hành trình hoặc máy bay không người lái, Saudi Arabia sẽ nhanh chóng cạn kiệt kho tên lửa của mình.

Co so dau mo Saudi Arabia bi tan cong anh 3
Những mảnh vỡ từ drone và tên lửa hành trình từ vụ tấn công hôm 14/9 được Saudi Arabia trưng bày. Ảnh: AFP.
Trong quá khứ, phiến quân Houthi từng sử dụng chiến thuật bầy đàn bằng cách sử dụng nhóm máy bay không người lái để áp đảo hệ thống phòng không Patriot. Đây là minh chứng điển hình cho chiến thuật chiến tranh phi đối xứng.
Nhà phân tích Lamrani cho rằng sự thất bại của Saudi Arabia nằm ở chỗ không thể định vị và phá hủy các cơ sở, nơi xuất phát các cuộc tấn công của phiến quân Houthi. “Bạn có thể không có cái khiên, nhưng cần có thanh kiếm”, ông Lamrani nói.
Chiến tranh phi đối xứng thông qua các cuộc xung đột hiện đại đã gây khó ngay cả những quân đội được trang bị tốt nhất. Đơn cử như hệ thống phòng thủ Iron Dome tối tân của Israel cũng không thể đánh chặn tất cả rocket mà phiến quân Hezbollah bắn vào nước này.
Quân đội Mỹ phải chịu không biết bao nhiêu tổn thất từ các thiết bị nổ tự chế (IED) mà Taliban và các nhóm vũ trang khác gài trên đường hành quân của họ ở Iraq, Afghanistan.
“Phiến quân Houthi đang chiến đấu với chiến tranh phi đối xứng, bạn có thể thấy một nhóm phiến quân không có xe tăng và máy bay chiến đấu, nhưng họ đã tận dụng các chiến thuật và thiết bị rẻ tiền để tạo ra mối đe dọa đáng kể”, ông Lamrani nói.
Vụ tấn công hôm 14/9 cho thấy rằng Saudi Arabia đã không được chuẩn bị cho chiến thuật tấn công như vậy. Lực lượng phòng không Riyadh tập trung chủ yếu ở phía nam, theo hướng tấn công của phiến quân Houthi. Cuộc tấn công hôm 14/9 được xác định xuất phát từ phía bắc.
Seth Jones, chuyên gia về chống khủng bố tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, cho biết không có quốc gia nào có thể ngăn chặn hoàn toàn một cuộc tấn công độc đáo như vậy.
Ông Jones cho rằng Saudi Arabia đã chuẩn bị tốt để chống lại các mối đe dọa truyền thống, nhưng đã không chuẩn bị đầy đủ cho các mối đe dọa phi đối xứng. Patriot và các hệ thống vũ khí trị giá hàng chục tỷ USD rõ ràng không phải là lựa chọn phù hợp để đối phó với chiến tranh phi đối xứng.
Các chuyên gia cho rằng Saudi Arabia cần xem lại chiến lược xây dựng mạng lưới phòng không của họ.
Riyadh cũng cần xây dựng chiến lược răn đe để Iran tin rằng họ sẽ phải trả giá đắt cho việc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Saudi Arabia.

 

PhongFood

Xe điện
Biển số
OF-809410
Ngày cấp bằng
25/3/22
Số km
3,694
Động cơ
139,698 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Hehe. Có vẻ Nga đang tụt hơi ở Uca. Thế nên Mỹ mấy dám cấp tên lửa Patriot :D
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
Hehe. Có vẻ Nga đang tụt hơi ở Uca. Thế nên Mỹ mấy dám cấp tên lửa Patriot :D
Tụt hơi thì chưa, nhưng tụt thứ hạng. Trước đây Nga thường tự xếp mình vào hàng siêu cường, chỉ so sánh với Mỹ, bọn Anh, Pháp, Đức là chiếu dưới, Trung quốc thì ko thèm chấp. Giờ sức mạnh và kỹ thuật quân sự Nga thì so sánh với Ukraine về số lượng thì hơn, về chất lượng lại kém. Phải huy động cả từ các nguồn nước ngoài. Trung quốc giờ cũng tỏ ra coi thường cả sức mạnh cũng như kỹ thuật quân sự Nga. Chưa nói đến bọn Anh Pháp Đức..
 

greenbk

Xe buýt
Biển số
OF-48153
Ngày cấp bằng
7/10/09
Số km
531
Động cơ
464,683 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Tụt hơi thì chưa, nhưng tụt thứ hạng. Trước đây Nga thường tự xếp mình vào hàng siêu cường, chỉ so sánh với Mỹ, bọn Anh, Pháp, Đức là chiếu dưới, Trung quốc thì ko thèm chấp. Giờ sức mạnh và kỹ thuật quân sự Nga thì so sánh với Ukraine về số lượng thì hơn, về chất lượng lại kém. Phải huy động cả từ các nguồn nước ngoài. Trung quốc giờ cũng tỏ ra coi thường cả sức mạnh cũng như kỹ thuật quân sự Nga. Chưa nói đến bọn Anh Pháp Đức..
việc coi thường hay không thì cũng khó đánh giá. nó phụ thuộc vào loại vũ khí nào, thể hiện tốt hay không trên chiến trường. ví dụ về tên lửa, vũ khí tấn công quan trọng nhất, của Nga thì khả năng thực chiến cũng rất tốt, không ai dám coi thường. Về các hệ thống phòng không có thể sẽ không được đánh giá cao. Trận chiến này cũng là nơi để các tập đoàn quân sự, các quốc gia thử nghiệm vũ khí.
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,039
Động cơ
542,752 Mã lực
Tụt hơi thì chưa, nhưng tụt thứ hạng. Trước đây Nga thường tự xếp mình vào hàng siêu cường, chỉ so sánh với Mỹ, bọn Anh, Pháp, Đức là chiếu dưới, Trung quốc thì ko thèm chấp. Giờ sức mạnh và kỹ thuật quân sự Nga thì so sánh với Ukraine về số lượng thì hơn, về chất lượng lại kém. Phải huy động cả từ các nguồn nước ngoài. Trung quốc giờ cũng tỏ ra coi thường cả sức mạnh cũng như kỹ thuật quân sự Nga. Chưa nói đến bọn Anh Pháp Đức..
Nga đang chiến với cả khối Nato mà thằng Ucr chỉ là thằng ra mặt. Trên tiền tuyến thì lính Ucr, chứ còn quanh Kiv có khi cả đống linh Nato.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực
Tụt hơi thì chưa, nhưng tụt thứ hạng. Trước đây Nga thường tự xếp mình vào hàng siêu cường, chỉ so sánh với Mỹ, bọn Anh, Pháp, Đức là chiếu dưới, Trung quốc thì ko thèm chấp. Giờ sức mạnh và kỹ thuật quân sự Nga thì so sánh với Ukraine về số lượng thì hơn, về chất lượng lại kém. Phải huy động cả từ các nguồn nước ngoài. Trung quốc giờ cũng tỏ ra coi thường cả sức mạnh cũng như kỹ thuật quân sự Nga. Chưa nói đến bọn Anh Pháp Đức..
Nga giờ bị coi thường như chí phèo vì toàn đem vũ khí hạt nhân ra dọa. Kết quả trên chiến trường thì quá hạn chế
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,259
Động cơ
356,251 Mã lực
Nga đang chiến với cả khối Nato mà thằng Ucr chỉ là thằng ra mặt. Trên tiền tuyến thì lính Ucr, chứ còn quanh Kiv có khi cả đống linh Nato.
Nga biết thế mà không chấp nhận rút quân thì sẽ ngày càng bị thua nặng hơn
 

Huthasa

Xe lăn
Biển số
OF-45753
Ngày cấp bằng
7/9/09
Số km
10,039
Động cơ
542,752 Mã lực
Nga biết thế mà không chấp nhận rút quân thì sẽ ngày càng bị thua nặng hơn
Nga sẽ không rút vì rút thì thua, mà thua sẽ phải bồi thường. Nato cũng chả dám ép quá đến mức Nga thua vì quá Nga nó chơi nuc thì lúc đó Nato hết bài.
Còn em thằng nào thắng hay thua cũng đc miễn ncmnl để TG còn yên ổn làm ăn. Mệt lắm rồi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top