Thưa các cụ:
Hôm qua 02/1/2013 em cũng đã giải quyết xong vụ việc khiếu nại với việc đi sai làn Hàng Bài – Tràng Tiền (ở thớt này)
http://www.otofun.net/threads/403767-khieu-nai-di-sai-lan-hang-bai-trang-tien-tien-do-va-cach-xu-ly?highlight=
Cũng có thể kết quả vụ việc làm hài lòng một số cụ, nhưng cũng có thể không làm nhiều cụ chưa hài lòng, âu cũng là lẽ thường tình. Tuy nhiên với mục đích làm chuột bạch ở đây, em cũng hy vọng là từ nay trở đi mình sẽ nên đi như thế nào cho phù hợp (cả Lý và Tình). Thực ra với mục đích chuột bạch, xem việc đi bên phải biển cắm có vấn đề gì không, chứ không phải là làm điều gì to tát như kiểu làm sao để CSGT không bắt lỗi này ở đây, hay làm sao để CSGT không bắt lỗi A ở đây, bắt lỗi B ở kia vì việc bắt là việc của họ, mình không thể thay đổi được (trừ khi có mùa xuân mới). Ví dụ như cụ Ngocphan với clip tranh luận lỗi vượt phải đường 5, liệu mình có thể làm gì để xxx không tiếp tục phạt lỗi này nữa không? Và câu trả lời là không thể, xxx vẫn tiếp tục phạt những người khác, nhưng bài học kinh nghiệm rút ra đầy quý báu ở đây là nhiều anh em đã biết cách đối phó với xxx với lỗi vượt phải. Chính vì xem xét nhiều khía cạnh của vấn đề, sau khi đã tham khảo nhiều bạn bè và các cụ trên đây thì việc xử lý như ngày hôm qua là chấp được, . Việc già néo đứt dây cũng không phải là biện pháp hay.
Quy trình: xxx mời em lên hòa giải thông qua biên bản làm việc, rút đơn khiếu nại sau khi thông qua nội dung chính làm hài hòa cả hai bên như sau:
1. Việc khiếu nại vấn đề này là hợp lý và việc thực hiện chủ trương phân làn của Sở GTVT HN cũng là thực hiện theo quyết định của UBND TP Hà Nội, do đó xxx cũng khó có thể làm trái với QĐ của UBND TP HN. Tuy nhiên việc cắm biển do Sở GTVT HN thực hiện lại chưa hợp lý, chưa đúng với quy định của PL nên người tham gia giao thông rất khó có thể phân biệt và thực hiện đúng theo chủ trương phân làn của thành phố.
2. Sau sự việc này, để giúp cho việc phân làn đem lại hiệu quả cao và giúp người dân tham gia giao thông thuận tiện hơn, Đội Cảnh sát giao thông số 1 sẽ có văn bản kiến nghị lên Sở Giao thông Vận tải để xem xét và hoàn thiện việc cắm biển tại vị trí mà người khiếu nại bị cho là vi phạm và một số vị trí khác thuộc phạm vi phụ trách của Đội CSGT số 1.
Tất nhiên cũng có thể nhiều cụ bảo rằng BB đã lập, Quyết định đã ra thì coi như mình vẫn sai. Em khẳng định luôn là nếu em khiếu nại trước khi ra QĐ thì sự việc sẽ khác.
Qua sự việc CHUỘT BẠCH trên thì bài học kinh nghiệm rút ra hay cách ứng phó với xxx như sau:
1. Trên thực tế các cụ phải liệu cơm gắp mắm, đi làm sao cho phù hợp với thực tế, văn hóa giao thông ví dụ như bên phải biển báo thưa xe, trong khi bên trái dày đặc thì mình hoàn toàn có thể sang bên phải.
2. Trong trường hợp bị xxx hỏi thăm thì các cụ có thể vặn lại xxx ở một số khía cạnh sau:
- Biển báo này số hiệu nào, thuộc dạng biển báo nào trong 6 nhóm biển, và hiệu lực của biển như nào? Vì nếu là biển chỉ dẫn thì hiệu lực trên tất cả các làn tính từ biển sang trái, ô tô, xe máy, xe thô sơ đều được đi trên đó. Do đó , Tôi đi về bên phải biển báo thì không chịu hiệu lực của biển đó.
- Bên phải chiều đi của tôi cũng không có biển nào nói tôi không được đi vào đó.
3. Trong trường hợp xxx vẫn quyết lập BB, thì các cụ nói luôn sẽ khiếu nại và việc khiếu nại ngay sau đó sẽ mang lại kết quả tốt là xxx sẽ trả bằng cho các cụ.
4. Trong trường hợp xxx ra quyết định xử phạt thì mình tiếp tục khiếu nại. Tất nhiên là xxx sẽ tùy cơ ứng biến, ví dụ cụ ở tỉnh xa thì xxx có thể nắm thóp cụ rồi gây khó dễ, dọa nạt… làm mình nao núng. Lúc đó thì xxx có thể sẽ có nhiều tình huống xử lý.
Việc xử lý khéo léo như nào là tùy thuộc vào các cụ, chúc các cụ lái xe an toàn.
Ps: em cũng xin chân thành gửi lời cảm ơn tới cụ havu, chinhatm ... và các cụ đã ủng hộ và tư vấn cho em thực hiện chương trình này.