Cục đăng kiểm nhận định tính năng "tự động điều chỉnh nâng số vòng quay động cơ" của Ford Transit 2007 lắp ráp tại Việt Nam hoàn toàn khác với lỗi chân ga trên một số loại xe Toyota ở nước ngoài.
Trong văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải ngày 19/3, Cục đăng kiểm cho biết tính năng tự điều chỉnh nâng số vòng quay động cơ (hay còn gọi là chế độ bù ga) ở tất cả các tay số là một giải pháp kỹ thuật, được nhà sản xuất lựa chọn nhằm hỗ trợ người lái khi bắt đầu khởi hành và hạn chế hiện tượng rung, giật máy.
Tính năng này không giống với tăng tốc không kiểm soát của Toyota.
Theo thử nghiệm, động cơ sẽ tăng số vòng tua máy, nhằm giữ cho xe đi ở vận tốc giới hạn tùy theo từng tay số mà người lái không cần đạp ga. Ở số 1, tốc độ là 8 km/h và tay số 5 là 40 km/h. Quá trình tăng tốc diễn ra chậm, tài xế có thể kiểm soát được.
Mẫu Ford Transit đời 2007. Ảnh: Hữu Thọ.
"Việc xe tự di chuyển mà không cần đạp ga của Ford Transit 2007 ở các tay số thấp về cơ bản tương tự như tính năng ở rất nhiều xe lắp hộp số sàn hoặc số tự động hiện nay. Ở số 5, tốc độ tối thiểu để không bị rung giật là khá lớn 40 km/h nên để an toàn, người lái cần hiểu rõ tính năng này", văn bản viết.
Cục sẽ làm việc tiếp với Ford Việt Nam vì nhà sản xuất đã không giới thiệu chế độ bù ga ở tất cả các tay số trong tài liệu hướng dẫn và các đại lý không thông báo cụ thể cho khách hàng. Điều này vi phạm Luạt chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Tổng số 884 chiếc Transit 2007 đã được bán ra thị trường.
Trước đó, ngày 12/3, công ty cổ phần du lịch, thương mại và đầu tư Thiên Trường (Hà Nội) có những phản ánh về việc 5 chiếc Transit mua từ tháng 12/2007 bị lỗi tự tăng tốc mà không cần đạp chân ga.
Ông Đậu Xuân Ngọc, Giám đốc Thiên Trường cho rằng đó là lỗi kỹ thuật, xuất hiện ngay từ ngày mua nhưng không được đại lý giải thích rõ.
Ford Việt Nam khẳng định đây là tính năng được nhà sản xuất chủ động áp dụng, nhằm chống hiện tượng rung, giật động cơ, đồng thời hỗ trợ người lái khi khởi động và chỉ có trên các loại máy dầu TDCi Euro I.
Đến 2008, Ford lắp động cơ TDCi Euro II lên các loại Transit. Động cơ mới không có chức năng bù ga bởi đã giải quyết được vấn đề rung giật, nhờ sử dụng bộ bánh đà kép. Vì thế, việc loại bỏ không phải do lỗi mà bản chất của hai loại động cơ hoàn toàn khác nhau.
ẢNH MÔ TẢ TÍNH NĂNG BÙ GA CỦA FORD TRANSIT.
Ở số 1, khi cắt côn, vòng tua máy khoảng 800 vòng/phút (đồng hồ bên trái). Xe không chuyển động. Đây là quá trình thử trên chiếc Transit 2007 do Ford Việt Nam cung cấp.
Nhả chân côn, không tác động chân ga, xe từ từ tăng lên khoảng 8 km/h. Vòng tua máy tăng lên 1.000 vòng/phút. Quá trình tăng tốc không bị thốc và có thể điều chỉnh tốc độ nhờ thao tác nhả côn.
Thử nghiệm khi xuống dốc, xe vẫn ổn định ở 8 km/h, số 1.
Không cần tác động vào chân ga.
Ở đường bằng, tốc độ và vòng tua vẫn ổn định.
Lên dốc, tài xế vẫn không cần đạp ga.
Tốc độ và vòng tua không thay đổi. Với đa số điều kiện, việc bù ga tự động này là rất thích hợp với tài xế. Bởi họ có thể chủ động điều chỉnh tốc độ chỉ bằng thao tác côn-phanh, không cần chú ý tới chân ga.
Ở số 3, tốc độ duy trì ổn định tại 25 km/h dù không cần đạp ga. Tính năng này hoạt động trên nguyên tắc nếu nhận thấy có hiện tượng rung giật do thiếu lực kéo, động cơ sẽ tự động bù ga, đưa vòng tua lên đủ mức cần thiết (không quá 1.500 vòng/phút). Sau đó hạ dần về mức ổn định. Chẳng hạn đi ở 35 km/h, số 3 rồi đạp côn, đạp phanh để xe giảm xuống 15 km/h. Khi nhả côn, không chuyển số, động cơ sẽ tự bù ga để tăng lên khoảng 25 km/h.
Nếu khởi động ở số 3 hay số 4, xe vẫn "chết" máy như bình thường vì quá yếu, chứ không vọt lên 25 km/h.
Ở số 5, tốc độ ổn định là 40 km/h. Tốc độ này đạt được khi xe đã có vận tốc nhất định. Không phải khởi động ở số 5 là xe tăng lên 40 km/h. Khởi động ở số cao nhất này, xe chắc chắn chết máy.
Trong văn bản báo cáo Bộ Giao thông Vận tải ngày 19/3, Cục đăng kiểm cho biết tính năng tự điều chỉnh nâng số vòng quay động cơ (hay còn gọi là chế độ bù ga) ở tất cả các tay số là một giải pháp kỹ thuật, được nhà sản xuất lựa chọn nhằm hỗ trợ người lái khi bắt đầu khởi hành và hạn chế hiện tượng rung, giật máy.
Tính năng này không giống với tăng tốc không kiểm soát của Toyota.
Theo thử nghiệm, động cơ sẽ tăng số vòng tua máy, nhằm giữ cho xe đi ở vận tốc giới hạn tùy theo từng tay số mà người lái không cần đạp ga. Ở số 1, tốc độ là 8 km/h và tay số 5 là 40 km/h. Quá trình tăng tốc diễn ra chậm, tài xế có thể kiểm soát được.
Mẫu Ford Transit đời 2007. Ảnh: Hữu Thọ.
"Việc xe tự di chuyển mà không cần đạp ga của Ford Transit 2007 ở các tay số thấp về cơ bản tương tự như tính năng ở rất nhiều xe lắp hộp số sàn hoặc số tự động hiện nay. Ở số 5, tốc độ tối thiểu để không bị rung giật là khá lớn 40 km/h nên để an toàn, người lái cần hiểu rõ tính năng này", văn bản viết.
Cục sẽ làm việc tiếp với Ford Việt Nam vì nhà sản xuất đã không giới thiệu chế độ bù ga ở tất cả các tay số trong tài liệu hướng dẫn và các đại lý không thông báo cụ thể cho khách hàng. Điều này vi phạm Luạt chất lượng sản phẩm hàng hóa.
Tổng số 884 chiếc Transit 2007 đã được bán ra thị trường.
Trước đó, ngày 12/3, công ty cổ phần du lịch, thương mại và đầu tư Thiên Trường (Hà Nội) có những phản ánh về việc 5 chiếc Transit mua từ tháng 12/2007 bị lỗi tự tăng tốc mà không cần đạp chân ga.
Ông Đậu Xuân Ngọc, Giám đốc Thiên Trường cho rằng đó là lỗi kỹ thuật, xuất hiện ngay từ ngày mua nhưng không được đại lý giải thích rõ.
Ford Việt Nam khẳng định đây là tính năng được nhà sản xuất chủ động áp dụng, nhằm chống hiện tượng rung, giật động cơ, đồng thời hỗ trợ người lái khi khởi động và chỉ có trên các loại máy dầu TDCi Euro I.
Đến 2008, Ford lắp động cơ TDCi Euro II lên các loại Transit. Động cơ mới không có chức năng bù ga bởi đã giải quyết được vấn đề rung giật, nhờ sử dụng bộ bánh đà kép. Vì thế, việc loại bỏ không phải do lỗi mà bản chất của hai loại động cơ hoàn toàn khác nhau.
Trọng Nghiệp
ẢNH MÔ TẢ TÍNH NĂNG BÙ GA CỦA FORD TRANSIT.
Ở số 1, khi cắt côn, vòng tua máy khoảng 800 vòng/phút (đồng hồ bên trái). Xe không chuyển động. Đây là quá trình thử trên chiếc Transit 2007 do Ford Việt Nam cung cấp.
Nhả chân côn, không tác động chân ga, xe từ từ tăng lên khoảng 8 km/h. Vòng tua máy tăng lên 1.000 vòng/phút. Quá trình tăng tốc không bị thốc và có thể điều chỉnh tốc độ nhờ thao tác nhả côn.
Thử nghiệm khi xuống dốc, xe vẫn ổn định ở 8 km/h, số 1.
Không cần tác động vào chân ga.
Ở đường bằng, tốc độ và vòng tua vẫn ổn định.
Lên dốc, tài xế vẫn không cần đạp ga.
Tốc độ và vòng tua không thay đổi. Với đa số điều kiện, việc bù ga tự động này là rất thích hợp với tài xế. Bởi họ có thể chủ động điều chỉnh tốc độ chỉ bằng thao tác côn-phanh, không cần chú ý tới chân ga.
Ở số 3, tốc độ duy trì ổn định tại 25 km/h dù không cần đạp ga. Tính năng này hoạt động trên nguyên tắc nếu nhận thấy có hiện tượng rung giật do thiếu lực kéo, động cơ sẽ tự động bù ga, đưa vòng tua lên đủ mức cần thiết (không quá 1.500 vòng/phút). Sau đó hạ dần về mức ổn định. Chẳng hạn đi ở 35 km/h, số 3 rồi đạp côn, đạp phanh để xe giảm xuống 15 km/h. Khi nhả côn, không chuyển số, động cơ sẽ tự bù ga để tăng lên khoảng 25 km/h.
Nếu khởi động ở số 3 hay số 4, xe vẫn "chết" máy như bình thường vì quá yếu, chứ không vọt lên 25 km/h.
Ở số 5, tốc độ ổn định là 40 km/h. Tốc độ này đạt được khi xe đã có vận tốc nhất định. Không phải khởi động ở số 5 là xe tăng lên 40 km/h. Khởi động ở số cao nhất này, xe chắc chắn chết máy.
Ảnh: Trọng Nghiệp
Nguồn: vnexpress.net