Cụ tưởng đúng rồi, đây có lẽ là ảnh chụp tại khuôn viên Viện Hóa Đạo Sài Gòn, khi Cảnh sát SG đã bắt TTQ từ Huế đưa về đây.
~~~
Để hiểu gọn mạch câu chuyện rối loạn của chế độ SG, có lẽ nên bắt đầu bằng 1 viên tướng khá giang hồ hảo hán: "chuyên gia đảo chính", "loạn tướng" Nguyễn Chánh Thi; Những người liên quan khác là Ngô brothers, Thiệu, Kỳ & Trí Quang.
(Nguyễn Chánh Thi tặng hoa, chào đón Lữ đoàn TQLC số 9 QĐ Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng 9h sáng ngày 8/3/1965)
Mr Thi sinh năm 1923, Phú Vang, Thừa Thiên - Huế. Năm 1940, ông ta đi lính cho Pháp, đến tháng 3/1954, ông ta được thăng đại úy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Ngự lâm quân của Bảo Đại. Phần lớn sĩ quan từng phục vụ dưới quyền vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn đều không được Ngô Đình Diệm tin dùng. Nguyễn Chánh Thi là trường hợp đặc biệt, được điều về làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhảy dù và được Diệm cho lên thiếu tá.
Tháng 5/1955, để tỏ ra xứng đáng với ân huệ của Diệm ban cho, Nguyễn Chánh Thi đã chỉ huy quân dù dẹp tan quân Bình Xuyên tại khu vực Nancy, Trường Petrus Ký (nay là Trường Lê Hồng Phong).
Đến chiến dịch Rừng Sác, tấn công vào cứ điểm cuối cùng của Bình Xuyên, Diệm lại chỉ định Nguyễn Chánh Thi giữ chức vụ Liên đoàn phó Liên đoàn Nhảy dù và thăng lên trung tá. Chưa tròn một năm sau, tháng 2/1956, ông ta lên đại tá. Khi Liên đoàn Nhảy dù được nâng cấp thành Lữ đoàn, Nguyễn Chánh Thi trở thành vị tư lệnh đầu tiên của binh chủng này.
Đến 11/11/1960, Đáp lại ân sủng, Nguyễn Chánh Thi đã cầm đầu một nhóm sĩ quan trẻ gồm trung tá Vương Văn Đông, thiếu tá Nguyễn Triệu Hồng, thiếu tá Phan Trọng Chinh, thiếu tá Nguyễn Huy Lợi, đại úy Phan Lạc Tuyên… đảo chính nhằm hạ bệ anh em ông Diệm. Thất bại, Nguyễn Chánh Thi & bộ sậu đào thoát sang Campuchia xin tị nạn.
Đến 11/1963, Anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị lật đổ, Nguyễn Chánh Thi trở về nước và được phục hồi hàm đại tá giữ chức vụ Tư lệnh phó Quân đoàn 1, kiêm Quân khu 1, do Trung tướng Nguyễn Khánh làm tư lệnh.
Ngày 30/1/1964, Nguyễn Chánh Thi lại tham gia vào cuộc đảo chính, được ngụy trang bằng hai từ "chỉnh lý", lật đổ Dương Văn Minh, do Nguyễn Khánh cầm đầu. Để thưởng công phò trợ, Nguyễn Khánh đã cho Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh, kiêm Khu 11 chiến thuật, và thăng hàm chuẩn tướng.
Tháng 8/1964, Nguyễn Khánh ban hành Hiến chương Vũng Tàu (tức cho phép NK làm Quốc trưởng), Nguyễn Chánh Thi tuyên bố ủng hộ, nhờ đó được Khánh thăng lên thiếu tướng.
Ngày 13/9/1964, Quân đoàn 4 về làm binh biến, Nguyễn Chánh Thi đem quân về dẹp tan cuộc binh biến này, lại tiếp tục được bội thưởng chức vụ Tư lệnh Quân đoàn 1, kiêm Vùng 1 chiến thuật.
Ngày 19/2/1965, nhóm đại tá Phạm Ngọc Thảo, Lâm Văn Phát đứng lên làm đảo chính. Hội đồng tướng lĩnh đã họp khẩn cấp, đề cử Nguyễn Chánh Thi làm Tư lệnh Quân đoàn Giải phóng thủ đô, đem quân về dẹp loạn. Nhân tiện ép NK từ nhiệm & đi tị nạn.
Nguyễn Khánh đi, chiếc ghế quyền lực trở thành mục tiêu tranh chấp vô cùng gay gắt giữa 4 ông tướng trẻ: Nguyễn Văn Thiệu - Nguyễn Cao Kỳ - Nguyễn Chánh Thi - Nguyễn Hữu Có. Tính khí thất thường, cộng thêm việc ỷ mình có quá nhiều “công trạng” đối với các cuộc đảo chính và phản đảo chính liên miên; nên 3 ông tướng kia đánh giá Nguyễn Chánh Thi quá nguy hiểm, tạm thời ngồi lại với nhau, do tướng Kỳ làm lead, để triệt Thi cho bằng được.
Ngày 11/6/1965, Thủ Tướng Phan Huy Quát bất đồng với Quốc trưởng Phan Khắc Sửu trong quyết định cải tổ Nội các, nên ra lệnh giải tán chính phủ và từ chức thủ tướng. (Có lẽ cũng xuất phát từ áp lực bởi dư luận trong nước khi 2 ông thánh gật này đổ thừa lẫn nhau chịu trách nhiệm vv đã để QĐ Mỹ vào VN vào tháng 3/1965)
Hội đồng tướng lĩnh được triệu tập một phiên họp, dưới sự chủ trì của Nguyễn Văn Thiệu để tìm kiếm một nhà lãnh đạo. Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Chánh Thi vẫn là hai đối thủ nặng ký. Biết mình không được ủng hộ, Thi tuyên bố bỏ cuộc. Nguyễn Văn Thiệu được bầu làm Quốc trưởng và Nguyễn Cao Kỳ làm thủ tướng, cho tới khi thành lập nền Đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam (bầu tổng thống) vào năm 1967. Nhằm xoa dịu phần nào sự cay cú của Nguyễn Chánh Thi, tháng 10/1965, mr Thi được thăng hàm trung tướng, giữ thêm cái hư danh, Đại biểu Chính phủ Trung phần.
Ngày 6-2-1966, Chính phủ Sài Gòn họp với Tổng thống Mỹ Johnson tại Honolulu, ra Bản tuyên bố chung với những cam kết xây dựng một hiến pháp dân chủ, một chế độ dân cử mới. Nguyễn Chánh Thi vẫn không chịu ngồi yên, nuôi mưu đồ biến miền Trung thành lãnh địa riêng. Trong lãnh thổ trách nhiệm của ông ta, đặc biệt là tại Đà Nẵng, nơi Quân đoàn 1 đặt bản doanh, thường xuyên nổi lên những cuộc biểu tình chống Thiệu - Kỳ. Nguyễn Cao Kỳ không thể yên tâm khi loạn tướng Nguyễn Chánh Thi vẫn còn nắm trong tay một quân đoàn.
Ngày 10/3/1966, Nguyễn Cao Kỳ ký lệnh cách chức Nguyễn Chánh Thi vì lý do đã không ổn định được tình hình miền Trung. Tại phi trường Đà Nẵng, Nguyễn Chánh Thi đã bị trung tướng Nguyễn Hữu Có, Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng ra lệnh bắt giữ, đưa về Sài Gòn giam lỏng. Ngay hôm sau dân chúng Đà Nẵng, đa số là phật tử rầm rộ xuống đường đòi giải tán chính phủ quân sự do Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ dựng lên. Biểu tình nhanh chóng lan tỏa ra Huế, hệ thống chính quyền hai nơi này hoàn toàn tê liệt. Một số lớn đơn vị quân đội (TĐ 51, SĐ 1 BB, ...) ngả theo lực lượng biểu tình đã chính thức ly khai.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất liền ra tuyên bố đòi Ủy ban Lãnh đạo quốc gia phải phục hồi chức vụ cho các tướng lãnh có công trong cuộc “cách mạng” 1963, trả lại quyền hành cho một Chính phủ dân sự, gấp rút thành lập một Quốc hội lập hiến để soạn thảo Hiến pháp. Phật giáo gây áp lực từ 13-3-1966, sau đó phong trào chống đối chính quyền Sài Gòn lan ra đường phố. Từ ngày 23-3-1966, các cuộc đấu tranh chống Chính phủ Nguyễn Cao Kỳ và phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ gia tăng dữ dội, đặc biệt là cuộc biểu tình của 20.000 người tại Huế đòi trả chính phủ cho phái dân sự, chống Mỹ, thực thi dân chủ.
Đến tháng 5/1966, tình hình trở nên hỗn loạn. Nguyễn Cao Kỳ phải điều động 4.000 quân, bao gồm thủy quân lục chiến, nhảy dù và cảnh sát dã chiến, dưới quyền chỉ huy của Nguyễn Ngọc Loan, ra Đà Nẵng dẹp loạn. Nguyễn Cao Kỳ đưa thiếu tướng Huỳnh Văn Cao ra làm Tư lệnh Quân đoàn 1 thay Nguyễn Chánh Thi. Khi máy bay đáp xuống phi trường Tây Lộc (Huế), trung úy Nguyễn Đại Thức đã nổ súng nhắm vào ông ta, nhưng viên đạn không trúng đích. Trung úy Thức đã bị hạ sát ngay sau đó.[1]
Tới ngày 23/5, sau 1 tuần lễ trấn áp, vụ biến động miền Trung bị dẹp tan. Nguyễn Chánh Thi cùng một số quan chức khác bị bắt, giải về Sài Gòn, không phải ra tòa án binh về tội phản loạn, chỉ bị sa thải khỏi quân đội.
Ngày 31/7/1966, kẻ nổi loạn Nguyễn Chánh Thi bị áp giải ra phi trường Tân Sơn Nhất để bắt đầu cuộc sống lưu vong lần thứ hai. [2]
Tháng 2/1972, sau 6 năm tha phương, Nguyễn Chánh Thi đã tự mua vé máy bay trở về Việt Nam như một dân thường. Nguyễn Văn Thiệu đã cương quyết ra lệnh cấm, không cho ông ta bước ra khỏi máy bay và đặt chân xuống phi trường Tân Sơn Nhất. Buộc quay lại Mỹ cho đến hết đời (2007).
~~~
[1]: Ở Huế, đám tang Nguyễn Đại Thức đã biến thành một cuộc biểu tình rầm rộ. Phòng Thông tin và thư viện Hoa Kỳ bị đốt, Tổng lãnh sự Mỹ bị đập phá. Phe biểu tình do Thích Trí Quang chỉ đạo, đã tiến hành nhiều vụ tự thiêu, bàn thờ Phật xuống đường khắp nơi để cản bước đoàn quân của Nguyễn Ngọc Loan (Pháp nạn 1966). Loan ra lệnh cho binh sĩ đạp đổ hết bàn thờ để dẹp đường. Ngày 23-6-1966, một cuộc tiến công chớp nhoáng của biệt động quân vào Viện Hóa Đạo tại Sài Gòn, bắt đi hơn 150 tăng ni, Phật tử. Thích Tâm Châu ly khái nhóm Phật giáo chiến đấu. Thích Trí Quang và Thích Thiện Minh trong bệnh viện, phong trào Phật giáo không còn người lãnh đạo. Ngày 11-9-1966, cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến Việt Nam Cộng hòa được tổ chức, Phật giáo miền Nam có 34 đại diện danh nghĩa trong Quốc hội này.
[2]. Diệt xong Thi, và với việc mr Có yên phận với chức Tổng trưởng quốc phòng, Thiệu & Kỳ quay ra đấu đầu công khai cho kỳ bầu cử Tổng thống 1967. Mối thâm thù này đã thâm nhập khắp giới chính trị Nam Việt Nam vào giữa những năm 1960, với việc bộ máy quân sự và dân sự chia rẽ nội bộ, và các sĩ quan hay công chức bị ép phải tuyên bố trung thành với một bên. Đại sứ Nam Việt Nam tại Mỹ tuyên bố là người của Kỳ, cùng với Bộ trưởng Quốc phòng, Giám đốc Cảnh sát quốc gia, Đô trưởng Sài Gòn, và nhiều người khác. Không để bị lép vế, nhóm của Thiệu tuyên bố hai trong số 4 tư lệnh vùng và tham mưu trưởng quân đội đứng về phe mình.
Lợi dụng chiến dịch Tết Mậu Thân vào tháng 2/1968 (Đợt 1), Thiệu có cớ để thay thế các tay chân thân cận của Kỳ trong quân đội, tại sân bay, hải quan và các hãng tàu – các vị trí cốt yếu trong các đường dây buôn lậu vàng và thuốc phiện của cả hai phe.
Cú hạ đo ván của Thiệu đến từ một tai nạn lạ lùng: Vào tháng 6/1968, đợt 2 tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968, một trực thăng Mỹ tuần tra khu vực phố Tàu ở Sài Gòn bắn nhầm một quả tên lửa, thiêu rụi em rể của Kỳ, + chỉ huy cảnh sát của Sài Gòn và Chợ Lớn (Ng Ngọc Loan) cùng 4 quan chức cảnh sát cấp cao khác bị thương nặng, phải giải ngũ sau đó – tất cả đều là những mắt xích quan trọng trong các mạng lưới ngầm và chính trị của Kỳ. Trước đó 2 tháng, mr 8 Hà của QGP đã dinh tê như đã biết.
Loạn tướng Nguyễn Chánh Thi
cand.com.vn
Sau cao trào đấu tranh Phật giáo miền Nam năm 1963, được coi là một trong những nguyên nhân...
thinhvuongvietnam.com
Nguồn: Sean Fear, “The Feud That Sank Saigon”, The New York Times, 03/03/2017. Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp Phật giáo đối đầu Công giáo. Người miền Bắc chống lại người miền Nam. Dân sự đụng độ quân sự. Nội đô khinh rẻ ngoại thành. Người Kinh bài xích người … Continue...
nghiencuuquocte.org
Em cứ tưởng ảnh này liên quan đến vụ “bàn thờ ra đường” 65-66 gì đấy!
.