Thấy nhiều cụ nói mới 30 mà đã kế hoạch hưu sớm quá, lười đi abc là rất sai lầm. Lên kế hoạch nghỉ hưu không phải là để nghỉ mà là để biết mà cố mà cày. Trẻ thì còn cố được, thắt lưng buộc bụng được chứ càng già càng khó. càng sớm thì càng dễ thực hiện, càng muộn càng khó. Như cụ chủ thớt đây thì chưa gọi là kế hoạch, mới là một ý tưởng, chưa có kế hoạch tài chính cụ thể. Tuổi 20 chơi bời bạt mạng không tính, đến tuổi 30, khả năng tài chính bắt đầu ổn định, chính xác là thời điểm lên kế hoạch nghỉ hưu. Cơ bản là làm sao để thay thế nguồn thu nhập trực tiếp (đánh đổi bằng sức lao động) bằng nguồn thu nhập gián tiếp khi không còn đủ sức lao động, sao cho vẫn đảm bảo tiêu chuẩn sống, có nguồn dự trù nếu dính ung thư hay bệnh phải điều trị. Trừ khi các cụ xác định nghỉ hưu con cái nó lo tất thì không tính.
Ví dụ đơn giản nếu xác định 60 nghỉ hưu, sống thêm 30 năm nữa, mỗi năm 2 vc già, ví dụ, tiêu hết 120 củ, nghĩa là ở tuổi 60 phải tích lũy một lượng giá trị tầm 3,6 tỉ (tạm thời bỏ qua NPV với lạm phát cho dễ). Từ đấy mới có kế hoạch cụ thể mỗi năm bảo hiểm xã hội được bao nhiêu còn lại phải bỏ ống bao nhiêu, bán nhà về quê thì bỏ ra được bao nhiêu. Từ giờ đến lúc đó, đầu tư vào cái gì cho hiệu quả, tránh bốc hơi. Trong bức tranh đấy thì mức sống hiện tại ảnh hưởng khá nhiều đến tương lai. Với thị trường biến động mạnh như VN, lãi suất tăng giảm bất ngờ, cổ phiếu trồi sụt bất ngờ, bất động sản vỗ sóng ầm ầm thì việc tìm nơi trú ẩn cho lượng giá trị tích lũy cũng khá đau đầu, ai tính càng kỹ thì càng an toàn.
Đến 50 tuổi mới tính thì hỉ còn 10 năm, rõ ràng sẽ khó khăn hơn là 30 năm.