- Biển số
- OF-833968
- Ngày cấp bằng
- 17/5/23
- Số km
- 2,879
- Động cơ
- 657,515 Mã lực
- Tuổi
- 23
Êm thấy giá trị nhất là cái tranh treo bên phải ban thờ - nhìn từ ngoài vào.Tết những năm 9x
Êm thấy giá trị nhất là cái tranh treo bên phải ban thờ - nhìn từ ngoài vào.Tết những năm 9x
Nhà em ngày xưa cũng lọ hoa như thế.View attachment 8351332
LỌ HOA TẾT THỜI BAO CẤP !
Tết đã đến thật gần, người ta đang đếm từng ngày và với những người vợ, người mẹ đó là những ngày bận rộn với nhiều lo toan và chuẩn bị.
Nhưng với nhiều phụ nữ, tết cũng là những ngày tràn đầy không khí hạnh phúc và sự háo hức, những bà, những mẹ lại được bận rộn để thể hiện sự lãng mạn và tình yêu thiên nhiên với những lọ hoa tết của mình...
Ngày xưa thời bao cấp nghèo khó lắm, khi tết đến xuân về không phải nhà nào cũng có một cành đào to như bây giờ hay có nhà cửa rộng rãi để chơi đào, chơi hoa.
Và với họ chỉ cố gắng làm thế nào để những ngày tết đó trong nhà có được một lọ hoa là đẹp và hạnh phúc lắm rồi...
Vâng, ở cái thời bao cấp khi tết đến người ta chỉ mong ước có một lọ hoa với những bông layơn, thược dược và hoa đồng tiền điểm thêm vài cành Violet tím... một lọ hoa điển hình của cái tết thời bao cấp đó, nó như là một món ăn tinh thần của mọi người trong từng gia đình và với những lọ hoa như thế cũng chính là tết, là niềm vui khi tết đến xuân về.
Cuộc sống ngày đó rất khó khăn và vất vả, người ta luôn phải căng óc ra lo lắng và tính toán, nhưng trong mỗi gia đình người Hà nội luôn tồn tại một góc rất riêng cho sự lãng mạn, một tình yêu với hoa và thiên nhiên.
Cho dù có khổ đến đâu, cho dù có vất vả đến đâu nhất là trong những năm gian khó chiến tranh trên bom dưới đạn, người ta vẫn cố giữ cho mình một khoảng trời ấy, một góc riêng ấy với những lọ hoa thật đơn giản nhưng đẹp tuyệt vời, lọ hoa tết thời bao cấp.
Ngày xưa, vào dịp tết mặc dù thiếu thốn nhưng cái sự chơi hoa của người Hà nội đã rất tao nhã và lãng mạn.
Tôi còn nhớ, lúc đó tôi còn rất bé những ngày này mẹ tôi thường có những lọ hoa rất đẹp, tuy không nhiều loại hoa như bây giờ nhưng rất đẹp, đẹp lắm...
Mẹ tôi hay đợi đến những ngày cuối cùng của chợ hoa, có năm mãi tới tận chiều 30 tết bà mới ra chợ để mua hoa vì lúc đó hoa sẽ rất rẻ và nhiều hoa. Bà thường chọn vài bông lay ơn cùng với vài bông thược dược đủ các màu đỏ, vàng, trắng cùng một ít hoa cánh bướm mỏng mảnh và vài cành violet tím...
Với cái lọ hoa duy nhất ở trong nhà mà chỉ đến tết mới được dùng, bà lấy ra và rửa sạch sẽ rồi đến tối lúc thong thả xong công, xong việc mới ngồi cắm...
Mẹ tôi cắm hoa rất đẹp, những bông hoa layơn và những bông hoa đồng tiền, thược dược đủ các màu cùng với những cành hoa Violet màu tím làm nền... lọ hoa đó trong ngày tết được trịnh trọng bày trên bàn ở chỗ tiếp khách.
Nhiều khi tôi hay để cho tâm trí của mình trôi theo những dòng thời gian và hoài niệm, để lần mò về với những kỷ niệm và hồi ức từ cái thời bao cấp đó và tôi thấy với cuộc sống ngày nay, với những ngày tết thật đầy đủ, thừa thãi tôi lại thèm và nhớ đến những điều rất giản dị mà trong sáng, thấm đẫm tình người của những ngày xưa.
Đúng, chỉ với một lọ hoa ngày đó trong cái thời bao cấp khổ sở, người Hà nội vẫn vui vẻ và hạnh phúc, để tự tìm thấy cho mình cái ấm áp và tình yêu trong cuộc sống.
So với ngày nay với những càng đào đắt tiền, những chậu quất, giò phong lan có giá tiền hàng chục triệu đồng để khẳng định về cái sang, cái giàu thì ngày đó người ta chỉ cần một cái lọ cắm với những loài hoa dân dã như là thược dược, lay ơn, bươm bướm và violet hay đồng tiền...
Lọ hoa tết thời bao cấp, một cái đẹp đơn giản, thanh tao mà nồng ấm tình người và tình yêu, để đến bây giờ người ta chỉ còn thấy lác đác hoặc rất ít mới gặp lại được nó.
Một nét đẹp trong sáng của người Hà nội với những “lọ hoa tết thời bao cấp”.
Nhớ lắm Hà nội ơi...
Nhà em bao năm cây gì hoa gì thì vẫn có lọ hoa tết như này, mẹ em tự tay cắm, năm nay em thử ý tứ nhờ vợ cắm xem saoNhà em ngày xưa cũng lọ hoa như thế.
Và bây giờ cũng vẫn duy trì lọ hoa như thế.
Phong tục ngày xưa đúng giao thừa tất cả các nhà đều đốt 1 bánh pháo còn sáng mùng 1 nhà nào dậy trước thì đốt trước. Độ hoành tráng của bánh pháo thì tùy điều kiện gia chủ. Xưa trong xóm nhà em có nhà làm lô đề vừa giàu lại vừa đầu gấu, bánh pháo nhà nó là hàng thửa Bình Đà dài 5-6m treo từ ban công tầng 3 xuống gần chạm đất, mỗi quả pháo ngang 1 quả pháo đùng, và gắn điểm thêm mấy chục quả pháo cối to như cái ống bơ. Nhà đấy mà đốt pháo thì cả đoạn phố vài chục mét ko ai dám đi ngang vì khiếp tiếng nổ đinh tai nhức ócNhìn ảnh lại nhớ đêm giao thừa, sáng mùng 1, treo bánh pháo dài thượt trước cửa nhà xong châm lửa. Mùng 1 mở mắt dậy là cứ phải làm 1 bánh cho nó xôm
Tại thay vì cụ nhận, giờ cụ phải cho. Thay vì chơi thì giờ phải loCông nhận hồi xưa đi chúc tết FUN ra phết, em vẫn còn nhớ hồi bé được Bố - Mẹ dẫn đi chúc tết suốt mấy nagyf tết, cứ đi hết nhà này sang nhà khác, nhận tiền mừng tuổi và ăn....nhưng hồi đó rất hào hứng.
Giờ em thấy rất ngại đi chúc tết kiểu đó....thấy nó hơi nhàm nhàm.
Hôm nay mưa bay bay, nếu có thêm mùi pháo nữa là giống ký ức tết xưa
Những đồ đạc nhà này là những năm 198x...cùng lắm là đầu 199x thôi.Tết những năm 9x
khum cãi đượt.Tây nó bảo " Don't grow up, it's a trap " Có lý đấy chứ .
Các cụ bên đấy gói sớm nhỉ. Xa nhà mà có nồi bánh như vậy anh em cũng cảm nhận được tình cảm ấm áp.Tết đến là em lại nhớ da diết những bài hát hay được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam vì Tết cũng hay quanh quanh ngày 3.2. Giờ vẫn thuộc lòng và hay nghêu ngao lúc rửa bát.
"Cờ bay màu của niềm tin
Đỏ như lời hứa của mình em ơi
Suốt đời lòng dặn giữ lời
Đường dài muôn dặm chớ rời tay nhau
Trong vui sướng giữa thương đau
Màu cờ đỏ vẫn thắm màu lòng tôi..."
Hay là:
"Gửi về anh, người trai Hà Nội
Từ nơi xa xôi quê dừa em đã hẹn
Tặng anh, một bài ca mới
Trái tim em vời vợi nhớ thương..."
Em thấy mấy bài hát này giai điệu trong sáng mà ca từ rất đẹp, hát lên thấy tinh thần phấn chấn, rửa bát dẻo tay hơn hẳn.
Còn ăn Tết xưa thì khoái nhất vẫn là bánh chưng, dù rằng rửa cả trăm cái lá bằng nước lạnh cũng buốt tay phết. Lúc khoảng 12, 13 tuổi là em đã được bố mẹ giao cho việc ở nhà thì rửa lá, bóc hành, giã hành,... dần dần làm quen với tất cả các công đoạn.
Nhà em ở tập thể 5 tầng, ông già làm bên Tổng công ty Than hay đi công tác Quảng Ninh, mỗi lần về lại có ít "đặc sản" là vài cân than đá.
Đến tối 28 hay 29 thì xếp gạch thành cái bếp lò trong bếp để nấu bánh chưng. Em thì xung phong ngồi canh nồi. Nấu bằng than đá thì chỉ mất công nhóm cho bén lửa còn sau đó rất nhàn. Chỉ ngồi bên cạnh đọc truyện và đổ thêm nước.
Giờ ở tây em cũng hay làm bánh chưng, nhưng trong nhà chỉ có mình mình thích ăn nên toàn gửi tặng gia đình, bạn bè ở xa là chính.
Nấu bánh chưng cùng hội sinh viên, gần 100 cái, như của tổ phục vụ ngày xưa.
Nhân dịp có người mang giúp cho cái nồi tôn hoa thế là lại có bánh chưng.
Luộc bằng bếp ga thì nhàn nhưng không có mùi củi thơm.
Cũng tùy ở quê hay thành phố Cụ nhé. Phú thọ nhà mình những năm 1990-98 vẫn không gian này đấy.( Đại học năm 2 - 3 về quê chụp ảnh cùng nhau vẫn xem tivi đen trắng )Những đồ đạc nhà này là những năm 198x...cùng lắm là đầu 199x thôi.
Thời 199x, em nhớ là đồ đạc trong nhà đã có TV màu (phổ biến cỡ 20-21 inches), Tủ lạnh Sanyo, xe máy Honda Cup hoặc Honda Dream 2, bàn ghế cũng không còn dùng bộ như này mà dùng sofa hoặc kiểu bàn ghế gỗ nan : 1 bên ghế liền + 2 ghế rời có nan có đệm mút, tủ chè cũng khác....
Đúng rồi, ngày xưa bọn em hay gọi pháo to là pháo đùng. Nhưng ngày xưa dây nổ nhanh, châm 1 phát chạy ko kịp thì nát người. Toàn phải buộc thêm giấyPhong tục ngày xưa đúng giao thừa tất cả các nhà đều đốt 1 bánh pháo còn sáng mùng 1 nhà nào dậy trước thì đốt trước. Độ hoành tráng của bánh pháo thì tùy điều kiện gia chủ. Xưa trong xóm nhà em có nhà làm lô đề vừa giàu lại vừa đầu gấu, bánh pháo nhà nó là hàng thửa Bình Đà dài 5-6m treo từ ban công tầng 3 xuống gần chạm đất, mỗi quả pháo ngang 1 quả pháo đùng, và gắn điểm thêm mấy chục quả pháo cối to như cái ống bơ. Nhà đấy mà đốt pháo thì cả đoạn phố vài chục mét ko ai dám đi ngang vì khiếp tiếng nổ đinh tai nhức óc
Em thích nghe tiếng rao tổ tôm của các cụ ở điếm làngTết đến là em lại nhớ da diết những bài hát hay được phát trên Đài Tiếng nói Việt Nam vì Tết cũng hay quanh quanh ngày 3.2. Giờ vẫn thuộc lòng và hay nghêu ngao lúc rửa bát.
"Cờ bay màu của niềm tin
Đỏ như lời hứa của mình em ơi
Suốt đời lòng dặn giữ lời
Đường dài muôn dặm chớ rời tay nhau
Trong vui sướng giữa thương đau
Màu cờ đỏ vẫn thắm màu lòng tôi..."
Hay là:
"Gửi về anh, người trai Hà Nội
Từ nơi xa xôi quê dừa em đã hẹn
Tặng anh, một bài ca mới
Trái tim em vời vợi nhớ thương..."
Em thấy mấy bài hát này giai điệu trong sáng mà ca từ rất đẹp, hát lên thấy tinh thần phấn chấn, rửa bát dẻo tay hơn hẳn.
Còn ăn Tết xưa thì khoái nhất vẫn là bánh chưng, dù rằng rửa cả trăm cái lá bằng nước lạnh cũng buốt tay phết. Lúc khoảng 12, 13 tuổi là em đã được bố mẹ giao cho việc ở nhà thì rửa lá, bóc hành, giã hành,... dần dần làm quen với tất cả các công đoạn.
Nhà em ở tập thể 5 tầng, ông già làm bên Tổng công ty Than hay đi công tác Quảng Ninh, mỗi lần về lại có ít "đặc sản" là vài cân than đá.
Đến tối 28 hay 29 thì xếp gạch thành cái bếp lò trong bếp để nấu bánh chưng. Em thì xung phong ngồi canh nồi. Nấu bằng than đá thì chỉ mất công nhóm cho bén lửa còn sau đó rất nhàn. Chỉ ngồi bên cạnh đọc truyện và đổ thêm nước.
Giờ ở tây em cũng hay làm bánh chưng, nhưng trong nhà chỉ có mình mình thích ăn nên toàn gửi tặng gia đình, bạn bè ở xa là chính.
Nấu bánh chưng cùng hội sinh viên, gần 100 cái, như của tổ phục vụ ngày xưa.
Nhân dịp có người mang giúp cho cái nồi tôn hoa thế là lại có bánh chưng.
Luộc bằng bếp ga thì nhàn nhưng không có mùi củi thơm.
Bọn em thì gọi là pháo cốiĐúng rồi, ngày xưa bọn em hay gọi pháo to là pháo đùng. Nhưng ngày xưa dây nổ nhanh, châm 1 phát chạy ko kịp thì nát người. Toàn phải buộc thêm giấy
Không biết các cụ sao chứ thời đó em còn bé nhưng đã ý thức được rủi ro nên không bao h em châm ngòi trực tiếp từ bật lửa hay diêm vào ngòi.Hồi bé em cũng thích đốt pháo ngày tết....nhưng giờ nghĩ lại thấy nguy hiểm và rủi ro. Nhiều trẻ em bị cụt tay, mù mắt, nhiều vụ xe khách bị nổ do hành khách vận chuyển thuốc pháo....ba la bô lô...
Nói chung, cấm pháo nổ là đúng.
Đốt pháo nổ, điếc tại, rác nhà, bẩn đường phố.
Lọ hoa tết của nhà em đây. Vợ em cũng gái HN, hoài niệm tết xưa nên năm nào cũng 1 bình hoa phong cách xưa.View attachment 8351332
LỌ HOA TẾT THỜI BAO CẤP !
Tết đã đến thật gần, người ta đang đếm từng ngày và với những người vợ, người mẹ đó là những ngày bận rộn với nhiều lo toan và chuẩn bị.
Nhưng với nhiều phụ nữ, tết cũng là những ngày tràn đầy không khí hạnh phúc và sự háo hức, những bà, những mẹ lại được bận rộn để thể hiện sự lãng mạn và tình yêu thiên nhiên với những lọ hoa tết của mình...
Ngày xưa thời bao cấp nghèo khó lắm, khi tết đến xuân về không phải nhà nào cũng có một cành đào to như bây giờ hay có nhà cửa rộng rãi để chơi đào, chơi hoa.
Và với họ chỉ cố gắng làm thế nào để những ngày tết đó trong nhà có được một lọ hoa là đẹp và hạnh phúc lắm rồi...
Vâng, ở cái thời bao cấp khi tết đến người ta chỉ mong ước có một lọ hoa với những bông layơn, thược dược và hoa đồng tiền điểm thêm vài cành Violet tím... một lọ hoa điển hình của cái tết thời bao cấp đó, nó như là một món ăn tinh thần của mọi người trong từng gia đình và với những lọ hoa như thế cũng chính là tết, là niềm vui khi tết đến xuân về.
Cuộc sống ngày đó rất khó khăn và vất vả, người ta luôn phải căng óc ra lo lắng và tính toán, nhưng trong mỗi gia đình người Hà nội luôn tồn tại một góc rất riêng cho sự lãng mạn, một tình yêu với hoa và thiên nhiên.
Cho dù có khổ đến đâu, cho dù có vất vả đến đâu nhất là trong những năm gian khó chiến tranh trên bom dưới đạn, người ta vẫn cố giữ cho mình một khoảng trời ấy, một góc riêng ấy với những lọ hoa thật đơn giản nhưng đẹp tuyệt vời, lọ hoa tết thời bao cấp.
Ngày xưa, vào dịp tết mặc dù thiếu thốn nhưng cái sự chơi hoa của người Hà nội đã rất tao nhã và lãng mạn.
Tôi còn nhớ, lúc đó tôi còn rất bé những ngày này mẹ tôi thường có những lọ hoa rất đẹp, tuy không nhiều loại hoa như bây giờ nhưng rất đẹp, đẹp lắm...
Mẹ tôi hay đợi đến những ngày cuối cùng của chợ hoa, có năm mãi tới tận chiều 30 tết bà mới ra chợ để mua hoa vì lúc đó hoa sẽ rất rẻ và nhiều hoa. Bà thường chọn vài bông lay ơn cùng với vài bông thược dược đủ các màu đỏ, vàng, trắng cùng một ít hoa cánh bướm mỏng mảnh và vài cành violet tím...
Với cái lọ hoa duy nhất ở trong nhà mà chỉ đến tết mới được dùng, bà lấy ra và rửa sạch sẽ rồi đến tối lúc thong thả xong công, xong việc mới ngồi cắm...
Mẹ tôi cắm hoa rất đẹp, những bông hoa layơn và những bông hoa đồng tiền, thược dược đủ các màu cùng với những cành hoa Violet màu tím làm nền... lọ hoa đó trong ngày tết được trịnh trọng bày trên bàn ở chỗ tiếp khách.
Nhiều khi tôi hay để cho tâm trí của mình trôi theo những dòng thời gian và hoài niệm, để lần mò về với những kỷ niệm và hồi ức từ cái thời bao cấp đó và tôi thấy với cuộc sống ngày nay, với những ngày tết thật đầy đủ, thừa thãi tôi lại thèm và nhớ đến những điều rất giản dị mà trong sáng, thấm đẫm tình người của những ngày xưa.
Đúng, chỉ với một lọ hoa ngày đó trong cái thời bao cấp khổ sở, người Hà nội vẫn vui vẻ và hạnh phúc, để tự tìm thấy cho mình cái ấm áp và tình yêu trong cuộc sống.
So với ngày nay với những càng đào đắt tiền, những chậu quất, giò phong lan có giá tiền hàng chục triệu đồng để khẳng định về cái sang, cái giàu thì ngày đó người ta chỉ cần một cái lọ cắm với những loài hoa dân dã như là thược dược, lay ơn, bươm bướm và violet hay đồng tiền...
Lọ hoa tết thời bao cấp, một cái đẹp đơn giản, thanh tao mà nồng ấm tình người và tình yêu, để đến bây giờ người ta chỉ còn thấy lác đác hoặc rất ít mới gặp lại được nó.
Một nét đẹp trong sáng của người Hà nội với những “lọ hoa tết thời bao cấp”.
Nhớ lắm Hà nội ơi...
Kí ức của em, bọn e chưa bh dc đốt pháo ngày tết. Nhà cũng toàn chị em gái nên cũng ko nghịch đi mua đồ về chế pháo, mà cũng chẳng có tiền để mua nguyên liệu, và ko biết làm ntn. Bố mẹ em cũng kbh ko mua, chắc vì cũng ăn còn chưa đủ no, mặc còn chưa đủ ấm thì tiền đâu mua pháo. Nên với em, những cảnh nổ pháo đó chỉ có trong tivi thôi.Tết xưa trẻ con chỉ thích mỗi pháo. Hồi cấp 2 thỉnh thoảng cả hội lại rủ nhau đạp xe lên Bình Đà mua pháo, rồi dọc đường hay bị trấn lột pháo... Mua thuốc, mua pháo xong về bao nhiêu báo cũ, sách vở cũ đem ra quấn bằng sạch. Mà nghĩ lại giờ cũng kinh, kẹp đùi nhồi pháo như đúng rồi, đốt thì nổ lở hết cả gạch dưới sân khu tập thể. Pháo từ nhỏ đến lớn gọi là cầu 4-5-6... rồi cối, rồi đùng, rồi nhị thanh đủ cả. Đêm giao thừa trời mưa nồm ẩm đốt xong bánh pháo khói ngộp không thở nổi nhưng mà phê