Vậy là cụ dùng phân tần thụ động, nối cầu rồi dùng 1 pow đánh cả 3 dải hay dùng crossover chia tần rồi sau đó khuếch đại từng dải bằng 3 amp?Dưới cùng là Sub hơi, giữa là loa chính, trên cùng mới mua là 2 dải trung cao và treble.
Vậy là cụ dùng phân tần thụ động, nối cầu rồi dùng 1 pow đánh cả 3 dải hay dùng crossover chia tần rồi sau đó khuếch đại từng dải bằng 3 amp?Dưới cùng là Sub hơi, giữa là loa chính, trên cùng mới mua là 2 dải trung cao và treble.
Dùng 1 đẩy và 3 loa nối cầu cụ ạ.Vậy là cụ dùng phân tần thụ động, nối cầu rồi dùng 1 pow đánh cả 3 dải hay dùng crossover chia tần rồi sau đó khuếch đại từng dải bằng 3 amp?
Thực những thứ em biết về karaoke chưa chắc đã đúng hết, mà hiểu biết về đồ karaoke của em gần đây đang thay đổi khá nhiều!
Trước đây em nghĩ karaoke khác hẳn đồ nghe nhạc thường, vì ai sử dụng giàn nghe nhạc (loại khá trở lên) để hát sau 1 thời gian đều bỏ. Bộ giàn nghe nhạc của em không dùng các nút tone, chỗ nào cho phép bypass mạch tone (direct) em đều sử dụng. Không bao giờ em nghĩ đến việc cắt tần số mà chỉ tìm những chỗ gây tiếng ù, hay đánh lạc hướng âm để đặt thêm cục tiêu âm hay tán âm.
Cũng đã lúc nghĩ mấy cái vang số đa di năng thay được hoàn toàn các cục rời.
Nhưng khi dùng mấy cái vang số khác nhau (loại trung của JBL, Tripath, BK,...) thấy effect của chúng rất khác nhau nên mới thử echo rời và thấy khả năng tùy chỉnh của echo rời không chỉ hơn hẳn mà effect của nó cũng rõ ràng hơn của mấy cái vang số tầm trung kia.
Tất nhiên những cái vang cao cấp thì chúng sẽ được đầu tư tốt hơn rất nhiều và chắc chúng sẽ thay thế được các cục rời giá không quá cao. Nhưng giá chúng cũng lại rất cao.
Hiểu thêm về remix bắt đầu khi nghịch cái phần mềm Cubase. Nghịch thì phải tìm đọc mới biết là âm hình của 1 bản nhạc được tạo ra lúc họ mix và effect đóng vai trò lớn để người mix đặt vị trí cho các nhạc cụ. Và quan trọng nhất là hiểu được các thể loại tiếng reverb và các thông số của chúng để chỉnh cho phù hợp với điều kiện và yêu cầu của mình.
Tiêu chí của em là không mua đồ đắt mà chỉ đồ phù hợp. Nghe để mày mò tìm hiểu.
Ví dụ cái cục Alesis Midiverb 4 có hơn 9 chục chương trình cài đặt sẵn cho phép người dùng sử dụng để điều chỉnh rồi nhớ lại ở hơn 9 chục cách khác nhau. Nó cho phép người dùng cài đặt hỗn hợp reverb và echo. Hỗn hợp chung reverb và echo hoặc riêng biệt một kênh cho reverb kênh còn lại cho eho hoặc chỉ reverb hay echo. Nếu sử dụng cả reverb và echo của nó thì mỗi 1 effect được giành cho 2 trang, mỗi trang có 4 tùy chỉnh (tổng cộng 8 tùy chỉnh cho mỗi effect). Còn chỉ sử dụng 1 effect của nó thì cả 4 trang, tức là có hẳn 16 tùy chỉnh. Đó là 16 thông số có thể thay đổi cho reverb hay echo, tương đối đủ cho các thể loại nhạc và ý thích khác nhau, ngoài việc khi chọn reverb của nó thì còn có thể lựa chọn loại reverb nữa!
Em vừa ghi tạm lại bằng cái điện thoại Pixel. Micro của nó không bắt được tiếng bass. Tiếng trép có vẻ đỡ hơn một chút, nhưng hơi đục.
Cubase trong cái laptop lại không nhận mixer Yamaha, chắc em sẽ thử lại với cái soundcard Focusrite. Nếu được sẽ ghi lại, dùng micro chuyên thu âm có đáp tuyến tần rộng sẽ nghe được đúng hơn!
Em đã có cách để dùng điện thoại với cái láp và micro giải rộng chuyên phòng thu. Dùng micro này khác với micro hát, ít định hướng hơn và gần như không khử độ ồn nên phản ánh đúng môi trường âm thanh hơn (và nó hầu như không sử dụng trong phòng karaoke được)!
Nhưng chiều tối mới ghi được vì tầng dưới con bé út đang học để thi các môn năm cuối trước khi đi du học. Nhà em do công việc mà chủ cũ làm tường cách âm ra xung quanh rất tốt, nhưng tiếng bass dội sàn vẫn quá mạnh mà phòng nó ngay tầng dưới.
Tối qua phải về trông bà già, hôm nay mới lên ghi được.
Cái format clip fây không nhận lại phải dùng Premiere chuyển đổi mới úp được (lười mang tripod lên, em đặt cái micro lên cái túi đựng laptop. Hạ độ nhạy của nó ở mức -10dB để tránh clip)!
Những gì mà 2 cụ nói trên thì em hiểu là cc đang dùng Amly khuếch đại âm thanh và dùng phân tần để khuếch đại từng dải tần. Đấy là mô hình KROK kiểu cũ thôi, giờ KROK hiện đại chỉ cần cục vang nó xử lý hết các vđ trên và đưa vào cục đẩy CS chỉ mỗi nhiệm vụ phóng to âm thanh là đủ.Cụ chụp hơi nhòe, nhìn k rõ nhưng có vẻ đây là cặp sub hơi đấy chứ? Cụ chơi từng dải thế này thì tốn amp lắm
Em chưa hiểu cách bác nối cầu cho 3 loa!Dùng 1 đẩy và 3 loa nối cầu cụ ạ.
Bộ của em chỉ có 1 đẩy, 1 vang, 1 nâng tiếng và 1 bộ mic. Nhưng cái bộ nâng tiếng đấu vào hay bị rú rít mic và cảm giác hát ko hay nên em bỏ.
Còn đây là mặt sau cục đẩy CS: Chỉ có 2 cổng vào 4 cổng ra (2 kiểu jack cắm)
Đây là các cục Mic, Vang, Nâng tiếng (bỏ ko dùng) ...chỗ cục vang kia có 1 cổng Sub bass dùng cho Sub điện
Đấy không phải là kiểu cũ hay kiểu mới, mà là phân tần thụ động hay chủ động.Những gì mà 2 cụ nói trên thì em hiểu là cc đang dùng Amly khuếch đại âm thanh và dùng phân tần để khuếch đại từng dải tần. Đấy là mô hình KROK kiểu cũ thôi, giờ KROK hiện đại chỉ cần cục vang nó xử lý hết các vđ trên và đưa vào cục đẩy CS chỉ mỗi nhiệm vụ phóng to âm thanh là đủ.
...
Em chụp 1 vế thôi ạ, 3 loa 1 bên.Em chưa hiêu cách bác nối cầu cho 3 loa!
Và chắc bộ của bác đang đánh mono.
Nếu bộ là mono, sao phía sau vang có đường ra SUB bác không lấy tín hiệu đó đưa vào 1 kênh của đẩy để nó kéo cái SUB. Ở cái vang, bác đặt tần số đường SUB cho vừa ý.
Còn lấy kênh trái đường ra main cho san kênh kia của đẩy để kéo mấy cái loa. Nếu trở kháng loa chính đủ 8 ôhm bác đấu trực tiếp 2 dây +/- vào cọc loa, trích từ 2 dây đó để có 2 dây +/- tiếp cho 2 loa mới. Chắc từ đây bác sẽ phải làm 2 bộ phân tần thụ động, tần số như của cái trung cao và cái trép chập lại, trở kháng cả phần này phải bằng hay lớn hơn 8 Ôhm.
Hoặc đơn giản hơn, bác mua 1 cái điên trở độ 5 chục W, từ 4-6 Ôhm đấu dây dương từ sau cọc loa lên rồi đấu đầu kia của điện trở với cọc + loa, dây còn lại với cọc kia. Cho loa trép bác cũng làm như vậy, nhưng thay điện trở bằng 1 cái tụ 2,2uF!
Ăn nhau ở bộ loa bác ạ, bộ A10 của em công nghệ khá mới nên nghe hay lắm.Đấy không phải là kiểu cũ hay kiểu mới, mà là phân tần thụ động hay chủ động.
Nhưng chủ động hay thụ động thì cho 1 nhóm loa cùng vùng tần số hoạt động phải được phân tầng riêng.
Phân tần chủ động (tín hiệu được lọc tần số bằng mạch điện tử) trước đầu vào sẽ không làm hao tổn công suất của âm ly, Nhưng ở cọc loa âm ly chỉ phát ra âm thanh trong vùng tần số được đưa vào.
Còn phân tần thụ đông sau đầu ra công xuất sẽ làm hao tổn công suất âm ly. Thường mạch phân tần thụ động được đặt bên trong thùng loa và sự hao tổn công suất qua nó đóng vai trò khá lớn với độ nhạy của loa. Loa nhiều đường tiếng với đáp tuyến tần số phẳng thường có độ nhạy thấp, vì họ cắt tần số ở những chỗ giao nhau rất dốc!
Bác đang tả về kiểu mới, nhưng cái loa chính em không nói (vì chúng luôn có phân tần bên trong dùng cách thụ động bằng cuộn dây, tụ điện và điện trở), còn bass thụ động, 2 cái loa mới như bác mô tả chắc là chúng đã có phân tần thụ động bên trong nó. Nếu đấu trực tiếp cái trép sẽ cháy ngay khi có tiếng nhạc.Em chụp 1 vế thôi ạ, 3 loa 1 bên.
Cái đường Bass ở vang là dùng cho Sub điện, đẩy của em là 2 kênh nên tín hiệu chung xong ra loa nó tự lọc tần.
Bộ kiểu ntn giờ phổ biến nên thợ họ đấu ko nhầm đâu, với lại còn tai nghe của mình nữa
- Vâng, cái loa chính là loa toàn dải, nếu em vứt cục Sub và cụ Treble thì vẫn nghe hay tuy nhiên khi lắp thêm Sub và Treble vào nó tự tách ra nghe hay hơn và âm bass, âm treble chắc hơn hẳn.Bác đang tả về kiểu mới, nhưng cái loa chính em không nói (vì chúng luôn có phân tần bên trong dùng cách thụ động bằng cuộn dây, tụ điện và điện trở), còn bass thụ động, 2 cái loa mới như bác mô tả chắc là chúng đã có phân tần thụ động bên trong nó. Nếu đấu trực tiếp cái trép sẽ cháy ngay khi có tiếng nhạc.
Em chưa biết cụ thể cách phân tần của mấy cái loa này, nhưng nói chung, càng nhiều đường tiếng, cắt càng dốc (thì càng phải thoát nhiều với các tần số không mong muốn) hao tổn công suất âm ly càng lớn.
Mạch Sub ra là tín hiệu đã được phân tần bằng mạch điện tử bên trong cái vang.
Có 1 điều là, trừ loa bass (nhưng với lọai loa sử dụng nhiều công suất này họ thường dùng phân tần chủ động) thì loa karaoke thường có độ nhạy cao hơn loa nghe nhạc, vì chúng hay sử dụng loa bass là dạng driver toàn dải, đấu trực tiếp không qua phân tần với cọc loa!
Không cụ. Karaoke chia ra 2 phần: công nghệ karaoke và cách phối ghép. Em đang bận giải quyết hậu quả con Yagi, tối về sẽ chém hầu các cụ.Những gì mà 2 cụ nói trên thì em hiểu là cc đang dùng Amly khuếch đại âm thanh và dùng phân tần để khuếch đại từng dải tần. Đấy là mô hình KROK kiểu cũ thôi, giờ KROK hiện đại chỉ cần cục vang nó xử lý hết các vđ trên và đưa vào cục đẩy CS chỉ mỗi nhiệm vụ phóng to âm thanh là đủ.
Và vì thế bộ hát qua hệ thống Mixer+ Amply nó sẽ yếu hơn và hát mệt hơn là dùng vang + cục đẩy.
Vâng, cụ chắc nghiên cứu sâu chém cho em phần em phát biểu theo cái mình nhìn nhận đc qua thực thế xem có đúng ko nhé?Không cụ. Karaoke chia ra 2 phần: công nghệ karaoke và cách phối ghép. Em đang bận giải quyết hậu quả con Yagi, tối về sẽ chém hầu các cụ.
- Sở dĩ em phân biệt kiểu cũ mới là do:
Nếu bác hay đi hát KROK sẽ thấy ngày xưa họ dùng cái Amply có mixer kiểu như Jaguar xong kết nối với bộ chọn bài và loa. Nhưng sau đó (em nhớ khoảng 2012 trở về đây) thì 100% phòng hát KROK tiêu chuẩn đều thay bằng Vang + Cục đẩy công suất.
Lý do là dùng Amply thì có vẻ xử lý âm thanh nó khó hơn khi trộn tín hiệu lời hát vào và Amply thì thiết kế phức tạp hơn, cùng công suất thì Amply đắt hơn cục đẩy CS nhiều.
Và cái cục vang nó dùng vi xử lý âm thanh có lập trình tiên tiến hơn vì thế dùng cho KROK thì dễ làm tròn và hòa trộn giữa lời và nhạc tốt hơn.
Hát KROK thì ko yêu cầu cao như nghe nhạc do môi trường ồn ào với mức độ thẩm âm chỉ cần tương đối vì vậy dùng bộ vang + đẩy nó hiệu quả hơn về mặt chi phí lẫn yêu cầu. Còn nghe nhạc thì cần chất lượng tốt hơn, nghe phải chính xác hơn từng dải tần, vì thế Amply nó thiết kế phức tạp hơn để phục vụ nghe nhạc là chính.
Chúng không tự tách được bác ạh!- Vâng, cái loa chính là loa toàn dải, nếu em vứt cục Sub và cụ Treble thì vẫn nghe hay tuy nhiên khi lắp thêm Sub và Treble vào nó tự tách ra nghe hay hơn và âm bass, âm treble chắc hơn hẳn.
Cái ví dụ này của bác giống như so sánh 1 cái âm ly đầy đủ (intergrated amplifier) và 1 bộ cả pre và power.Sở dĩ em phân biệt kiểu cũ mới là do:
Nếu bác hay đi hát KROK sẽ thấy ngày xưa họ dùng cái Amply có mixer kiểu như Jaguar xong kết nối với bộ chọn bài và loa. Nhưng sau đó (em nhớ khoảng 2012 trở về đây) thì 100% phòng hát KROK tiêu chuẩn đều thay bằng Vang + Cục đẩy công suất.
...
Em hiểu như này:Vang có cơ và vang số. Vang cơ + cục đẩy cũng giống như 2 phần tạo effect (echo + equalizer) và âm ly của cái Jaguar, nhưng đóng rời trong 2 cái vỏ khác nhau. Vang số thì họ số hóa các mạch tạo effect của vang cơ. Rất nhiều cục effect rời bây giờ cũng được số hóa!
Em tưởng nhà SX họ xử lý cái này = bộ Equallizer rồi chứ nhỉ?Nhưng đúng ra thì chẳng cái loa nào cả dải cao lẫn giải thấp của chúng rơi được bụp 1 cái như thả hòn đá. Mà âm lượng sẽ thấp dần. Khi bác dùng 2 cái loa để hỗ trợ nhau sẽ có 1 dải tần số của 2 cái loa chồng lên nhau. Đáp tuyến tần số chung của 2 cái đi qua vùng này sẽ lồi lên, do vùng tần số này cả 2 cái cùng phát (nghe to hơn những vùng khác). Người ta làm ra phân tần với mục đích để cái vùng này phẳng lại, để tiếng loa phát ra thật hơn (và cách làm phân tần thụ động là họ cho thoát bớt âm thanh thừa của vùng tần số chồng nhau nên mới làm cho độ nhạy của loa kém đi).
Công nghệ riêng phần karaoke thì em k bàn đến vì bây giờ nó phát triển rất nhanh. Cái em muốn đề cập ở đây là cách phối ghép giữa loa và amply. Như bộ của cụ, nó là cách phối đơn giản nhất bởi nó chỉ đơn thuần là khuếch đại 2 kênh sterreo (em k nói đến chất lượng vì nhiều bộ stereo chất âm cực đỉnh)Vâng, cụ chắc nghiên cứu sâu chém cho em phần em phát biểu theo cái mình nhìn nhận đc qua thực thế xem có đúng ko nhé?
Kiểu như bộ 5.1, 7.1 pk cụ?Rộng ra, còn có cách đánh monoblock. Với cách này, mỗi tăng âm sẽ phụ trách khuếch đại 1 kênh. Cách này vẫn không nhất thiết phải cần đến crossover (phân tần) vì người ta sẽ dùng luôn phân tần thụ động của chính cặp loa.
Cầu kỳ hơn, người ta sẽ chơi khuếch đại từng giải tần. Để chơi đc cách này buộc phải có phân tần chủ động (nôm na là tiền khuếch hay "rề"). Âm thanh đc lấy từ nguồn phát, qua cross rồi sẽ đc chia ra từng giải tần số, ví dụ: cao, trung (trung cao- trung trầm), trầm. Những dải tần này sẽ được đưa đến các cặp loa tương ứng, phụ trách từng dải riêng và đc khuếch đại lên bởi vài con tăng âm (cặp loa của cụ có thể ghép đc cách này và sẽ tốn 3 amply).
Phức tạp hơn nữa, người ta sẽ dùng multi amply. Lấy luôn ví dụ cặp loa của cụ, nếu xài multi amp thì sẽ mất 6 tăng âm (k tính cho sub hơi). Cách này thực sự cầu kỳ và tốn xèng. Để cảm nhận rõ nhất, cụ có thể ra Nhà hát lớn mỗi khi có sự kiện. Ở đấy đa số họ sẽ dùng cách phối multi amply.
Cắt tần số trong vang số bác ạh.Các cụ cho e hỏi, e đang dùng vang K7 có nên nâng cấp lên Mixer Flow8 hay lên luôn Mixer XR12( Gần gấp đôi tiền)
E cũng ko chuyên thích thỉnh thoảng vừa hát vừa chỉnh chọt qua máy tính
Cụ coolpix8700 dùng phần mền gì để cắt tần số vậy?
Không phải là equalizer mà là các bộ filter hay crossover nếu là phân tần chủ động hoặc mấy cái cuộn dây, tụ diện, điện trở nếu là phân tần thụ động.Em tưởng nhà SX họ xử lý cái này = bộ Equallizer rồi chứ nhỉ?
Ko cụ, em hỏi Cụ dùng phần mền gì để đo tần số ko phù hợp xong mới cắt ở vang Cụ ạ, em hay dùng Sonic ToolsCắt tần số trong vang số bác ạh.
Nếu cơ thì họ hay dùng mấy cái equalizer (có các cần gạt).
Trên kia em muốn giới thịu giải pháp mà rất nhiều người gặp khi đặt bộ karaoke ở những cái phòng mà không thể đặt các cục tiêu âm ví dụ như ở phòng khách!