K9 - Vùng đất thiêng.

mr.tuconverse

Xe tải
Biển số
OF-113723
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
410
Động cơ
392,000 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Bác Hồ và vùng đất thiêng K9

Ít ai biết, Bác đã chọn một nơi để nghỉ ngơi và làm việc giữa núi rừng Sơn Tây từ năm 1957. Sau này là nơi đầu tiên lưu giữ thi hài Bác… Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Bác Hồ lường trước thời cuộc, đã cử ông Nguyễn Lương Bằng trở lại Việt Bắc để chuẩn bị căn cứ địa kháng chiến.
Còn việc chuẩn bị chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ, Người đã tính trước ít nhất là 7-8 năm.
Vùng đất thiêng
Lần đầu lên thăm Di tích K9 - Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội.Tôi được nghe giới thiệu qua về thời gian và địa hình nơi đây.Từ thuở khai thiên lập địa tới nay, vùng núi sông Ba Vì Sơn Tây vẫn là tâm điểm địa linh của đất nước.
Sông Đà, Sông Hồng đưa “Thủy Tinh” về đây chịu khuất phục “Sơn Tinh” – Tản Viên Sơn càng bồi đắp khí thiêng non sông đời đời bền vững.
Bây giờ, cả vùng này đang trở thành khu du lịch văn hóa nghỉ ngơi lý tưởng. Chứ vào những năm 1955 – 1957, nơi đây còn hoàn toàn hoang vắng.
Bác Hồ đã đôi lần qua đây thăm, dự tập trận của mấy đơn vị quân đội. Chính trưa 19/5/1957, Bác cùng 3 người đi theo đã nghỉ lại, đem cơm nắm ra ăn tại cụm đá chông “vợ – chồng – con” : ba tảng đá nhọn to – vừa – nhỏ.
Nay cụm đá này đã được bê tông hóa, có bậc lên xuống, có chỗ thắp hương để nhớ Bác. Đây được coi là nơi đầu tiên, ngày đầu tiên Bác Hồ đi khảo sát và cắm đất xây dựng khu sơ tán mà tới tận hôm nay chúng ta mới biết: Bác sơ tán thuở sinh thời và cả khi gìn giữ thi hài của Bác. Vùng đất thiêng của đất nước đã che chở cho Bác.
Thiết kế ban đầu của Bác được giao cho Cục doanh trại Tổng cục Hậu cần thi công chỉ gồm nhà sàn – ngược lên cách cụm ba đá chông chừng 300 mét, một nhà họp và làm việc, bên dưới có hệ thống hầm ngầm kiên cố và mấy ngôi nhà cấp bốn xung quanh dành cho anh em cảnh vệ, phục vụ. Đến năm 1960, ngày càng lộ rõ, chứng minh dự báo đúng đắn của Bác về việc Mỹ sẽ lao sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Cơ sở K9 được củng cố, mở rộng, nhà xây, bê tông hóa hầm ngầm.
Nhưng, vẫn giữ nguyên vị trí cũ – những nơi tự Bác tìm hướng cắm đất cho mỗi công trình. ở đây, cây cối Người dặn phải giữ lại, không được chặt phá. Ngay cửa vào ngôi nhà có phòng họp, phòng y tế đặc biệt giữ gìn thi hài của Bác sau này, bên dưới là hầm ngầm.Quanh nhà sàn Bác thiết kế rải sỏi để Bác cháu tập thể dục chân trần massage bàn chân. Sỏi còn giúp cảnh giới, đêm đêm người lạ xâm nhập sẽ gây tiếng động lạo xạo.
Trên gác hai có phòng dành riêng cho khách quốc tế đặc biệt : Mới chỉ có phi công vũ trụ Ghecman Titôv và phu nhân cố Thủ tướng Chu Ân Lai Đặng Dĩnh Siêu sang thăm nghỉ ở đây một lần.
Thường vào dịp sinh nhật Người 19/5, Bác lên đây để tránh việc chúc thọ không cần thiết, và Bác lên nhiều từ khi Người đề nghị với Bộ Chính trị bố trí để Bác vào miền Nam…
Kế hoạch tập luyện đôi chân
Từ mùa hè 1966, sau lần đi thăm Thái Bình về, Bác bị cảm, bị co thắt động mạch não, liệt nhẹ nửa người bên trái, Bác phải hết sức kiên trì tập luyện để đi lại.
Ngày ngày Bác chống gậy đi bộ từ nhà sàn sang nhà ăn bên kia ao, kiên quyết không chịu để đồng chí Cẩn phục vụ cơm nước cho Bác mang sang nhà sàn.
Khi đi lại khá hơn, Bác bắt đầu lên K9 tập leo dốc (chứ không phải tập ở núi Nùng vườn Bách Thảo như có thông tin đã nêu - ông Vũ Kỳ đề nghị cải chính).
Dốc đây là từ dưới mép nước sông Đà lên nhà sàn, dốc thoai thoải, nay đã được lát bậc bê tông. Người vẫn kiên trì luyện đôi chân để thực hiện kế hoạch đi miền Nam.
Chúng ta đều biết, nay tại Bảo tàng Hồ Chí Minh còn lưu giữ “Thư gửi chú Duẩn” đề ngày 10/3/1968. Người gợi ý : Cách đi, B sẽ làm công trên một chiếc tầu thủy.
Cùng đi có hai chú Bảo và Kỳ (bác sĩ Nhữ Thế Bảo, Vũ Kỳ). Việc này B tự thu xếp, dễ thôi… Sau đó, Bác nhắc lại đề nghị với đồng chí Lê Đức Thọ ở Bắc Kinh trên đường qua Paris tham gia cuộc hòa đàm với Mỹ : không đi tầu thủy được thì đi máy bay qua Phnôm Pênh, Bác sẵn sàng “cắt bộ râu đi để cải trang”…
Nơi sơ tán thi hài Bác
Đáp ứng nguyện vọng giữ gìn thi hài Bác lâu dài để nhân dân ta và bầu bạn khắp năm châu sau này có dịp chiêm ngưỡng, nhất là đồng bào miền Nam chưa được thấy Bác, Bộ Chính trị đã quyết định triển khai công tác ướp giữ thi hài Người.
Trong khi chờ đợi xây Lăng, bộ đội công binh được giao xây dựng một phòng y tế kỹ thuật cao đặc biệt tại Viện Quân y 108 mang mật danh 75A, rồi 75B ở hội trường Ba Đình (trong những ngày làm lễ Quốc tang).
Thế nhưng, đề phòng không quân Mỹ đánh phá Hà Nội, K9 lúc này mang mật danh K84 lại được cải tạo thành cơ sở đảm bảo đầy đủ các thông số kỹ thuật khắt khe, kể cả hầm ngầm, để bí mật sơ tán thi hài Bác lên đây vào 4 giờ sáng ngày 24/12/1969.
Đến ngày 21/11/1970, máy bay Mỹ thả biệt kích xuống thị xã Sơn Tây hòng cứu thoát tù binh Mỹ, K84 bị đe dọa không an toàn.
Thi hài Bác lại được lệnh đưa trở về 75A. Tiếp tới trận lũ lụt nặng nề tháng 8/1971, K84 lại được đón Bác trở lên, Quân đội được lệnh dùng cả xe tăng và khí tài hiện đại để củng cố việc bố phòng.
Tuy nhiên, sang năm 1972, máy bay Mỹ đánh phá miền Bắc mỗi ngày một ác liệt, một hang sâu trong núi cao cách K84 15 cây số nhanh chóng được xây dựng để đón thi hài Bác từ 21/7/1972.
Tháng 1/1973, người Mỹ buộc phải ngừng ném bom miền Bắc, Bác trở lại K84 để rồi, ngày 18/8/1975, sau 6 năm sơ tán hết sức khó khăn, vất vả, “Bác đã ở trong Lăng, giấc ngủ bình yên”...
Đường lên được rải sỏi .
“Có rào dâm bụt đỏ hoa quê
Như cổng nhà xưa Bác trở về”






Phòng họp của Bác Hồ và Bộ Chính Trị.

Mỏm Đá Chông (Đồi Đá Chông) Nơi Bác nghỉ chân.
“Ô hay! Núi cứ ba hòn nhỉ!
Cứ kết liền nhau đến lạ kỳ”



Hầm trú ẩn khi cần thiết.

Xe đưa thi hài Bác trong những năm tháng chiến tranh.

Ngày 23/12/1969 đoàn xe đặc biệt xuất phát từ 75A đưa Bác lên K84 yên nghỉ. Để di chuyển thi hài Bác tuyệt đối an toàn, một chiếc xe Zin 157 đã được cải tạo lại theo đúng yêu cầu. Các đồng chí trong Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam bùi ngùi đưa tiễn Bác trong đêm đông giá lạnh. Nhiều người đưa tiễn Bác ngày ấy còn nhớ như in, đó là vào một đêm gió mùa đông bắc tràn về giật từng cơn trên các lùm cây hai bên đường. Nhưng đoàn xe vẫn lặng lẽ vượt qua thị trấn, bò xuống các cây cầu, trườn lên trên bờ đê của chặng đường dài hơn 70 km, để đưa Bác đến nơi yên nghỉ an toàn .
Sau một năm Bác yên nghỉ tại đây, cuối tháng 11/1970, trước diễn biến phức tạp của cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, đặc biệt là vụ biệt kích Mỹ nhảy dù xuống Sơn Tây hòng giải vây trại giam tù binh Mỹ, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác trở về khu 75A. Đúng 22 giờ ngày 3/12/1970 đoàn xe lại lặng lẽ rời K84 di chuyển Bác về Hà Nội.
Vào mùa thu năm 1971, Mỹ đã sử dụng 277 lượt chiếc máy bay rải 8.312 đơn vị hóa chất xuống vùng trời Hà Nội và các vùng rừng núi thuộc lưu vực sông Hồng và sông Đà, tạo ra những đám mây lạnh xúc tác trong không khí gây ra những trận mưa dữ dội làm Hà Nội và các vùng lân cận ngập chìm trong biển nước.
Trước tình hình đó, ngày 18/8 Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định chuyển Bác về khu căn cứ K84 trong mưa giông. Vì không thể chờ nước rút, thay vì sử dụng chiếc xe Zin 157 đã từng di chuyến Bác trong những lần trước đó, một chiếc xe Páp (xe lội nước) đã được thiết kế lại để đảm nhận nhiệm vụ này. Cùng với chiếc xe Páp còn có 3 chiếc xe bọc thép có trang bị pháo ĐKZ84 và 3 khẩu đội pháo 14,5 ly đi hộ tống, đề phòng máy bay địch phát hiện được cuộc hành quân đầy cam go này của ta. Bởi những lần trước thi hài Bác được di chuyển vào ban đêm, còn lần này di chuyển giữa ban ngày.
Đến mùa hè năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta bước vào giai đoạn khốc liệt nhất ở các chiến trường Quảng Trị, Khu V, Tây Nguyên, Bình Long, Phước Long,...Đề phòng chính quyền Ních Xơn có thể liều lĩnh đánh phá thủ đô Hà Nội và các vùng phụ cận, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương lại quyết định di chuyển thi hài Bác đến Khu hang K2, phía tả ngạn sông Đà thuộc địa phận huyện Hưng Hòa, tỉnh Phú Thọ. Vậy là chiếc xe Páp lại một lần nữa được giao đảm đương nhiệm vụ này. Đúng 21 giờ ngày 11/7/1972 đoàn xe xuất phát từ Khu K84 tiến sang Khu K2.
Do điều kiện rừng núi hiểm trở đi lại khó khăn, đời sống người dân còn nhiều vất vả, lại thiếu nhiều tiện nghi phục vụ việc bảo quản thi hài Bác, cũng như nơi ăn ở cho các chuyên gia Liên Xô, đêm ngày mồng 4 Tết năm 1973 đoàn xe cập bến Khu hang đá K2 để di chuyển Bác về Khu K84. Dòng sông Đà mùa xuân nước chảy êm đềm, trong vắt. Hai bên bờ sông phủ một lớp sương mù mỏng như chiếc khăn voan khổng lồ, tạo nên cảm giác mờ ảo lạ thường như trong truyện cổ tích. Đoàn người và xe lặng lẽ vượt từ tả ngạn sang hữu ngạn sông Đà.
Và đúng 16 giờ ngày 18/7/1975, đoàn xe đặc biệt chở thi hài Bác được lệnh xuất phát rời khu căn cứ K84 tiến về Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, chấm dứt thời kỳ “bôn ba” của Bác sau 6 năm Người đi xa.
Vậy là, sau khi Bác vĩnh biệt chúng ta, từ năm 1969- 1975, Người vẫn còn “bôn ba” nhiều lần, qua 3 địa điểm bí mật khác nhau trước khi trở về Quảng trường Ba Đình lịch sử. Mỗi lần như vậy cũng là một trận chiến đấu đầy cam go để giữ yên giấc ngủ cho Người của nhiều đơn vị, sĩ quan và chiến sĩ trong toàn quân.



Khu nhà ăn và tiếp khách.

Chiếc xe 470-189 chở thi hài Bác trên đường bộ từ Hà Nội về đêm 23-12

Chiếc Uoat sau khi Bác mất đã đến nhà 67 chở thi hài Bác vào Quân y viện 108 để làm thuốc trước khi đưa Bác lên Đồi Đá Chông.

Chiếc Zil 31-162 là xe lội nước chở thi hài Bác vượt dọc sông Đà sơ tán vào hang sâu trong núi năm 1972,khi đế quốc Mỹ bắn phá ác liệt Miền Bắc.


BỘ QUỐC PHÒNG
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ TƯ LỆNH BẢO VỆ LĂNG
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
____________
QUY ĐỊNH
Tổ chức đón tiếp khách tham quan khu di tích K9
(Kèm theo Quyết định số 1930/QĐ-BVL ngày 05 / 12 /2005 của
Tư lệnh Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh)


Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng tổ chức đón tiếp
Khu di tích K9 đón tiếp các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân trong nước (sau đây gọi tắt là khách tham quan) có nguyện vọng đến dâng hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham quan Khu di tích.
Không tiếp nhận và làm thủ tục đăng ký tham quan cho các tổ chức hoặc cá nhân người nước ngoài, các đoàn học sinh tiểu học và đoàn có số lượng trên 200 người.
Điều 2. Thủ tục đăng ký tham quan
1. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong nước đến làm thủ tục đăng ký tham quan khu di tích K9 phải có các loại giấy tờ sau:
a) Đối với tập thể:
- Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị nơi công tác hoặc của địa phương nơi cư trú.
- Danh sách đoàn đi tham quan có dấu xác nhận của cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý (ghi rõ chức vụ, địa chỉ của Trưởng đoàn và từng thành viên).
b) Đối với cá nhân:
- Giấy giới thiệu của cơ quan, đơn vị công tác hoặc của địa phương nơi cư trú.
- Chứng minh nhân dân hoặc Chứng minh quân đội.
2. Thời gian, địa điểm tiếp nhận và trả kết quả:
- Thời gian tiếp nhận đăng ký tham quan: Từ 13 giờ 30 đến 16 giờ 00 các ngày Thứ Hai, Thứ Ba, Thứ Tư , Thứ Năm và Thứ Sáu trong tuần.
- Thời hạn trả kết quả: Sau 01 ngày, kể từ ngày đăng ký.
- Địa điểm đăng ký tham quan: Ban Đón tiếp – Văn phòng Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại số 1 Ông ích Khiêm, Ba Đình, Hà Nội.
3. Ban Đón tiếp có trách nhiệm xem xét, tiếp nhận và làm các thủ tục trình Thủ trưởng Bộ tư lệnh ký duyệt.
4. Đối với những đoàn là chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trên địa bàn Đoàn 285 đóng quân có các loại giấy tờ quy định trong Điều 2, Thủ trưởng Bộ tư lệnh ủy quyền cho chỉ huy Đoàn 285 xem xét, giải quyết.
Điều 3. Đối với khách đến tham quan
Khách đến tham quan Khu di tích K9 phải chấp hành nghiêm túc sự hướng dẫn của nhân viên đón tiếp và các quy định sau đây:
1. Trang phục chỉnh tề, gọn gàng, sạch sẽ.
2. Để hành lý, mũ áo, tư trang cá nhân đúng nơi quy định.
3. Không tự ý đi lại hái hoa, bẻ cành, không di chuyển các hiện vật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường.
4. Thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự, giữ gìn môi trường; không hút thuốc lá; bỏ rác đúng nơi quy định.
5. Không được quay phim khi chưa được sự đồng ý của Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
6. Không mang chất nổ, vũ khí, chất dễ cháy vào khu vực và phòng chống cháy rừng.
7. Nghiêm cấm các hoạt động mê tín dị đoan, sử dụng tiền vàng mã.
Điều 4. Trang phục của nhân viên đón tiếp tại Khu di tích K9
Nhân viên đón tiếp, giới thiệu tại khu di tích K9 mặc trang phục và đeo phù hiệu công tác theo quy định:
- Mùa hè: Nam: áo sơ mi trắng, caravát, quần âu; Nữ: áo dài.
- Mùa đông: Nam: Comple; Nữ: Vest.

Chương II
TỔ CHỨC ĐÓN TIẾP KHÁCH THAM QUAN

Điều 5. Thời gian tổ chức đón tiếp khách tham quan
Hàng tuần, Khu di tích K9 đón tiếp khách tham quan vào các ngày trong tuần trừ ngày Thứ Hai. Trường hợp Thứ hai là ngày 19/5 và 2/9, Khu di tích vẫn tổ chức đón tiếp như bình thường.
- Buổi sáng: Từ 8 giờ 00 phút đến 11 giờ 00 phút.
- Buổi chiều: Từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 00 phút .
Điều 6. Quy định đón tiếp khách đến tham quan
1. Các đoàn đến tham quan Khu di tích K9 khi qua cổng phải xuất trình Giấy ký duyệt của Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp hành sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của lực lượng canh phòng. Nếu phát hiện đoàn tham quan có người nước ngoài, lực lượng canh phòng phải kịp thời báo cáo chỉ huy Đoàn 285 giải quyết.
2. Phương tiện chở khách tham quan tập kết tại bãi để xe. Đoàn 285 có trách nhiệm trông giữ các phương tiện của khách đến tham quan Khu di tích; được thu lệ phí trông giữ các phương tiện trên theo quy định của Bộ tư lệnh.
3. Những đoàn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh nặng, người tàn tật, già yếu, đoàn có lãnh đạo cấp Bộ, ngành hoặc địa phương (từ Thứ trưởng, Phó ban ****, Phó Chủ tịch tỉnh trở lên, lãnh đạo huyện Ba Vì) và những đoàn do Thủ trưởng Bộ tư lệnh dẫn hoặc thông báo cho Đoàn 285 thì xe ô tô được lên thẳng khu A.
Điều 7. Quy trình tổ chức tham quan
1. Khi khách đến tham quan vào vị trí tập kết tại bãi để xe, Trưởng đoàn tham quan có trách nhiệm liên hệ với nhân viên đón tiếp khu di tích để làm các thủ tục đăng ký và nghe phổ biến quy chế bảo vệ an ninh khu di tích, quy trình tham quan khu di tích và thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Nếu đoàn tham quan có ít người thì nhân viên đón tiếp có thể ghép các đoàn lại với nhau để hướng dẫn và giới thiệu.
3. Khi đoàn tham quan đến khu nhà chính, Trưởng đoàn thay mặt cho đoàn thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại lư hương đặt ở tiền sảnh nhà sàn. Không đi giầy, dép vào trong nhà sàn.
4. Nếu khách có nhu cầu chụp ảnh lưu niệm hoặc ghi sổ cảm tưởng tại nhà sàn, nhân viên đón tiếp có trách nhiệm hướng dẫn. Cấm chụp ảnh ở các khu vực liên quan đến việc giữ gìn thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.
5. Sau khi thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xong, nhân viên đón tiếp hướng dẫn đoàn đi tham quan giới thiệu về toàn bộ khu nhà sàn, khu lưu niệm, đường dạo, nhà trưng bày xe, khu vực lưu giữ thi hài Bác và hướng dẫn cho đoàn đi ra bãi tập kết xe.
Điều 8. Nội dung và hình thức đón tiếp, tuyền truyền tại Khu di tích
1. Nội dung tuyên truyền
Nhân viên đón tiếp có nhiệm vụ giới thiệu cho các đoàn đến tham quan theo đúng nội dung lời giới thiệu Khu di tích K9 đã được Bộ tư lệnh quy định.
2. Hình thức tuyên truyền
a) Các hình thức tuyên truyền thực hiện thông qua sinh hoạt chính trị tại Khu di tích K9 như: Báo công dâng Bác, lễ kết nạp **** viên, kết nạp đoàn viên, lễ tuyên thệ, lễ ra quân.v.v…
b) Các đoàn có yêu cầu tổ chức các hình thức sinh hoạt chính trị tại Khu di tích K9 phải liên hệ trước với Ban Đón tiếp – Văn phòng Bộ tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ban Đón tiếp có trách nhiệm thông báo cho Ban chỉ huy Đoàn 285 biết. Đoàn 285 sẽ hợp đồng cụ thể khi đoàn tham quan đến khu di tích K9.
3. Phân cấp trách nhiệm đón và tiếp đoàn tham quan như sau:
a) Các đoàn đại biểu ****, Nhà nước, Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Thủ trưởng Bộ tư lệnh đón và tiếp đoàn.
b) Các đoàn đại biểu lãnh đạo các cơ quan Trung ương, lãnh đạo của địa phương; đoàn Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình chính sách, đoàn tôn giáo, dân tộc ít người do Thủ trưởng Bộ tư lệnh tiếp hoặc ủy quyền cho Thủ trưởng các cơ quan Bộ tư lệnh, chỉ huy Đoàn 285 đón và tiếp đoàn tùy từng trường hợp cụ thể.
c) Các đối tượng còn lại do Đội Di tích - Đoàn 285 đón và tiếp đoàn.
Điều 9. Về tiếp nhận quà tặng
Các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đến tham quan có nguyện vọng trao quà tặng bằng tiền hoặc hiện vật nhằm mục đích đóng góp tôn tạo Khu di tích, chỉ huy Đoàn 285 có trách nhiệm tiếp nhận, trao giấy chứng nhận, lập sổ theo dõi và báo cáo cho Thủ trưởng Bộ tư lệnh.
Điều 10. Tổ chức các dịch vụ phục vụ khách tham quan
1. Các dịch vụ phục vụ khách tham quan gồm:
a) Ăn uống, giải khát bình dân tại khu vực Nhà khách
b) Văn hoá phẩm (hàng lưu niệm, sách báo…).
c) Nhà khách (phục vụ nghỉ theo nhu cầu của khách).
2. Đoàn 285 chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý các hoạt động dịch vụ đảm bảo thống nhất, chặt chẽ, có hiệu quả và đúng với quy định của pháp luật vừa đảm bảo phục vụ nhu cầu các đoàn khách tham quan vừa quản lý Khu di tích theo yêu cầu trang nghiêm, lịch sự, xanh, sạch đẹp có nếp sống văn hoá.
Điều 11. Chế độ báo cáo
Hàng ngày, Trực ban Đoàn 285 có trách nhiệm tổng hợp số lượng đoàn và số lượng người đến tham quan Khu di tích K9 báo cáo về Trực ban Tác chiến Bộ tư lệnh vào hồi14 giờ 15 phút.
Hàng tháng, quý, năm, Đoàn 285 có trách nhiệm tổng hợp và báo cáo Bộ tư lệnh (qua Phòng Tham mưu và cơ quan Văn phòng ).
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11. Tổ chức thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong Bộ tư lệnh có trách nhiệm phổ biến, quán triệt cho tất cả cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ thực hiện nghiêm chỉnh Quy định này.
2. Cơ quan Văn phòng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Thủ trưởng Bộ tư lệnh việc thực hiện Quy định này.
Điều 12. Hiệu lực thi hành
Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quy định này.
Trong quá trình thực hiện, nếu nhận thấy những điểm nào còn chưa phù hợp hoặc thiếu, kịp thời báo cáo và đề xuất với Thủ trưởng Bộ tư lệnh (thông qua Văn phòng Bộ tư lệnh) để xem xét, nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi./
TƯ LỆNH

 
Chỉnh sửa cuối:

trungkienhj

Xe tải
Biển số
OF-79377
Ngày cấp bằng
2/12/10
Số km
282
Động cơ
419,774 Mã lực
chỗ này cách nhà em đúng 3.5km
 

Ichiban2012

Xe tải
Biển số
OF-140686
Ngày cấp bằng
5/5/12
Số km
214
Động cơ
367,330 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chỗ này có được vào thăm quan không cụ, hồi em đi học lái xe chạy dã ngoại qua đây dừng lại nghỉ chỉ đứng ngoài ngó vào, cây cối um tùm chả thấy gì.
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,942
Động cơ
-7,891 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Em cũng được đến đây rồi. Đợt đấy do có người quen nên e còn được xuống hầm ngầm, xuống sâu tầm 15m đến 1 căn phòng nhỏ chừng 9m để các bác sỹ thao tác, bên cạnh là 1 phòng có cánh cửa dầy lắm, phải tầm nửa mét, chống được cả bom nguyên tử, phía cuối là đường ray để di chuyển thi hài của Người.
 

korandovinhyen

Xe container
Biển số
OF-115722
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
6,782
Động cơ
454,834 Mã lực
Nơi ở
Vĩnh yên - Vĩnh phúc
Cảm ơn cụ chủ đã cho thông tin rất hữu ích! khu K9 đến vào mua hè rất mát mẻ, em chỉ được đúng ngoài chưa được vào thăm. Đ/c bảo vệ ở cổng nói phải có giấy giới thiệu từ HN lên thì mới được thăm.
 

mercurate

Xe tăng
Biển số
OF-6967
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
1,658
Động cơ
557,690 Mã lực
Em cũng vừa cố gắng tìm đọc thông tin về K9 chiều nay. Cảm ơn bác. Thông tin rất hữu ích. Giờ cụ Giáp vậy, mối thấy cụ Hồ ngày xưa như thế nào nhỉ. Em chỉ nghe kể lại thôi chứ không thực sự hiểu.
 

TL_Vietnam

Xe lăn
Biển số
OF-44799
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
10,763
Động cơ
570,129 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiếc quá nhỉ - Ba Vì thì gần quá mà chả được vào tham quan :(
 

tudcmo

Xe tăng
Biển số
OF-73983
Ngày cấp bằng
27/9/10
Số km
1,981
Động cơ
443,880 Mã lực
Nơi ở
ở tù mà không phải ở tù
thập kỷ 80 mình qua đây suốt nhưng không được vào , ngày đó bảo vệ nghiêm ngặt lắm .
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,481
Động cơ
2,094,012 Mã lực
Không thấy có tour du lịch qua đây tìm hiểu lịch sử dân tộc. Cứ giấu mãi,
 

mr.tuconverse

Xe tải
Biển số
OF-113723
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
410
Động cơ
392,000 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Vậy cụ đã vào tham quan chưa ạ.
chỗ này cách nhà em đúng 3.5km
Bây giờ mở cửa cho các Đoàn đến tham quan rồi ạ,Thường tổ chức Kết nạp **** và làm lễ Báo Công Dâng Bác trên này ạ.
Chỗ này có được vào thăm quan không cụ, hồi em đi học lái xe chạy dã ngoại qua đây dừng lại nghỉ chỉ đứng ngoài ngó vào, cây cối um tùm chả thấy gì.
Vâng,em cũng đã nghiên cứu hệ thống đường ray này .Vì bí mật nên ko đưa ảnh lên.
Em cũng được đến đây rồi. Đợt đấy do có người quen nên e còn được xuống hầm ngầm, xuống sâu tầm 15m đến 1 căn phòng nhỏ chừng 9m để các bác sỹ thao tác, bên cạnh là 1 phòng có cánh cửa dầy lắm, phải tầm nửa mét, chống được cả bom nguyên tử, phía cuối là đường ray để di chuyển thi hài của Người.
Cụ có thể xin giấy giới thiệu của cơ quan rồi lên Tham quan,báo công dâng Bác được ạ.
Cảm ơn cụ chủ đã cho thông tin rất hữu ích! khu K9 đến vào mua hè rất mát mẻ, em chỉ được đúng ngoài chưa được vào thăm. Đ/c bảo vệ ở cổng nói phải có giấy giới thiệu từ HN lên thì mới được thăm.
Cụ đừng nghe kể,cũng như xem mấy thông tin trên các trang mạng đen.Cụ muốn tìm hiểu gì inbox cho em.
Em cũng vừa cố gắng tìm đọc thông tin về K9 chiều nay. Cảm ơn bác. Thông tin rất hữu ích. Giờ cụ Giáp vậy, mối thấy cụ Hồ ngày xưa như thế nào nhỉ. Em chỉ nghe kể lại thôi chứ không thực sự hiểu.
Xin giấy giới thiệu của cơ quan là được vào mà cụ
Tiếc quá nhỉ - Ba Vì thì gần quá mà chả được vào tham quan :(
Đúng là trước đây vốn dĩ nó chính là căn cứ quân sự được bảo mật.Giờ thì mở cửa cho mọi người tới tham quan rồi ạ
thập kỷ 80 mình qua đây suốt nhưng không được vào , ngày đó bảo vệ nghiêm ngặt lắm .
Ở đây chỉ dành cho người VN,bất cứ người nước ngoài nào vào cũng không được phép.Cụ xin giấy giới thiệu là được vào ạ.
Không thấy có tour du lịch qua đây tìm hiểu lịch sử dân tộc. Cứ giấu mãi,
Không khó đâu cụ ơi.Giống như vào lăng thôi.
Đúng là muốn thăm cũng khó
 

giangsuki

Xe ngựa
Biển số
OF-5616
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
27,718
Động cơ
1,114,681 Mã lực
Vậy cụ đã vào tham quan chưa ạ.

Bây giờ mở cửa cho các Đoàn đến tham quan rồi ạ,Thường tổ chức Kết nạp **** và làm lễ Báo Công Dâng Bác trên này ạ.

Vâng,em cũng đã nghiên cứu hệ thống đường ray này .Vì bí mật nên ko đưa ảnh lên.

Cụ có thể xin giấy giới thiệu của cơ quan rồi lên Tham quan,báo công dâng Bác được ạ.

Cụ đừng nghe kể,cũng như xem mấy thông tin trên các trang mạng đen.Cụ muốn tìm hiểu gì inbox cho em.

Xin giấy giới thiệu của cơ quan là được vào mà cụ

Đúng là trước đây vốn dĩ nó chính là căn cứ quân sự được bảo mật.Giờ thì mở cửa cho mọi người tới tham quan rồi ạ
Ở đây chỉ dành cho người VN,bất cứ người nước ngoài nào vào cũng không được phép.Cụ xin giấy giới thiệu là được vào ạ.

Không khó đâu cụ ơi.Giống như vào lăng thôi.
Nhưng có phải xin giấy giới thiệu không hả cụ
 

tuannbb

Xe điện
Biển số
OF-157076
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
3,942
Động cơ
-7,891 Mã lực
Nơi ở
Linh Đàm thôn
Có giấy giới thiệu mới được vào thăm, nhưng hình như không được vào thăm hầm ngầm các cụ ạ!
 

mr.tuconverse

Xe tải
Biển số
OF-113723
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
410
Động cơ
392,000 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo - Hà Nội

mr.tuconverse

Xe tải
Biển số
OF-113723
Ngày cấp bằng
21/9/11
Số km
410
Động cơ
392,000 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
Số 1 Trần Hưng Đạo - Hà Nội
Đã có văn bản rất rõ em viết ở cuối bài,cụ quay lại tham khảo đi ạ.Mọi công dân,tổ chức trong nước đều được tham quan.
vào thăm quan phải xin giấy giới thiệu của địa phương ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top