J20 - Đồ chơi dùng để hù doạ?

Angel Wings

Xe đạp
Biển số
OF-34268
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
45
Động cơ
475,920 Mã lực
E chả biết, e thấy nó bay được là ác hơn VN mình rồi. Tiên sư anh Tào Tháo !!!!
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,329
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
china nó cũng chịu khó nhập khẩu lắm ạ.

dọa tiếp này..





 
Chỉnh sửa cuối:

Nông_dân

Xe buýt
Biển số
OF-50869
Ngày cấp bằng
14/11/09
Số km
660
Động cơ
462,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tiên sư anh Tào Tháo. Tàu khựa cũng giỏi thật.
 

SUV only

Xe buýt
Biển số
OF-51854
Ngày cấp bằng
30/11/09
Số km
508
Động cơ
458,720 Mã lực
Đến bây giờ thì vẫn là đồ chơi thật - đồ để PR. Đây là bài của anh siêu cường số 1 thôi, anh ý làm rùm beng vụ này để tăng ngân sách quốc phòng cho tài khóa 2011 và nối lại dây chuyền sản xuất F22. Đang chưa có lý do gì thuyết phục quốc hội Mỹ thì phím anh Tập Cận Bình trưng ra trước chuyến thăm của bác người Choang. Bản concept này là thành quả đáng kể của đội ngũ kỹ sư hàng không TQ trong quá trình thuổng công nghệ từ các triết lý phát triển khác nhau, sự kết hợp lung tung này sẽ là thảm họa đối với người TQ vì họ sẽ gặp phải những vấn đề kỹ thuật không thể giải quyết nổi: mẫu thuẫn giữa các nguyên lý thiết kế với tàng hình, khí động học, kết cấu thân, trình độ sản xuất động cơ, chiến thuật tác chiến...Nếu TQ cố tình trưng ra mẫu concept để lấy ý kiến phản biện của các chuyên gia quốc tế thì họ có thể thành công. Nhưng để đưa J20 vào trực chiến thì người TQ còn cả một quãng đường dài lắm phải đi.
Vậy VN phải đối phó thế nào ? Dĩ bất biến, ứng vạn biến thôi...vài dòng nông cạn các bác ném đá đê..
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Chiếc tầu sân bay Varyag mua của Ucraina với giá hơn 20 triệu $ nói là sửa thành tầu du lịch sau khi tầu đưa về được nằm ở cảng Đại Liên mấy tháng sau đó mất hút chẳng hiểu kéo đi đâu và cuối năm 2010 e nó lù lù xuất hiện nhưng hình như ko phải là du lịch.

Kem đánh răng hịn nhỉ! :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Ý cụ là sao tôi không hiểu ?
Trung Quốc chưa thể có hành động quân sự tại Biển Đông


Trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan.

Một số tờ báo của Hồng Công gần đây như "Đại công báo", “Văn Hối”, “Đông phương” và nguyệt san “Phòng vệ Hán Hoà” dẫn lời các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh cho rằng tuy từ đầu năm 2009 đến nay, các bước chuẩn bị đấu tranh quân sự của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển Đông (Trung Quốc gọi là biển Hoa Nam) vô cùng rầm rộ. Thế nhưng trong bối cảnh hiện nay, còn rất nhiều rào cản khiến Trung Quốc chưa thể áp dụng hành động quân sự thực tế trong tranh chấp chủ quyền biển Đông. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc cũng cảnh báo nếu Bắc Kinh Trung áp dụng hành động quân sự, cái giá phải trả sẽ rất đắt, thậm chí ảnh hưởng quốc tế tiêu cực của hành động này đối với Trung Quốc còn lớn hơn cả phát động một cuộc chiến tranh tại Eo biển Đài Loan. Dưới đây là tổng hợp nội dung cơ bản của các bài viết này.

1- Rào cản chính trị:

- Tại khu vực Biển Đông, hiện nay có ba nước tồn tại bất đồng lớn nhất với Trung Quốc về lãnh hải và hải đảo là Việt Nam, Philippin và Malaixia, trong đó Việt Nam là hàng đầu. Vì thế, khả năng bùng nổ xung đột quân sự tại khu vực biển Đông chỉ có thể là Trung Quốc tấn công quân sự chiếm các đảo, bãi mà Việt Nam đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọil à Nam Sa). Còn khả năng Trung Quốc và Malaixia nổ ra xung đột quân sự do tranh chấp đảo Layan Layan (đá Hoa Lau) trong tương lai gần, cơ bản bằng không. Thế nhưng, vấn đề quan trọng là Trung Quốc áp dụng hành động quân sự quy mô lớn với Việt Nam, thế tất sẽ thiêu huỷ hoàn toàn hình tượng quốc tế “hoà bình phát triển” mà Trung Quốc tạo dựng trong gần 20 năm qua. Hệ quả là sự cảnh giác của Ôxtrâylia, Mỹ, Nhật Bản và cả Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) đối với Trung Quốc sẽ tăng cao.

- Gần đây, hợp tác và trao đổi quân sự giữa Mỹ với ASEAN và Việt Nam đã có những bước tiến lớn, một khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, dư luận và báo chí chính thức của Mỹ, ấn Độ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác sẽ đứng về phía Việt Nam. Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản thậm chí còn cung cấp cho Việt Nam chi viện về tình báo và hậu cần quân sự cho Việt Nam. Bên cạnh đó, “Học thuyết quân sự mới” của Ôxtrâylia cho rằng biển Đông chính là “biên cương lợi ích” của Ôxtrâylia sẽ có cớ phát triển.

- Một khi chiến tranh bùng nổ, sẽ thúc đẩy nhanh hơn sự thành lập chính thức của tập đoàn “NATO biển Đông”, bước đi Nam tiến của Lực lượng Tự vệ trên biển của Nhật Bản cũng sẽ trở thành hiện thực và tạo ra căn cứ hợp pháp để Mỹ can thiệp quân sự trực tiếp. Hơn thế, tại khu vực này, tồn tại “Hiệp ước đồng minh Mỹ - Xinhgapo - Ôxtrâylia” và từ sau năm 1995, Mỹ cùng với 6 nước ASEAN là Philippin, Thái Lan, Xinhgapo, Malaixia, Inđônêxia và Bruney tổ chức cuộc diễn tập quân sự hàng năm mang tên “Karat”, được mệnh danh là “Tập đoàn Karat” và trên thực tế đã trở thành quan hệ “chuẩn đồng minh”.

- Quần đảo Trường Sa hiện nay, có một số đảo nằm sát bờ biển Malaixia, có một số đảo gần đường trung tuyến Việt Nam - Malaixia, cách Trung Quốc xa như vậy, nói là của Trung Quốc thật khó có sức thuyết phục. Do vậy, khi Trung Quốc áp dụng hành động quân sự, hình tượng quốc tế của các nước hữu quan, nhất là Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều so với Trung Quốc, theo đó các nước lớn châu Âu, thậm chí cả Mỹ và Ấn Độ sẽ cùng đưa ra đề nghị cung cấp vũ khí cho Việt Nam, khiến cho nhân tố thiên thời và nhân hòa là bất lợi đối với Trung Quốc.

2- Rào cản về quân sự

- Các nhà quan sát quân sự Bắc Kinh nêu rõ nhìn bề ngoài, so sánh sức mạnh quân sự giữa Trung Quốc với Việt Nam, phía Trung Quốc có vũ khí hiện đại mang tính áp đảo, nhất là ưu thế về số lượng và chất lượng tàu mặt nước, tàu ngầm cỡ lớn. Thế nhưng, phân tích sâu về học thuyết địa - quân sự, thực sự bùng nổ chiến tranh trên không và trên biển với Việt Nam, ưu thế sức mạnh quân sự không hẳn nghiêng về Trung Quốc. Bởi vì đặc điểm mới của chiến tranh kỹ thuật công nghệ cao với vũ khí tên lửa là không có khái niệm so sánh sức mạnh của nước mạnh, nước yếu. Theo đó, nước yếu có một số ít tên lửa hiện đại, trong chiến tranh trên biển và trên không, vẫn có thể dựa vào ưu thế thiên thời, địa lợi, nhân hòa v.v.

- So sánh cụ thể hơn, về hải quân và không quân của Trung Quốc tham gia cuộc chiến tranh này sẽ chủ yếu là Hạm đội Nam Hải (Bộ Tư lệnh đặt tại Trạm Giang, Quảng Châu). Còn Việt Nam lực lượng không quân được trang máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK/UBK”. Hải quân Việt Nam được trang tàu tên lửa tốc độ cao “Molniya-12418” và tới đây có cả tàu ngầm “KILO- 636”. Như vậy, xu thế so sánh sức mạnh tại biển Đông đang phát triển theo hướng bất lợi cho Trung Quốc.

- Trong tương lai gần, khi Hải quân Việt Nam đưa tàu ngầm “KILO- 636” vào sử dụng, quyền kiểm soát cục bộ dưới nước có thể sẽ nghiêng về phía Hải quân Việt Nam. Ngoài ra, Trung Quốc phải tính đến nhân tố máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của không quân Việt Nam có thể sẽ được trang bị tên lửa siêu âm không đối hạm “BRAHMOS” (của ấn Độ) và “YAKHONT” (của Nga) với tầm bắn đạt 300 km.

- Về năng lực phòng không, Trung Quốc và Việt Nam đều được trang bị tên lửa đất đối không hiện đại “S- 300PMU1”. Lực lượng phòng không của Việt Nam có 2 tiểu đoàn, còn con số này của Trung Quốc là 20. Thế nhưng, lực lượng này (của Trung Quốc) chủ yếu bố trí trên đất liền, do vậy vai trò có thể phát huy trong chiến tranh trên biển và không phận trên biển khá hạn chế.

3- Rào cản về địa lý

- Toàn bộ 29 đảo, bãi mà Việt Nam kiểm soát hiện nay tại Trường Sa, cách đất liền từ 400 - 600 km. Tại khu vực này, Việt Nam có các căn cứ không quân tại vịnh Cam Ranh (Nha Trang), Đà Lạt (Lâm Đồng) và ở Thành phố Hồ Chí Minh, đa số không phận tại khu vực tranh chấp này đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay tấn công “Su- 22” của không quân Việt Nam, chưa kể đến máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” và “Su- 27SK” với bán kính tác chiến lên đến 1.500 km. Từ đó cho thấy cả Trung Quốc và Việt Nam đều có đủ năng lực tấn công tầm xa đối với các căn cứ hải quân tung thâm của đối phương.

- Việt Nam đã xây dựng sân bay tại đảo Trường Sa. Nếu so sánh, không quân Trung Quốc kể cả cất cánh từ sân bay tại đảo Hải Nam, khoảng cách đường thẳng đối với 29 đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát đã lên đến từ 1.200 - 1.300 km, còn cất cánh từ khu vực quần đảo Hoàng Sa, khoảng cách đến Trường Sa cũng lên đến từ 900 - 1.000 km… Điều này buộc máy bay chiến đấu “J- 10” và “J- 8D” và cả “Su- 30MKK” và “Su- 27SK” của Không quân Trung Quốc đều cần được tiếp dầu trên không mới có thể tham chiến. Tuy vậy, thời gian tác chiến trên vùng trời biển Đông so với máy bay chiến đấu cùng loại của không quân Việt Nam cũng ngắn hơn khoảng 50%.

- Khi chiến tranh bùng nổ, sân bay trên đảo Vĩnh Hưng (Hoàng Sa) và thậm chí cả sân bay trên đảo Hải Nam của không quân Trung Quốc nhiều khả năng trước tiên sẽ bị máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam thực hiện tấn công phủ đầu. Căn cứ Toại Khê, Căn cứ Quế Lâm (Quảng Tây) của Sư đoàn không quân số 2 cũng nằm trong phạm vi bán kính tác chiến tấn công của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam. Ngoài ra, còn một yếu tố quan trọng khác là xung đột không chỉ hạn chế ở khu vực biển Đông, toàn bộ các mục tiêu chiến lược tại đảo Hải Nam, Hồng Kông, Côn Minh (Vân Nam) và Nam Ninh (Quảng Tây) đều nằm trong phạm vi bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu “Su- 30MKV” của Không quân Việt Nam.

- Địa hình lãnh thổ của Việt Nam dài hẹp, máy bay “Su- 27SK” và “J- 10A” của Trung Quốc, sau khi tham chiến, trên đường bay trở về căn cứ tại đảo Hải Nam hay căn cứ Toại Khê, Quế Lâm (Quảng Tây), đều nằm trong tầm tác chiến của máy bay chiến đấu “MiG- 21Bis” của Không quân Việt Nam cất cánh từ các căn cứ không quân miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Do vậy, MiG- 21Bis của Việt Nam có thể cất cánh đánh chặn máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã hết vũ khí và thiếu nhiên liệu vào bất cứ lúc nào.

4- Rào cản về chiến thuật

- Máy bay chiến đấu “Su- 22” của không quân Việt Nam có thể sẽ áp dụng chiến thuật không kích siêu thấp và có được sự yểm hộ hoả lực trong tấn công đảo, bãi. Vì thế, ngay cả khi Trung Quốc chiếm lĩnh được các đảo bãi Việt Nam đang kiểm soát hiện nay, bảo vệ lâu dài là vấn đề cực kỳ khó khăn. Ngoài ra, Không quân Việt Nam áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp, sẽ tránh được sự theo dõi của các loại rada trên tàu mặt nước của Trung Quốc và trực tiếp tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn của hải quân Trung Quốc.
- Hải quân Việt Nam không có tàu mặt nước cỡ lớn, cho nên không ngại Trung Quốc áp dụng chiến thuật không kích tầm siêu thấp. Hơn thế, như vậy còn khiến cho tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc không thể phát huy sức mạnh, chỉ có thể tấn công tàu vận tải của hải quân Việt Nam
Nhưng phán đoán từ loại tàu đổ bộ từ đất liền tiến ra đảo, bãi quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện nay, đa số là tàu vận tải cỡ nhỏ lớp từ 300 - 500 tấn trở xuống, hơn thế phần nhiều là được đóng bằng gỗ, cho nên điều động tàu ngầm hiện đại để tiêu diệt là không cần thiết./.

Nguồn: http://nghiencuubiendong.vn/nghien-cuu-nuoc-ngoai/904-trung-quc-cha-th-co-hanh-ng-quan-s-ti-bin-ong
 

Nông_dân

Xe buýt
Biển số
OF-50869
Ngày cấp bằng
14/11/09
Số km
660
Động cơ
462,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nghĩ bài phân tích này không khách quan và đủ tính tương quan lực lượng. =P~
 
Chỉnh sửa cuối:

Nông_dân

Xe buýt
Biển số
OF-50869
Ngày cấp bằng
14/11/09
Số km
660
Động cơ
462,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nghĩ bài phân tích trên của ta nên không khách quan lắm. Nếu so sánh lực lượng thì ko cân xứng. Chiến hạm, tên lửa, máy bay họ đều nhung nhúc trên biển và hiện đại. Mấy con Su22, Mig 21 thì chưa bắn đã tự rơi liên tục rồi. Chưa kể nếu cần thì khựa nướng quân ko tiếc vì nó nhiều hơn ta( nhưn trận 1979 nó đâu có tiếc quân)
Rào cản chính trị em nghĩ là lý do đúng đắn nhất.Còn nhiều anh cả đang theo dõi và ủng hộ chúng ta. Không ai muốn khựa chiếm cả biển đông
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Cái thằng viết bài cho bác Gấu là thằng chả hiểu biết gì, và còn rất ngu! >:D<
 

tenlua

Xe hơi
Biển số
OF-64133
Ngày cấp bằng
15/5/10
Số km
141
Động cơ
438,810 Mã lực
Trung Quốc chưa thể có hành động quân sự tại Biển Đông
Bài viết của tác giả mang tính đá đểu VN hoặc không hiểu gì về lực lượng quân sự 2 bên; đó chỉ nói về phương diện tác giả chỉ viết về khoảng tranh chấp quân sự trên biển Đông

Như bài trên tôi đã phân tích trong phương diện quân sự là tại sao TQ không có khả năng huy động lực lượng không quân vào chiến trường VN năm 1979 và ngày nay họ hoàn toàn có thể làm được điều đó hết sức dễ dàng, bao gồm cả chiếm trọn VN trong vòng vài tháng . Đây không phải là game hay phim Hollywood mà sự thật chỉ tính theo khía cạnh quân sự, VN ngày nay không có khả năng đánh trả lại một cuộc xâm lăng đại qui mô của TQ.
 

Fiat_tempra

Xe buýt
Biển số
OF-5793
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
623
Động cơ
550,010 Mã lực
Nơi ở
19 ngõ 291 Lạc Long Quân
Em mà là TQ em đóng cửa biên giới ba tháng là các cụ lao đao rồi.Từ cái tăm cũng phải mua của nó thì làm sao lên gân được. Bảo sao tàu nó đâm tàu đánh cá nhà mình lại không dám chỉ đích danh chỉ dám nói " tàu lạ".
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Bắt được cụ Gấu sang HSO tha bài của mấy đứa trẻ con ham chơi game chiến tranh về này :)) :))
hê hê! Em chưa bao giờ vào đọc HSO nhá! :))

Bài viết của tác giả mang tính đá đểu VN hoặc không hiểu gì về lực lượng quân sự 2 bên; đó chỉ nói về phương diện tác giả chỉ viết về khoảng tranh chấp quân sự trên biển Đông

Như bài trên tôi đã phân tích trong phương diện quân sự là tại sao TQ không có khả năng huy động lực lượng không quân vào chiến trường VN năm 1979 và ngày nay họ hoàn toàn có thể làm được điều đó hết sức dễ dàng, bao gồm cả chiếm trọn VN trong vòng vài tháng . Đây không phải là game hay phim Hollywood mà sự thật chỉ tính theo khía cạnh quân sự, VN ngày nay không có khả năng đánh trả lại một cuộc xâm lăng đại qui mô của TQ.
Thực ra bài viết của báo nào thì cũng chuối cả thôi vì có ông nào viết bài phân tích theo kiểu "cờ thế" đâu. Toàn một chiều theo kiểu một bên oánh - một bên đỡ (và đỡ kg nổi)... Các cụ đọc và ngẫm thấy nó có lý - phi lý chỗ nào thì ... tùy.

Nhưng cách dàn quân của mình thì có vẻ đang theo kiểu phòng thủ nhiều lớp (em cũng chỉ đoán theo các thông tin trên báo đài chứ chẳng phải dân bên QS hay dư thời gian đi mò mẫm thực tế):
- SU 22- 27-30 tập trung ở Phía Bắc, Phan rang - Đồng Nai (gần TS nhất).
- MIG 21, SU22 cũ biên giới phía Bắc - miền Trung (Đà nẵng - Quy nhơn)
- Tầu - Tên lửa đối hạm nằm ở Nha Trang, Đà Nẵng và các vùng vùng núi loanh quanh...
Có nhiều chỗ hầm , kho, đường cơ động có sẵn nhưng kg thấy vũ khí đâu (chắc là để cơ động qua lại)
.....

Đòn phủ đầu?
Ai cũng biết và không phải kg có cách tránh để bảo tồn lực lượng. Những bài học kinh điển về tránh đòn phủ đầu phải kể:
- Xưa một tý thì đó là bảo tồn lực lượng của KQVN. Nếu xét tương quan lực lượng thì KQ VN là muỗi so với KQ Mẽo; suốt ngày bị US NAVY săn đuổi cả trên trời lẫn dưới sân bay nhưng nó vẫn tồn tại qua 12 ngày đêm 1972.
- Gần hơn thì có cuộc chiến Nam Tư, nó dấu máy bay, xe tăng thế nào thì ai cũng rõ.
Đặc điểm địa lý VN là núi đồi ở đồng bằng và ven biển rất nhiều.... nên việc phòng thủ và bảo toàn lực lượng dễ hơn so với vùng Sa mạc Trung đông.

Đánh tổng lực ư?
Điều cơ bản của đánh tổng lực là phải huy động được lực lượng để tấn công nhưng không được phá thế phòng thủ chiến lược ở phía sau.
Đến giờ này vẫn chỉ có Mỹ là có khả năng cơ động xa và đánh tổng lực được thôi. Nga cũng chưa ăn ai khi thể hiện ở Gruria. Còn Khựa thì 30 năm nay chưa oánh nhau tổng lực với ai nên lý thuyết vẫn là lý thuyết.
Bây giờ nhìn lại 12 ngày đêm 1972 thì ai cũng nói được là Mẽo chỉ dấn thêm 1 tý thì VN tèo nhưng lúc đó Mẽo kg thể bỏ trống chỗ khác để huy động hết số B52 vào Hà Nội trong điều kiện chiến tranh lạnh đang ở đỉnh điểm.
Năm 79 KQ Khựa kg tham trận là do "thế cờ" chứ nó cũng lên kế hoạch rồi. Chính em đã được xem bản đồ "kế hoạch không kích 5 thành phố lớn" của Tầu vào HN, HP, Thái nguyên, Việt trì, Nam định (thời đó em chuyên cắp a-lô theo thủ trưởng nên cũng hóng hớt được tý)

Túm lại là kg bao giờ coi thường đối thủ nhưng cũng đừng bao giờ quá sợ hãi trước sức mạnh của kẻ thù.
 
Chỉnh sửa cuối:

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,329
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu chẳng may uýnh nhau thật thì toàn là hàng của nga ngố choảng nhau thế thì cũng ko hay lắm nhỉ, vn lợi thế sân bay gần nhưng số lượng máy bay lại quá ít,tq thì xa nhưng chúng lại có máy bay tiếp nhiên liệu trên không và số lượng mb gấp hàng trăm lần, ts/hs các đảo lớn đều nằm trong tầm kiểm soát của tq vì thế vũ khí thiết bị quân sự được trang bị rất nhiều bằng chứng là nó tập trận liên tục, túm lại trên biển thì:-??,.
 

PhễuKFC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-35347
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,329
Động cơ
506,018 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
kiểu gì nó chẳng có răm con Su hộ tống sao đến gần được, mà mig mà phi ra ngoài đấy chắc phải nhờ nó bơm cho rồi ko thì về kiểu gì.
 

Nông_dân

Xe buýt
Biển số
OF-50869
Ngày cấp bằng
14/11/09
Số km
660
Động cơ
462,200 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái thằng viết bài cho bác Gấu là thằng chả hiểu biết gì, và còn rất ngu! >:D<
Em thấy nó phân tích giống trận giả tưởng tượng của trẻ con. Ức thì ức thật, nhưng các cụ nhà mình sẽ luôn sử dụng các chiêu ngoại giao để ko phải đánh với bọn khựa
Năm 79 nó dùng chiến lược lấy thịt đè người mà ta còn mệt huống chi là bây h nó dùng vũ khí tinh nhuệ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top