
Việc căn cứ vào nồng độ cồn trong máu để ra mức quy định vị phạm an toàn giao thông không phải là vấn đề mới trên thế giới. Cồn trong các loại đồ uống như rượu, bia, rượu mạnh hay cocktails là một chất có khả năng gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của người sử dụng khiến họ mất khả năng tự chủ, định hình phương hướng cũng như phản xạ khi có vấn đề. Chính điều này khiến việc điều khiển phương tiện giao thông khi có ảnh hưởng của cồn trở nên nguy hiểm không chỉ với bản thân họ mà còn với những người đi cùng trên đường.
Sau đây là tóm tắt ngắn của Ezlaw về mức độ cồn được pháp luật cho phép khi điều khiển phương tiện giao thông.
Nồng độ cồn quy định

Người điều khiển xe ôtô không được phép có cồn trong máu khi đang lưu thông. Đối với xe máy hoặc xe môtô, mức độ cồn cho phép là 50mg/100ml máu hoặc 0.25mg/1 lít khí thở.


Người có cân nặng, thể trạng lớn hơn khi uống một đơn vị chuẩn sẽ có nồng độ cồn thấy hơn người có thể trạng nhỏ hơn. Mức độ cồn trong máu cũng khác biệt lớn giữa nam và nữ do thể trạng của nữ ít nước và nhiều mô mỡ hơn nam. Cũng tuỳ hệ thần kinh từng người mà mức độ tác động của cồn cũng khác nhau. Vì thế những lời khuyên uống được từ 1-2 ly trong 1 tiếng trước khi lái xe có thể đúng với một số người nhưng không thể dùng làm căn cứ cho bất kì ai. Đã có nhiều trường hợp chỉ uống 1 ly bia buổi trưa nhưng khi chiều bị kiểm tra nồng độ vẫn bị vượt mức quy định.
Mức phạt vi phạm đối với điều khiển phương tiện khi có cồn trong máu

Đây là mức quy định phạt của Nghị Định 107/2013/NĐ-CP. Tuỳ vào mức độ cồn trong máu của bạn mà mức phạt có thể từ vài trăm ngàn tới vài triệu, thậm chí còn có thể bị tịch thu bằng lái trong 2 tháng.
Lời khuyên của Ezlaw

Thế nên Ezlaw khuyên bạn không nên điều khiển phương tiện giao thông khi đã uống những đồ uống có cồn và nếu các bạn có kế hoạch đi chơi khuya và có uống rượu bia, hãy tìm những giải khác đi lại khác như taxi, người khác chở hoặc uber!
Link: http://www.ezlawblog.com/2015/05/nong-o-con-cho-phep-khi-ieu-khien-giao.html