[Funland] IMF yêu cầu Việt Nam tính lại GDP một lần nữa

Teaser

Xe tải
Biển số
OF-711081
Ngày cấp bằng
21/12/19
Số km
471
Động cơ
-16,055 Mã lực
Xin được nghèo mà cũng không cho

CÁC KHUYẾN NGHỊ QUAN TRỌNG MÀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF) ĐÃ GỬI CHO TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM TRONG QUÝ I/2021:

(1) Thay đổi năm gốc cố định (giá so sánh 2010) sang năm gốc liên hoàn.
(2) Thống kê tài khoản quốc gia toàn diện - bao trùm cả những hoạt động không quan sát được.
(3) Cải thiện hơn nữa khả năng dễ dàng tiếp cận dữ liệu và siêu dữ liệu chi tiết sẵn có bằng tiếng Anh.
(4) Xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng tháng.
(1) Tại sao phải chuyển đổi năm gốc liên hoàn ?
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng năm gốc cố định (giá so sánh 2010) để tính toán sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Nhưng năm gốc cố định (giá so sánh 2010) đã trở nên lỗi thời, vì thế Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK) có kế hoạch xây dựng năm gốc cố định mới (giá so sánh 2020). Tuy nhiên, IMF cho rằng năm 2020 không phù hợp để chọn làm năm gốc cố định, vì tác động của đại dịch Covid-19 sẽ tạo ra những hình thái bất thường đối với tài khoản quốc gia. Ngoài ra, do cú sốc hiện tại có thể kéo dài và tiếp diễn sang năm 2021, IMF cũng khuyến nghị rằng những quốc gia đã lên kế hoạch sử dụng năm 2021 làm gốc cố định mới cũng nên cân nhắc điều chỉnh kế hoạch và lựa chọn một năm gốc cố định khác.
Trở lại câu chuyện của Việt Nam, IMF khuyến nghị TCTK Việt Nam chuyển đổi từ năm gốc cố định sang năm gốc liên hoàn. Trên lý thuyết, việc sử dụng năm gốc liên hoàn ưu việt hơn, bởi vì các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được cập nhật thường xuyên, giảm nguy cơ xảy ra những méo mó so với cách tiếp cận dựa trên năm gốc cố định.
IMF sẽ trực tiếp hỗ trợ TCTK Việt Nam chuyển đổi năm gốc cố định sang năm gốc liên hoàn. Dự kiến tháng 12/2022, TCTK Việt Nam phải bắt đầu thử nghiệm biên soạn và trình bày tài khoản quốc theo năm gốc liên hoàn. Dự kiến tháng 3/2023, TCTK Việt Nam phải công bố toàn bộ tài khoản quốc gia đã chuyển đổi năm gốc mới. Dự kiến tháng 4/2023, toàn bộ dữ liệu mới sẽ được hợp nhất trên hệ thống World Economic Outlook Database của IMF.
(2) Vì sao phải đánh giá lại quy mô kinh tế của Việt Nam thêm một lần nữa?
Trong những năm gần đây, IMF đã hai lần hỗ trợ Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP. Lần thứ nhất là đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017, tăng bình quân 25,4% mỗi năm so với trước đó. Lần thứ hai là đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2018-2020, cũng tăng bình quân trên 25% so với trước đó. IMF ước tính quy mô GDP 2020 của Việt Nam đạt 340,8 tỷ USD (báo cáo tháng 4/2021).
Tuy nhiên, hai đợt thực hiện đánh giá lại quy mô GDP trên chỉ mới xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp. IMF cho rằng Việt Nam đã loại trừ một số hoạt động kinh tế không quan sát được, dẫn đến ước tính thiếu quy mô của nền kinh tế, có thể làm sai chệch tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), gây trở ngại cho so sánh quốc tế. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dịch vụ và thành tố phi chính thức của ngành này khiến các cơ quan thống kê gặp nhiều thách thức trong công tác đo lường. Cho nên, IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam thống kê tài khoản quốc gia toàn diện thêm một lần nữa.
Một cuộc tổng điều tra kinh tế sẽ được thực hiện trong năm 2021, dự kiến tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, sẽ bao trùm các hoạt động phi chính thức. Đồng thời, IMF sẽ hướng dẫn TCTK Việt Nam áp dụng một hệ thống thống kê mới (hệ thống bảng SUT & IO 2020). Dự kiến, các phương pháp tính toán mới sẽ được đồng bộ vào tháng 6/2022, thực hiện song song với việc chuyển đổi năm gốc liên hoàn.
(3) Việt Nam nên công bố dữ liệu bằng tiếng Anh ?
IMF cho rằng các công bố về tài khoản quốc gia năm hoặc quý của Việt Nam dường như không sẵn có tại cổng thông tin điện tử của TCTK Việt Nam. Các ước tính GDP quý chỉ được công bố bằng tiếng Việt gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Việc công bố dữ liệu bằng tiếng Anh sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng quốc tế tiếp cận thông tin tốt hơn.
(4) Việt Nam cần xây dựng tiêu chí tăng trưởng kinh tế hàng tháng ?
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia thường có các cập nhật báo cáo dữ liệu sớm nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có các báo cáo kinh tế xã hội hàng tháng, báo cáo tăng trưởng kinh tế hàng quý, mà chưa có báo cáo tăng trưởng kinh tế hàng tháng. IMF khuyến nghị TCTK Việt Nam cần xây dựng thêm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng tháng để cung cấp đa dạng thông tin hơn. IMF sẽ nghiên cứu các phương án lựa chọn để giúp TCTK Việt Nam xây dựng chỉ tiêu này, đồng thời cũng sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện các chỉ tiêu kinh tế hàng quý hiện có.
Như vậy, IMF đã ba lần khuyến nghị Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP. Về phía Việt Nam, TCTK Việt Nam bắt đầu sử dụng các phương pháp tính toán mới để tiến hành thực hiện tổng điều tra kinh tế, tuy nhiên vẫn đang sử dụng năm gốc cố định (giá so sánh 2010). Cụ thể trong báo cáo kinh tế xã hội Quý I/2021, giá trị GDP đã thay đổi tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, TCTK Việt Nam cũng đang rà soát lại GRDP cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2010-2020, dự kiến công bố vào tháng 8/2021.
---------------------------------------------------------
© Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổng cục Thống kê Việt Nam-Share by Nguyen Vinh from VPC Group


Sau lần tính lại này thì GDP thực của Việt Nam là bao nhiêu?
 

Emesco

Xe điện
Biển số
OF-8524
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
4,065
Động cơ
717,821 Mã lực
Cao hơn Philipin là chắc chắn
 
  • Vodka
Reactions: 202

VCHDHN

Xe lăn
Biển số
OF-146690
Ngày cấp bằng
22/6/12
Số km
10,949
Động cơ
973,179 Mã lực
Xin được nghèo mà cũng không cho

CÁC KHUYẾN NGHỊ QUAN TRỌNG MÀ QUỸ TIỀN TỆ QUỐC TẾ (IMF) ĐÃ GỬI CHO TỔNG CỤC THỐNG KÊ VIỆT NAM TRONG QUÝ I/2021:

(1) Thay đổi năm gốc cố định (giá so sánh 2010) sang năm gốc liên hoàn.
(2) Thống kê tài khoản quốc gia toàn diện - bao trùm cả những hoạt động không quan sát được.
(3) Cải thiện hơn nữa khả năng dễ dàng tiếp cận dữ liệu và siêu dữ liệu chi tiết sẵn có bằng tiếng Anh.
(4) Xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng tháng.
(1) Tại sao phải chuyển đổi năm gốc liên hoàn ?
Hiện nay, Việt Nam đang sử dụng năm gốc cố định (giá so sánh 2010) để tính toán sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô. Nhưng năm gốc cố định (giá so sánh 2010) đã trở nên lỗi thời, vì thế Tổng cục Thống kê Việt Nam (TCTK) có kế hoạch xây dựng năm gốc cố định mới (giá so sánh 2020). Tuy nhiên, IMF cho rằng năm 2020 không phù hợp để chọn làm năm gốc cố định, vì tác động của đại dịch Covid-19 sẽ tạo ra những hình thái bất thường đối với tài khoản quốc gia. Ngoài ra, do cú sốc hiện tại có thể kéo dài và tiếp diễn sang năm 2021, IMF cũng khuyến nghị rằng những quốc gia đã lên kế hoạch sử dụng năm 2021 làm gốc cố định mới cũng nên cân nhắc điều chỉnh kế hoạch và lựa chọn một năm gốc cố định khác.
Trở lại câu chuyện của Việt Nam, IMF khuyến nghị TCTK Việt Nam chuyển đổi từ năm gốc cố định sang năm gốc liên hoàn. Trên lý thuyết, việc sử dụng năm gốc liên hoàn ưu việt hơn, bởi vì các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được cập nhật thường xuyên, giảm nguy cơ xảy ra những méo mó so với cách tiếp cận dựa trên năm gốc cố định.
IMF sẽ trực tiếp hỗ trợ TCTK Việt Nam chuyển đổi năm gốc cố định sang năm gốc liên hoàn. Dự kiến tháng 12/2022, TCTK Việt Nam phải bắt đầu thử nghiệm biên soạn và trình bày tài khoản quốc theo năm gốc liên hoàn. Dự kiến tháng 3/2023, TCTK Việt Nam phải công bố toàn bộ tài khoản quốc gia đã chuyển đổi năm gốc mới. Dự kiến tháng 4/2023, toàn bộ dữ liệu mới sẽ được hợp nhất trên hệ thống World Economic Outlook Database của IMF.
(2) Vì sao phải đánh giá lại quy mô kinh tế của Việt Nam thêm một lần nữa?
Trong những năm gần đây, IMF đã hai lần hỗ trợ Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP. Lần thứ nhất là đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010-2017, tăng bình quân 25,4% mỗi năm so với trước đó. Lần thứ hai là đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2018-2020, cũng tăng bình quân trên 25% so với trước đó. IMF ước tính quy mô GDP 2020 của Việt Nam đạt 340,8 tỷ USD (báo cáo tháng 4/2021).
Tuy nhiên, hai đợt thực hiện đánh giá lại quy mô GDP trên chỉ mới xem xét, rà soát các hoạt động kinh tế thuộc phạm vi sản xuất theo quy định của Việt Nam, không đề cập tới các hoạt động kinh tế ngầm và kinh tế bất hợp pháp. IMF cho rằng Việt Nam đã loại trừ một số hoạt động kinh tế không quan sát được, dẫn đến ước tính thiếu quy mô của nền kinh tế, có thể làm sai chệch tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP), gây trở ngại cho so sánh quốc tế. Sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành dịch vụ và thành tố phi chính thức của ngành này khiến các cơ quan thống kê gặp nhiều thách thức trong công tác đo lường. Cho nên, IMF sẽ hỗ trợ Việt Nam thống kê tài khoản quốc gia toàn diện thêm một lần nữa.
Một cuộc tổng điều tra kinh tế sẽ được thực hiện trong năm 2021, dự kiến tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8, sẽ bao trùm các hoạt động phi chính thức. Đồng thời, IMF sẽ hướng dẫn TCTK Việt Nam áp dụng một hệ thống thống kê mới (hệ thống bảng SUT & IO 2020). Dự kiến, các phương pháp tính toán mới sẽ được đồng bộ vào tháng 6/2022, thực hiện song song với việc chuyển đổi năm gốc liên hoàn.
(3) Việt Nam nên công bố dữ liệu bằng tiếng Anh ?
IMF cho rằng các công bố về tài khoản quốc gia năm hoặc quý của Việt Nam dường như không sẵn có tại cổng thông tin điện tử của TCTK Việt Nam. Các ước tính GDP quý chỉ được công bố bằng tiếng Việt gây khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin. Việc công bố dữ liệu bằng tiếng Anh sẽ tạo thuận lợi cho cộng đồng quốc tế tiếp cận thông tin tốt hơn.
(4) Việt Nam cần xây dựng tiêu chí tăng trưởng kinh tế hàng tháng ?
Hiện nay, Việt Nam là quốc gia thường có các cập nhật báo cáo dữ liệu sớm nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, Việt Nam chỉ có các báo cáo kinh tế xã hội hàng tháng, báo cáo tăng trưởng kinh tế hàng quý, mà chưa có báo cáo tăng trưởng kinh tế hàng tháng. IMF khuyến nghị TCTK Việt Nam cần xây dựng thêm chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế hàng tháng để cung cấp đa dạng thông tin hơn. IMF sẽ nghiên cứu các phương án lựa chọn để giúp TCTK Việt Nam xây dựng chỉ tiêu này, đồng thời cũng sẽ hỗ trợ cho việc cải thiện các chỉ tiêu kinh tế hàng quý hiện có.
Như vậy, IMF đã ba lần khuyến nghị Việt Nam đánh giá lại quy mô GDP. Về phía Việt Nam, TCTK Việt Nam bắt đầu sử dụng các phương pháp tính toán mới để tiến hành thực hiện tổng điều tra kinh tế, tuy nhiên vẫn đang sử dụng năm gốc cố định (giá so sánh 2010). Cụ thể trong báo cáo kinh tế xã hội Quý I/2021, giá trị GDP đã thay đổi tăng hơn 60% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, TCTK Việt Nam cũng đang rà soát lại GRDP cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2010-2020, dự kiến công bố vào tháng 8/2021.
---------------------------------------------------------
© Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Tổng cục Thống kê Việt Nam-Share by Nguyen Vinh from VPC Group


Sau lần tính lại này thì GDP thực của Việt Nam là bao nhiêu?
Chắc chắn sẽ là 1 con số đẹp :))
 

Rivers

Xe lăn
Biển số
OF-431945
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
12,258
Động cơ
750,086 Mã lực
Ơ thế ra là chủ tịt giả nghèo à.
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
8,231
Động cơ
84,868 Mã lực
Mình thống kê xong có khi dân Phil, Thái lại kéo nhau về thủ đô của họ hỏi CP là các ông làm ăn thế nào mà để VN họ vượt kìa; làm ăn chán thế này thì các đản.g phái lên theo VN chỉ cần 1. Bao nhiêu năm đi bộ chả bằng VN người ta chạy có một lúc :D
 

dpbd90

Xe tải
Biển số
OF-738352
Ngày cấp bằng
5/8/20
Số km
270
Động cơ
66,837 Mã lực
Tuổi
34
VN: Để yên cho em "nghèo"
 

ceconam

Xe điện
Biển số
OF-203287
Ngày cấp bằng
23/7/13
Số km
3,395
Động cơ
952,789 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Túm lại là trước 18h30 chiều nay có số nào để e theo với ko??? Mấy cái số này giờ cứ nhiw đi xin trạng số đề ấy nhỉ
 

TsarPutin

Xe tăng
Biển số
OF-732456
Ngày cấp bằng
12/6/20
Số km
1,812
Động cơ
89,761 Mã lực
Nơi ở
Mỹ Đình
Hôm trc có bài báo bên TQ bảo làm gì có nước nào (VN) GDP 3k/năm mà kim ngạch XNK khiếp như vậy ( khoảng 530 tỷ đô)
Còn VN ở ĐNA thì bị bạn Phi chê nghèo, k có tiền ăn đồ ăn nhanh
VN thì im k nói gì, tiếp tục ôm bao tải tiền đi mua đất =))
 

Zerodaide

Xe buýt
Biển số
OF-471920
Ngày cấp bằng
21/11/16
Số km
920
Động cơ
1,260,690 Mã lực
Tuổi
32
Tổ sư mấy ông IMF này, người ta muốn nghèo cũng không yên
 

Cá Tráp

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-452824
Ngày cấp bằng
13/9/16
Số km
15,251
Động cơ
322,599 Mã lực
Tuổi
48
Chắc nó sợ kiểu giả hộ nghèo lãnh tiền chính sách ở ta đây mà.:))
Minh bạch và trung thực thì tốt chứ sao.
Đưa ra cái kết quả mới cho TG giật mình chơi.
 

Vie.ABC

Xe container
Biển số
OF-106504
Ngày cấp bằng
22/7/11
Số km
5,558
Động cơ
439,566 Mã lực
Hôm trc có bài báo bên TQ bảo làm gì có nước nào (VN) GDP 3k/năm mà kim ngạch XNK khiếp như vậy ( khoảng 530 tỷ đô)
Còn VN ở ĐNA thì bị bạn Phi chê nghèo, k có tiền ăn đồ ăn nhanh
VN thì im k nói gì, tiếp tục ôm bao tải tiền đi mua đất =))
Trong cái khoản tiền kim nghạch XNK đấy .... thì chỉ có tý tẹo tiền Nhân Công thôi mợ nhá !...
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,349 Mã lực
Mình thống kê xong có khi dân Phil, Thái lại kéo nhau về thủ đô của họ hỏi CP là các ông làm ăn thế nào mà để VN họ vượt kìa; làm ăn chán thế này thì các đản.g phái lên theo VN chỉ cần 1. Bao nhiêu năm đi bộ chả bằng VN người ta chạy có một lúc :D
Chẳng vui gì đâu.
Bây giờ mà GDP cao ngất sẽ lộ ra nhiều cái dở so với hàng xóm:
Kinh tế ngầm khủng
FDI tỷ trọng lớn, chuyển giá.
Huy động vào ngân sách nhà nước cao
Thu nhập lao động thấp
(Tóm lại nước giầu nhưng dân nghèo)
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,448
Động cơ
288,584 Mã lực
Hôm trc có bài báo bên TQ bảo làm gì có nước nào (VN) GDP 3k/năm mà kim ngạch XNK khiếp như vậy ( khoảng 530 tỷ đô)
Còn VN ở ĐNA thì bị bạn Phi chê nghèo, k có tiền ăn đồ ăn nhanh
VN thì im k nói gì, tiếp tục ôm bao tải tiền đi mua đất =))
Bác kể giống hệt thằng Phil đồng nghiệp cũ của em. Được sang HN công tác là sướng lắm, riêng đoạn đi lại đã sướng hơn ở Makati hay Quezon bao nhiêu, nhưng lại ra cái vẻ, tao thấy HN chưa có Jolibee vơi Bonchon nên chất lượng cuộc sống của chúng mày vẫn cần phải cải thiện hơn. Mình chết cười :))
 

Nam_Đà _Nẵng

Xe container
Biển số
OF-76910
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
5,682
Động cơ
820,720 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thôi em vẫn còn nghèo lắm , để cho em yên ổn làm ăn chứ thu nhập bọn em còn thua cả Angola - Nơi được nhiều youtuber giúp đỡ .
 

Nam_Đà _Nẵng

Xe container
Biển số
OF-76910
Ngày cấp bằng
3/11/10
Số km
5,682
Động cơ
820,720 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top