Về vụ lừa đảo khoa học vĩ đại nhất thế giới các cụ cứ google theo từ khóa "Hwang Woo Suk" mà xem nhé.
Em lại chia sẻ một số quan điểm cá nhân em về đồ dân dụng và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật của HQ
Nhà em cũng dùng một số đồ HQ vì giá trị sử dụng của nó rất tốt trong tầm tiền mà em có. Theo em thì những đặc điểm chung lớn nhất của sản phẩm dân dụng HQ hiện nay là:
1. Dải sản phẩm rộng lớn, mang lại nhiều cơ hội để người sử dụng lựa chọn trong khả năng tài chính của mình
2. Các sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất ra với độ bền sử dụng chấp nhận được và giá bán hợp lý, tức là có giá trị sử dụng tốt chứ không giống triết lý giá rẻ tận cùng + chất lượng kém như hàng Tầu.
3. Ở các sản phẩm giá rẻ thì luôn duy trì mức giá thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại của các nhà sản xuất khác, điều này kích thích nhu cầu của lớp khách hàng thấp hơn, tức là "trao cho họ cơ hội sử dụng sản phẩm của mình". Đây có lẽ là đặc điểm nổi bật nhất khiến cho các thương hiệu HQ luôn gần gũi với những khách hàng muốn nâng cao giá trị cuộc sống nhưng hạn chế về tài chính.
4. Các dịch vụ sau bán hàng rất tốt, vì thế dễ lôi kéo khách hàng ở mục 3 trở thành khách hàng trung thành khi tài chính của họ nâng lên.
Công bằng mà nói thì với triết lý như vậy, các thương hiệu HQ rất thành công và hiện nay đang xuất hiện một hình thức copy lại triết lý này, nhất là ở nhóm các thương hiệu Nhật bị Trung Quốc mua (VD nhóm giá dụng của Sanyo).
Xét trên lĩnh vực hàng dân dụng thì các sản phẩm HQ đã rất thành công, nhưng không thể vì thế mà nhiều cụ đánh đồng là HQ đã đạt tới trình độ khoa học kỹ thuật đỉnh cao của thế giới, điều này còn rất xa vì những lý do sau:
- Các sản phẩm dân dụng ngày nay của mọi hãng sản xuất đều có tính toàn cầu hóa cao, có thể sản xuất đại trà, sản phẩm cho người sử dụng không còn đồng nghĩa với "kỹ thuật cao siêu" như 20 năm trước đây. Trong khi đó các công trình khoa học có tính đột phá của thế giới không phải là một dạng sản phẩm sản xuất đại trà, nó có thể có sự hợp tác của các nhà khoa học từ nhiều quốc gia và được công bố rộng rãi về mặt ý tưởng nhưng không phải là thứ chất xám dùng chung kiểu như lắp ráp xe hơi hay lắp ráp máy tính. Thậm chí khi mang ra ứng dụng sẽ được coi là bí mật quốc gia, là thế mạnh để khẳng định giá trị quốc gia mà không thể mang ra chia sẻ trong một khoảng thời gian nhất định. Nói một cách đơn giản là có thể bỏ tiền ra mua cả một dây chuyền sản xuất điện thoại nhưng không thể bỏ tiền ra mua các công trình này.
- Thực tế cho thấy là trong vài chục năm qua, HQ vẫn chỉ mạnh về sản xuất chứ chưa xuất sắc về công nghệ, HQ là nước được coi là đã có nền khoa học công nghệ phát triển nhưng chưa đoạt giải Nobel nào.
- Các công trình có hàm lượng kỹ thuật cao của HQ gặp nhiều tai tiếng và thất bại rất nhiều, ví dụ các vụ đổ giàn khoan BP, vụ nhà máy điện nguyên tử, các vụ phóng vệ tinh không thành công, ngụy tạo công trình khoa học...
- Giáo dục HQ khá phát triển nhưng chưa đủ mạnh để tạo tiền đề tốt cho nền tảng khoa học tiên tiến sau này, so với Nhật Bản thì sức thu hút đối với sinh viên và giới nghiên cứu khoa học của các trường ĐH, viện nghiên cứu của HQ còn rất yếu.
- Yếu tố khách quan: cuộc cách mạng về lĩnh vực điện tử bắt đầu diễn ra cách đây vài chục năm, vào thời điểm đó các phát minh rất nhiều, các bằng sáng chế dễ mua và các nước nhanh nhạy như Mỹ, Nhật, Isarael đã mua/thu hút rất nhiều bằng sáng chế(điện tử và cả các lĩnh vực khác), đóng góp rất nhiều cho các nghiên cứu và ứng dụng của họ sau này. Ngày nay thì không chỉ với HQ mà mọi quốc gia khác ngoài các ông lớn đều khó có thể áp dụng phương thức này để tích lũy chất xám. Còn nếu cứ làm liều copy thì ắt sẽ bị kiện!
- Một số nguyên nhân khác như tâm lý xã hội, đặc điểm tính cách dân tộc... nhưng không nên đề cập tới vì nó lan man quá. Em bye các cụ đi ăn trưa đã