ngày 23 tết, sau 2 ngày biền biệt, hôm nay Gấu đi làm, giao nhiệm vụ trông em bé, tranh thủ tìm hiểu ngày Táo quân chầu giời.
http://vietbao.vn/Van-hoa/Su-tich-ngay-ong-Cong-ong-Tao/1735205513/505/
Không biết tục cúng Ông Táo đã có từ bao giờ nhưng theo các vị cao niên kể lại thì đây là phong tục đã có từ rất lâu và có rất nhiều điển tích về ngày lễ ông Công, ông Táo được lưu truyền trong dân gian. Nhân ngày 23 tháng Chạp, ANTĐ giới thiệu với bạn đọc một số điển tích được các bậc cao niên thường kể lại cho con cháu.
Truyền thuyết xưa kể lại có hai vợ chồng nghèo khổ quá, phải bỏ nhau, mỗi người một nơi tha phương cầu thực. Sau đó, người vợ may mắn lấy được chồng giàu. Một năm, vào ngày 23 tháng Chạp, đang đốt vàng mã ngoài sân thì thấy một người ăn xin bước vào, nhận ra chính là chồng cũ nên người vợ động lòng, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho.
Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm "vua bếp". Và từ đó, dân gian mới có câu ca rằng:
Thế gian một vợ một chồng
Chẳng như vua bếp hai ông một bà
Lễ vật cúng Ông Táo được chuẩn bị vô cùng chu đáo và trang trọng thể hiện sự thành kính của các gia chủ. Lễ vật gồm có: mũ Táo Quân thường có 3 cỗ (chiếc) gồm một của nữ thần không có cánh chuồn, 2 của nam thần có cánh chuồn, kèm theo áo quan, hia (hài), tiền vàng, tiền bạc cùng bệ bằng giấy. Nhưng để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) kèm theo một chiếc áo và một đôi hia. Theo sách "Nam Định địa dư chí" của tiến sĩ đốc học Khiếu Năng Tĩnh thế kỷ XIX, thì mũ, áo, hia của Táo Quân màu vàng. Nhưng có sách lại nói màu sắc tùy thuộc từng năm, ứng với các hành Kim (vàng), Mộc (trắng), Thủy (xanh), Hỏa (đỏ), Thổ (đen).
Ngoài những đồ “vàng mã” sẽ được hóa vàng sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ để lập bài vị mới thì lễ vật còn có hoa quả (chuối, bưởi, quất vàng, hoa cúc…), trầu cau, hương đèn, cỗ mặn (xôi, thịt, rượu), và cá chép sống ở miền Bắc, ngựa với đầy đủ dây cương, yên ở miền Trung. Theo quan niệm của người miền Bắc thì ông Công, ông Táo khi đi lên thiên đình phải cưỡi cá chép vì chỉ có cá chép mới có thể vượt vũ môn hóa rồng bay lên trời. Cá chép được mua thường là chép nhỏ màu đen tuyền hoặc vàng đỏ khỏe mạnh, sau đó được bỏ vào trong chậu xinh xinh để lên trên bàn thờ cúng cùng các lễ vật khác. Đến chiều thì phóng sinh cá ra ao hồ, sông suối…
Cùng với các lễ vật chay thì mâm cỗ mặn để cúng tiễn ông Táo đi nhanh về sớm cũng được các gia chủ chuẩn bị rất chu đáo. Dù khó khăn hay khá giả, các gia đình vẫn cố gắng sắm một mâm cỗ với đầy đủ các món ăn truyền thống để tỏ lòng biết ơn với các vị Định phúc Táo Quân. Mâm cỗ cúng ông Táo truyền thống gồm có: Xôi gấc, thịt nấu đông, nem rán, giò nạc, cá chép rán, thịt lợn luộc, lòng gà nấu măng, món xào, dưa cải, rượu trắng, chè sen ở miền Bắc còn trong Nam có thêm xôi chè, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, dưa kiệu…
Đặc biệt, theo tục xưa còn truyền thì mâm cỗ cúng không thể thiếu một con gà luộc ngậm hoa hồng, nhưng gà cúng ông Táo phải là gà cồ mới gáy bởi các gia chủ muốn cầu xin Táo Quân lên tâu với Ngọc Hoàng Thượng Đế cho con trẻ sau này lớn lên có nhiều nghị lực và sinh khí hiên ngang như con gà cồ vậy!
Ngày nay, phong tục cúng ông Táo, ông Công không được tổ chức chu đáo và nhiều nghi lễ như xưa. Chỉ một chậu cá, một mâm cỗ đơn giản với gà luộc, xôi gấc, chè kho mua sẵn và một vài món mặn là xong mâm cỗ để nhớ ơn đến tổ tiên và các vị thần đã bảo vệ cho gia đình mình một năm an bình, thịnh vượng.
Pót một số píc trong chuyến Mường Cơi, Sơn La với chủ đề
Đào, Thớt, thịt trâu khô...
Xuất phát từ TP.Hòa Bình 8h20 phút, đến TT Thanh Sơn 9h51 phút,
Đi một mạch đến xã Thu Ngạc, lên đỉnh dốc nghỉ ngơi, bây giờ là 10h30
làm ấm chè chém gió núi
nghe chim hót...gọi xuân
Ngắm nghía vẫn là căn bệnh mãn tính trong những chuyến đi thế này, thịt chua thanh sơn...
rau sạch tự sản, tự cung tự tiêu
Thăm lại ngôi nhà chuyến đi Thu Ngạc, Tân Sơn. Bây giờ xung quanh nhà đã phủ màu xanh cây lá
Chỉ còn cách Thu Cúc tròn 20kilomets