Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Liệu đã đủ tiêu chí lên quận vào năm 2020?
Ô nhiễm môi trường tràn lan
Theo khảo sát đánh giá, huyện Hoài Đức đã đạt được 5/6 tiêu chí trong nhóm chỉ số phát triển kinh tế – xã hội, 14/21 tiêu chí trong nhóm chỉ số về trình độ phát triển cơ sở hạ tầng của tiêu chí quận được quy định tại Điều 6 Nghị định 62/201NĐ-CP. Dẫu kết quả khảo sát khá khả quan, tuy nhiên, xét trên thực tế vẫn còn rất nhiều tồn tại cản trở quá trình lên quận của Hoài Đức, nhất là vấn đề đáp ứng tiêu chí về nước thải đô thị, tiêu chí vệ sinh môi trường chưa thực sự được quan tâm đúng mức, đặc biệt là tại các làng nghề của địa phương.
Hoài Đức là huyện có tiềm năng phát triển kinh tế lớn từ các làng nghề. Với hầu hết (52/54) làng có nghề, trong đó 12 làng được thành phố công nhận làng nghề truyền thống, có thể kể đến như Dương Liễu, Minh Khai, La Phù,… Các ngành nghề thế mạnh của huyệkênh mương ở Dương Liễun là chế biến nông sản thực phẩm, bánh kẹo, dệt may. Không thể phủ nhận, lợi ích về mặt kinh tế mà các làng nghề này mang lại, góp phần ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, từng bước xây dựng thương hiệu cho quê hương. Tuy nhiên, song song với sự phát triển kinh tế mạnh mẽ là thực trạng ô nhiễm đến mức báo động và sự xuống cấp trầm trọng về cơ sở hạ tầng của các làng nghề.
Phần lớn các Làng nghề đều chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nên hằng ngày một lượng lớn nước thải vẫn thải ra khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bao trùm những khu làng nghề này là một bầu không khí hôi thối, nồng nặc phát ra từ các nhà xưởng, từ các con kênh đen đặc vì nước thải. Lượng nước thải lớn và không qua hệ thống xử lý nên tất cả các kênh, mương tại làng nghề đều nhuốm một màu đen kịt.
Tình hình xử lý khí thải ở các làng nghề cũng là một bài toán thách thức quá trình lên quận của huyện Hoài Đức. Tại cụm công nghiệp làng nghề Dương Liễu hay Minh Khai, La Phù các nhà xưởng thi nhau xả khí thải đen sì khét lẹt ra môi trường, khiến cho bầu không khí trở nên ngột ngạt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân xung quanh.
Cơ sở hạ tầng chưa được quan tâm đầu tư
Đối với tiêu chí về hệ thống công trình hạ tầng đô thị, theo ghi nhận của PV Môi trường và Cuộc sống – Moitruong.net.vn huyện Hoài Đức chưa có nhiều sự đầu tư, chưa được đồng bộ một cách hiệu quả. Hầu hết các dự án đô thị hóa đều tập trung ở các xã Lai Xá, Vân Canh, thị trấn Trạm Trôi còn ở các nơi khác, tốc độ đô thị hóa vẫn rất chậm. Đặc biệt là tại các khu làng nghề, các công trình hạ tầng có dấu hiệu xuống cấp nghiêm trọng. Những con đường bê tông bị giày xéo bởi hàng loạt xe tải chở hàng, dần trở nên hư hỏng, chằng chịt ổ gà. Đặc biệt, vào ngày mưa, đường sá trở nên lầy lội, bẩn thỉu, hai bên lối đi chất đầy rác thải từ các nhà xưởng đổ ra.
Các khu dân cư chưa có nhiều dự án hạ tầng xã hội như trường, trạm, trung tâm thương mại, trung tâm văn hóa thể thao, vui chơi giải trí. Thực tế, vẫn còn hàng loạt dự án trong tình trạng đang dừng tiến độ hoặc thi công cầm chừng như: KĐT hai bên đường Lê Trọng Tấn, KĐT Vân Canh HUD, khu nhà ở Tân Việt, các KĐT Nam An Khánh, Kim Chung – Di Trạch, Lideco, Đại Học Vân Canh,…
Trao đổi với PV, ông Tạ Văn Tá – Phó Bí thư chi bộ số 3, thị trấn Trạm Trôi (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: “Hiện nay cũng có một số dự án nhà ở, khu đô thị chưa được triển khai được hoặc đang bị bỏ hoang. Theo ý kiến của tôi, đã thu hồi đất của dân rồi thì cần phải triển khai nhanh các dự án, để sớm hoàn thiện quá trình đô thị hóa”.
Cho đến nay, cả chục dự án vẫn đang phải “phủ mền đắp chiếu” như KĐT Lideco, nằm trên đường 32, thị trấn Trạm Trôi là một trong những dự án lớn nhất huyện Hoài Đức hiện nay. Dự án do Công ty Cổ phần Phát triển Đô thị Từ Liêm làm chủ đầu tư có quy mô 38,23 ha với tổng mức đầu tư 781 tỷ đồng gồm 600 ngôi biệt thự thiết kế theo phong cách tân cổ điển. Dự án được xây dựng từ năm 2008, hoàn thiện từ năm 2013 song hiện nay có hàng trăm căn biệt thự, liền kề vẫn bỏ hoang.
Hay, KĐT Kim Chung – Di Trạch là dự án do Tổng Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng (Vietracimex) làm chủ đầu tư có tổng diện tích 140 ha với lượng cư dân (ước tính) khoảng 30.000 người. Dự án nằm trên trục đường 32, gần như đối diện với dự án Lideco và cũng như “người hàng xóm”, dự án khủng này 8 năm qua vẫn chưa được hoàn thành. Khi thị trường bất động sản Hà Nội sụp đổ, giá đất tại đây đã rơi tự do về mốc 20 triệu/m2 và không thể phục hồi trong nhiều năm qua. Thanh khoản đóng băng khiến hàng trăm tỷ đồng của người dân bị găm chặt vào 6 – 7 lô liền kề bỏ hoang nằm chơ vơ giữa cánh đồng bạt ngàn cỏ dại.
VIDEO CLIP: Cận cảnh 4 huyện ngoại thành xin “đặc cách” lên quận Ô nhiễm môi trường tràn lan Theo khảo sát đánh giá, huyện Hoài Đức đã đạt được 5/6 tiêu chí trong nhóm chỉ số phát triển kinh tế – xã hội, 14/21 tiêu chí trong nhóm chỉ số về trình độ phát …
moitruong.net.vn