- Biển số
- OF-356906
- Ngày cấp bằng
- 6/3/15
- Số km
- 206
- Động cơ
- 263,310 Mã lực
Sặc em không tin bác Hải với bác Tùng dễ dính thế đâu.
Haha, cụ nhà em cũng sùng bái ông H.. này lắm. Dù sao cũng công nhận ông này giỏi, dù bị quản thúc, tịch thu dấu mà vẫn thổi uy tín và lòng tin vào các con chiên ngoan đạoSặc em không tin bác Hải với bác Tùng dễ dính thế đâu.
danh sách gồm những ai, cụ có biết ko ah? Em thì chỉ biết có mỗi ông H.. bị thôi. Nếu tin nhạy cảm, cụ gửi vào inbox hộ em nhé!Bắt hết cả rồi còn đâu, đã đi lừa lại bị a tập lừa lại, rồi làm khổ biết bao gia đình, tất cả cũng vì chữ tham
CỤ này nói chuẩn này, giờ cả 3 rủi ro đều xảy ra:Em nói sơ sơ cho Cụ Hiểu nhé:
1. đây là dạng đầu tư maọ hiểm.
2. cây macca chỉ là 1 phần trong dự án của IDT
3. lãi mà Cty đưa ra tùy thuộc vào lựa chọn danh mục đầu tư, trung bình lợi nhuận từ 30-60% vốn đầu tư sau 1 năm
4. Nếu cụ bỏ vào đó 100Tr, nếu danh mục đầu tư tạo lợi nhuận 50%, thì 1 năm sau khi đút vào IDT 100Tr, cụ có thêm 100Tr nữa, lúc đó cụ đc rút ra 200Tr, hoặc đầu tư tiếp, hoặc out,
.diễn giải:
- Em cũng đã đi tham gia vài buổi ở IDT. cũng trao đổi trực tiếp với CT HĐQT IDT< Anh Hải. và nhiều người trong IDT. tuy nhiên đầu tư dạng này là góp vốn vào Cho IDT, sau đó IDT sẽ rót vốn vào 1 số dự án khả thi, như Trồng cây macca ở Điện biên( hình như 500 ha) hay dự án khu nhà ở tại hòa bình,( chưa đầu tư) hay các dự án trên internet, thanh toán trực tuyến,
- Về đầu tư thì 1 năm đầu ko được rút vốn, sau 1 năm mới lấy lãi và gốc,
- Lãi thì tùy dự án, ví như các dự án càng lợi nhuận cao, thì khả năng thành công thấp, dự án 100% thắng lợi thì lợi nhuận chỉ 30% 1 năm.
- Rủi ro xảy ra trong các trường hợp sau:
+ IDT phá sản,
+ CT HĐQT phá sản
+ Dự án phá sản
Lên báo rồi các cụ nhé: http://www.baogiaothong.vn/ong-chu-hoc-lam-giau-mat-hut-nha-dau-tu-keu-troi-d134309.html
Ông chủ "Học làm giàu" mất hút, nhà đầu tư kêu trời
Công ty IDT nổi đình nổi đám với các khóa Học làm giàu (hoclamgiau.vn) cũng như các dự án hoành tráng. Huy động vốn thông quan các hợp đồng góp vốn đầu tư với lãi suất siêu khủng (30-60%/năm), cam kết trả đúng hạn, không ít người đã rót tiền trăm, thậm chí tiền tỷ vào IDT. Sau thời gian giữ chữ tín, trả tiền đúng hạn cho nhà đầu tư, gần đây Chủ tịch IDT là ông Phạm Thanh Hải bỗng dưng mất hút, nhà đầu tư như ngồi trên đống lửa với các khoản tiền quá hạn chưa đòi được.
Đầu tư qua... môi giới
Theo giới thiệu trên trang hoclamgiau.vn, ông Phạm Thanh Hải, sinh năm 1966, tốt nghiệp Đại Học và bảo vệ thành công luận án tiến sỹ tại trường Đại học Tổng hợp Belarus (Minsk, Liên Xô cũ) năm 1994.
Ông Hải được giới thiệu là người có bề dày nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và làm việc tại Trung tâm Thông tin Khoa học Kỹ thuật Quốc tế (Maxcơva, Liên bang Nga) và Tập đoàn MASAN (Nga), một trong những thành viên sáng lập, ủy viên Hội đồng Quản trị của Tập đoàn Masan (Liên bang Nga).
Sau đó, ông Hải giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty IDT rồi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty IDT.
Báo Giao thông nhận được đơn tố cáo của bà N.T.K (Nghệ An) về việc bà này có thông qua môi giới để góp vốn đầu tư vào Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Maccadmia Quốc tế (IDMA).
Người nhận ủy thác đầu tư là ông Phạm Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thương mại, Đầu tư và Phát triển Công nghệ Quốc tế (IDT). Công ty này có trụ sở ở tầng 20 tòa nhà Charmvit (117 Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội).
Việc góp vốn đầu tư này thông qua sự môi giới của ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh. Đáng chú ý là, trong hợp đồng không hề có chữ kỳ của bà K. Hợp đồng thứ nhất không có chữ ký của bên ủy thác. Hai hợp đồng còn lại, bên ủy thác được ông Bùi Vinh Châu ký.
Tổng giá trị của 1 hợp đồng góp vốn đầu tư và 2 hợp đồng ủy thác đầu tư với ông Phạm Thanh Hải là 685 triệu đồng.
Nội dung một hợp đồng lập ngày 20/2/2015 cho thấy, bên nhận ủy thác (ông Hải - PV) có toàn quyền sử dụng số tiền 405 triệu đồng của bên ủy thác (bà K. - PV) để góp vốn đầu tư vào Công ty IDMA.
Ngày 20/8/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán cho bà K. một phần tiền góp vốn là 105 triệu đồng (số tiền này đã được thanh toán). Đến ngày 20/11/2015, ông Hải có trách nhiệm thanh toán nốt số tiền 300 triệu đồng cho bà K. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, bà K. không hề nhận được số tiền 300 triệu đồng này.
Ngoài ra, đối với 2 hợp đồng khác ký với ông Hải, bà K. cũng chỉ nhận được tiền thanh toán một phần hợp đồng. Hiện, thời gian chi trả toàn bộ tiền ủy thác đã qua lâu nhưng ông Phạm Thanh Hải không thanh toán tiền như đã giao ước.
IDT là gì, "nhà môi giới đầu tư" nói gì?
Theo tìm hiểu của PV Báo Giao thông, công ty IDT được thành lập ngày 13/03/2007, ngành nghề của IDT là các lĩnh vực đào tạo và công nghệ, bất động sản và một số lĩnh vực khác. Công ty này công bố một số dự án đầu tư trên website như: Học làm giàu, trường xưa, đại học Thành Tây, Macadamia Điện Biên… Một số dự án bất động sản mà công ty IDT đầu tư nhưng "không ai hay biết" như: Dự án NewPeaks, Tây Thăng Long, Đông Trường Sơn…
Cặp vợ chồng "nhà môi giới" đầu tư Bùi Vinh Châu và Đinh Thị Vân Anh.
Trên trang web của mình, IDT tuyên bố chính thức trở thành đối tác chiến lược của Tập đoàn BTA - Tập đoàn Tài chính và Công nghiệp hàng đầu trong Cộng đồng SNG với tổng giá trị tài sản 25 tỷ USD từ tháng 7/2008.
Trước đó, Công ty IDT thường xuyên tổ chức các khóa học làm giàu mời gọi đầu tư với lãi suất siêu khủng từ 30-60%/năm, cao hơn lãi suất ngân hàng rất nhiều. Điều này có nghĩa là nếu nhà đầu tư ủy thác vốn khoảng 1 tỷ đồng thì 1 năm sau sẽ nhận được 1,6 tỷ đồng.
Liên quan đến thông tin phản ánh ở trên, PV Báo Giao thông đã có buổi làm việc với các "nhà môi giới" là ông Bùi Vinh Châu và bà Đinh Thị Vân Anh. Ông Châu và bà Vân Anh cho rằng không có trách nhiệm gì trong các hợp đồng này và đổ toàn bộ trách nhiệm cho Chủ tịch IDT là ông Phạm Thanh Hải.
Tuy nhiên, theo chứng cứ mà PV thu thập được, vợ chồng ông Châu bà Vân Anh có chữ ký trong hợp đồng ủy thác và thừa nhận đó là chữ ký của mình. Trong cả 3 hợp đồng, khi IDT trả tiền lần 1 cho nhà đầu tư là bà K cũng đều do ông Châu hoặc bà Vân Anh ký nhận. Theo bà K, ông Châu và bà Vân Anh cũng ký giấy cam kết bảo đảm thực hiện đúng các hợp đồng nói trên.
Số điện thoại của vị Chủ tịch IDT là ông Phạm Thanh Hải liên tục trong tình trạng không liên lạc được và nhiều nhà đầu tư không thể tìm gặp được. Theo bà Lê Hải Yến - vợ ông Hải, hiện ông Hải đã bị tạm giam để điều tra (?) và mọi vấn đề liên quan IDT phải chờ Cơ quan điều tra kết luận.
"Nhà đầu tư" đến rồi lại... đi về
Một số nhà đầu tư của IDT thường xuyên lên công ty này ngồi nghe ngóng thông tin.
Liên quan đến những khuất tất kể trên, PV đã đến Công ty IDT trong vai một nhà đầu tư được bạn bè giới thiệu. Tại đây, PV gặp một người xưng là nhân viên của Công ty IDT, tên là Ngọc.
Bà Ngọc cho hay, hiện Công ty IDT đang dừng việc đầu tư do có một số vấn đề trong giai đoạn này. Ngoài ra, khi PV hỏi về cách thức góp vốn đầu tư, bà Ngọc thẳng thừng nói về hỏi bạn rồi bận đi gặp những người đã đầu tư.
Tại phòng tiếp khách của Công ty IDT, PV thấy có khoảng chục "nhà đầu tư" đứng ngồi không yên. Theo tìm hiểu của PV, những người này một tuần lên IDT vài lần để nghe ngóng thông tin rồi lại ra về.
Một nhà đầu tư tên N. cho hay, khoảng 2 tháng nay, công ty dừng các hoạt động góp vốn. Bà N. cho biết, bản thân góp vài trăm triệu cho ông Phạm Thanh Hải nhưng đang gặp rắc rối. Bà N. đòi rút hết vốn nhưng nhân viên IDT khất lần với lý do giữ lại để đầu tư tiếp. Bà này từ chối thông tin chi tiết và chỉ khuyên "tốt nhất đừng đầu tư vì rủi ro cao lắm".
Một nhà đầu tư khác tên H. cho PV hay, thời điểm này không đầu tư được. Không những thế, bà H. còn giới thiệu PV sang một công ty đa cấp khác nơi chồng bà này đang làm việc. Theo tìm hiểu của PV, công ty đa cấp được bà H. giới thiệu từng bị Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Quảng Ngãi xử lý vì bán các sản phẩm thực phẩm chức năng không hợp pháp.
Được biết, nếu như khách hành gửi tiền vào ngân hàng mà bị phá sản do nợ xấu thì số tiền gửi tiết kiệm sẽ được giữ nguyên vẹn, không bị mất. Tuy nhiên, việc gửi tiền vào công ty đầu tư tài chính như IDT lại khác. Với vốn điều lệ khoảng vài chục tỷ đồng, nếu công ty IDT phá sản thì không thể chi trả cho hàng ngàn khách hàng với số tiền cả ngàn tỷ.
Ngoài ra, các dự án mà công ty IDT đưa ra quảng cáo không hề có thông tin. Việc đầu tư, triển khai, đánh giá hay kiểm soát đều không có. Nếu chỉ "ăn bánh vẽ" thì khách hàng sẽ chịu thiệt thòi.
Hiện PV cũng nhận được thêm nhiều phản ánh của một số nhà đầu tư đã bỏ tiền tỷ vào công ty IDT và hiện đang lo sốt vó đòi vốn đầu tư về. "Giờ chỉ mong gặp được ông Hải để đòi lại tiền đã đầu tư, không dám nghĩ đến khoản lợi nhuận nữa. Tuy nhiên, Chủ tịch Công ty IDT gần như đã biến mất", một nhà đầu tư xin giấy tên cho biết.
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin vụ việc và làm việc với cơ quan chức năng để làm rõ những dấu hiệu bất thường trong hoạt động huy động vốn đầu tư của Công ty IDT.
Cụ nói chuẩn, em cũng nghĩ như cụ. Bởi vì bọn ngân hàng khi cho bất kỳ ai vay, họ cũng điều tra xem vay tiền làm gì, có khả năng trả gốc và lãi nếu kinh doanh cái đó hay không. Nếu ko có khả năng trả thì họ nhất quyết ko cho vay, trừ 1 số trường hợp đặc biệt như quen biết với chóp bu của ngân hàng.
Chính vì vậy , cộng thêm với bọn IDT đầu tư những thứ rủi ro cao, cộng với đầu tư những thứ trái pháp luật (em đoán thế) (ví như cho vay nặng lãi, cờ bạc quốc tế, rửa tiền cho mấy ông việt kiều ở nước ngoài tìm cách trốn thuế ở nước sở tại,...) nên nó ko thể vay vốn của ngân hàng được, buộc lòng nó phải huy động vốn trong dân (vốn toàn người thiếu hiểu biết về tài chính, kinh doanh), lại rất dễ tính khi thấy lợi nhuận cao. Nên mờ mắt cho bọn nó vay ngay mà chẳng hề mảy may nghi ngờ nó kinh doanh cái gì, có lãi xuất cao thât như thế ko, và nó có kinh doanh đúng lĩnh vực mà bọn nó nói như thế ko.
Em cũng mong công an sớm tóm bọn này để dân ta đỡ mất tiền oan cho bọn nó !
ko biết các cụ nghĩ sao còn bán tín bán nghi chứ ngay từ lúc em biết đến cái tin IDT với lợi nhuận 30% trở lên là em biết lừa rồi. cháu nghĩ pải có 1 vài thằng chống lưng cho nó thì nó mới dám làm càn được như vậy. cháu dự đoán đây sẽ là vụ lừa đảo lớn nhất từ trước đến nay. con số lên tới nghìn tỷ đấyCỤ này nói chuẩn này, giờ cả 3 rủi ro đều xảy ra:
+ IDT phá sản,
+ CT HĐQT phá sản
+ Dự án phá sản.
Mợ Bông cảnh báo trên of được một nhúm người thì ăn thua gìHồi còn mồ ma con Gorby, em đã báo động khẩn cấp về Phạm Thanh Hải và mac-ca rồi; các cụ không bỏ chạy sớm sao?
Những chuyện như thế này không phải khi nào nói cũng được, chỗ nào nói cũng được đâu cụ. Khi chưa có bằng chứng cụ thể, tung tin vô tội vạ sẽ bị mang tội vu khống, triệt hạ doanh nghiệp. Về mặt pháp luật, doanh nghiệp được phép ký hợp đồng bbc huy động vốn. Ngay như vụ Novoland, nhân chứng, vật chứng cụ thể mà em còn bị ném đá tơi tả vì tội "đuổi cùng giết tận" một công ty.Mợ Bông cảnh báo trên of được một nhúm người thì ăn thua gì
vầng ạ, thôi thì em lại hóng tiếp vậy.Những chuyện như thế này không phải khi nào nói cũng được, chỗ nào nói cũng được đâu cụ. Khi chưa có bằng chứng cụ thể, tung tin vô tội vạ sẽ bị mang tội vu khống, triệt hạ doanh nghiệp. Về mặt pháp luật, doanh nghiệp được phép ký hợp đồng bbc huy động vốn. Ngay như vụ Novoland, nhân chứng, vật chứng cụ thể mà em còn bị ném đá tơi tả vì tội "đuổi cùng giết tận" một công ty.
Tuy nhiên, trên báo chí đã có rất nhiều bài đặt vấn đề nghi ngờ hiệu quả macca. Đó cũng là một cách cảnh báo khéo léo, hợp pháp.
Nếu cụ là nạn nhân, nên nói sớm để em tư vấn cách lấy lạivầng ạ, thôi thì em lại hóng tiếp vậy.
nếu em tham gia thì em tham gia từ năm 2003 -2004 cơ Mợ ạNếu cụ là nạn nhân, nên nói sớm để em tư vấn cách lấy lại