Tất cả các tai nạn xẩy ra trên đường không chỉ do người lái xe thiếu kinh nghiệm, mặc dù cũng chính lý do này thường gây ra những tai nạn đáng tiếc. Ngoài ra, còn có những nguyên nhân khách quan khác cũng có thể dẫn tới hậu quả đánh buồn trên đường. Thật đáng tiếc là hầu hết các lái xe, đôi khi cả lái xe chuyên nghiệp cũng không lưu tâm một cách đúng mức tới chúng và một trong những nguyên nhân đó là tư thế ngồi đúng của người lái xe.
Nhiều người lái xe, do tư thế ngồi sai, có cảm giác khó chịu và bất tiện khi lái xe. Rồi khi đã xẩy ra tai nạn thì họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất "thực tế" và “hợp lý”: Nào thì đường thì xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, nào là tầm nhìn hạn chế, xe của mình lại có trục trặc kỹ thuật… Tuy nhiên, chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây đồng hồ quý giá giúp cho người ta có thể kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi người lái xe thanh minh rằng anh ta đã “không kịp” phanh lại trước khi đâm vào một xe khác, có nghĩa là anh ta đã không nhìn thấy những gì xẩy ra trước mặt. Dĩ nhiên, ngồi thoải mái, rộng rãi khi lái xe rất dễ chịu nhưng trong tư thế này, với chân phải tới bàn đạp phanh cũng như xoay vô lăng về hướng cần thiết sẽ khó hơn nhiều. Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh nghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái xe để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Không phải vô cớ mà các bác tài chuyên nghiệp vẫn thường nói rằng trong những tình huống như vậy, phải biết “nghĩ” bằng đôi bàn chân và đôi tay.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xẩy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.
3. Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:
- Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.
- Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.
- Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tập trung từ các kính xe và bảng điều khiển.
- Vặn nhỏ đài hoặc băng cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.
- Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.
Nhiều người lái xe, do tư thế ngồi sai, có cảm giác khó chịu và bất tiện khi lái xe. Rồi khi đã xẩy ra tai nạn thì họ thường đổ lỗi cho một cái gì đó có vẻ như rất "thực tế" và “hợp lý”: Nào thì đường thì xấu, lái xe đâm vào mình trình độ kém, nào là tầm nhìn hạn chế, xe của mình lại có trục trặc kỹ thuật… Tuy nhiên, chính tư thế ngồi không đúng đã làm cho người lái xe mất đi những giây đồng hồ quý giá giúp cho người ta có thể kịp thời xử lý trong những trường hợp khẩn cấp.
Khi người lái xe thanh minh rằng anh ta đã “không kịp” phanh lại trước khi đâm vào một xe khác, có nghĩa là anh ta đã không nhìn thấy những gì xẩy ra trước mặt. Dĩ nhiên, ngồi thoải mái, rộng rãi khi lái xe rất dễ chịu nhưng trong tư thế này, với chân phải tới bàn đạp phanh cũng như xoay vô lăng về hướng cần thiết sẽ khó hơn nhiều. Những người lái xe chuyên nghiệp luôn tạo cho mình thói quen điều chỉnh nghế ngồi trước khi khởi hành. Từ kinh nghiệm của họ, ta có thể rút ra một số nguyên tắc điều chỉnh ghế lái xe để không bị mệt mỏi khi lái và phản xạ kịp thời trước các tình huống khẩn cấp trên đường. Không phải vô cớ mà các bác tài chuyên nghiệp vẫn thường nói rằng trong những tình huống như vậy, phải biết “nghĩ” bằng đôi bàn chân và đôi tay.
1. Để điều chỉnh đúng ghế ngồi, bạn hãy cho ngả lưng ghế ra phía sau một chút, chân trái đạp côn sát sàn, sau đó điều chỉnh ghế về phía trước hay phía sau lưng (trong một số model cao cấp có thể chỉnh được cả độ cao của ghế) tới lúc khi đạp côn sát sàn, chân trái vẫn còn phải hơi gập lại một chút. Như vậy, khi xẩy ra các tình huống phức tạp trên đường đi thì bạn có thể xử lý chân phanh và chân côn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.
2. Để điều chỉnh lưng ghế, một tay bạn nắm vô-lăng ở điểm cao nhất, tay kia điều chỉnh lưng ghế sao cho lưng bạn áp sát vào lưng ghế. Tư thế như vậy sẽ không chỉ giúp đôi tay bạn hoạt động thoải mái, chính xác hơn mà còn giúp bạn “cảm nhận” được toàn bộ chiếc xe của mình.
3. Để kiểm tra xem tư thế của mình đã đúng chưa, bạn hãy thắt dây an toàn lại, sau đó đặt bàn tay trái lên điểm cao nhất của vô-lăng, còn tay phải bạn đưa cần số lên số 3. Nếu khi làm các thao tác này lưng bạn vẫn áp sát lưng ghế thì tư thế ngồi của bạn hoàn toàn đúng.
Ngoài ra, để hạn chế khả năng xảy ra tai nạn tới mức tối đa, bạn cũng nên nhớ và thực hiện 5 nguyên tắc đơn giản sau đây:
- Tạo cho mình thói quen giữ vô-lăng ở phần nửa trên theo nguyên tắc “mười giờ mười phút”.
- Áp thật sát lưng vào ghế ngồi.
- Tháo đi tất cả những gì thuộc về mục “đồ chơi” không cần thiết làm bạn dễ mất tập trung từ các kính xe và bảng điều khiển.
- Vặn nhỏ đài hoặc băng cát-sét, tốt nhất là tắt hẳn đi.
- Không nói chuyện với bạn đồng hành trong khi lái xe, nhất là trong những tình huống phức tạp.