Quy trình Mua bán, Chuyển nhượng nhà đất như sau:
Bước 1: Bên mua và bên bán thỏa thuận, chốt giá mua giá bán nhà đất;
Bước 2: Ký hợp đồng đặt cọc (Hợp đồng đặt cọc có công chứng hoặc không công chứng đều hợp pháp);
Bước 3: Bên mua, bên bán chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ, giấy tờ để đi Công chứng (Hồ sơ hướng dẫn chi tiết bên dưới);
Bước 4: Hai bên mua bán lựa chọn Văn phòng công chứng và đi Công chứng Hợp đồng Mua bán, Chuyển nhượng nhà đất;
Bước 5: Bên phía người mua thực hiện thủ tục kê khai, đăng ký Sang tên Sổ đỏ (Sang tên Giấy chứng nhận QSDĐ);
Bước 6: Người mua, người bán đi đóng thuế và nhận kết quả Sổ đỏ mới đứng tên bên mua.
Để thực hiện đầy đủ theo đúng Quy trình 6 Bước trên thì phía người mua, người bán cần chuẩn bị Hồ sơ giấy tờ và làm theo các thủ tục sau:
Về Thành phần Hồ sơ:
Sổ đỏ (Nhà đất đem bán đã được cấp Sổ đỏ – Giấy chứng nhận QSDĐ);
CMND, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của cả hai vợ chồng bên bán (Trường hợp bên bán đang độc thân phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
CMND, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của cả hai vợ chồng bên mua (Trường hợp bên mua đang độc thân phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
Trên đây là toàn bộ Hồ sơ để làm thủ tục Công chứng Hợp đồng đặt cọc và cũng là Hồ sơ để Công chứng Hợp đồng Mua bán, Chuyển nhượng nhà đất. Sau khi chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ thì thực hiện Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.
Thủ tục Công chứng Hợp đồng như sau:
Bước 1: Hai bên mua bán lựa chọn Văn phòng Công chứng để làm thủ tục Công chứng;
Bước 2: Bên mua, bên bán xuất trình toàn bộ Hồ sơ giấy tờ (BẢN GỐC) theo thứ tự thành phần Hồ sơ nêu trên cho Cơ quan Công chứng;
Bước 3: Văn phòng Công chứng kiểm tra Hồ sơ và Soạn thảo Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng;
Bước 4: Người mua, người bán đọc và ký Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng do Văn phòng Công chứng soạn;
Bước 5: Văn phòng Công chứng đối chiếu, kiểm tra chữ ký, Vân tay của người ký hợp đồng;
Bước 6: Công chứng viên ký và đóng dấu vào Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng Nhà đất.
Sau khi thực hiện đủ 6 Bước trên là xong giai đoạn Công chứng hợp đồng.
Việc giao nhận tiền giữa người mua và người bán cần phải được thỏa thuận và thống nhất trước đó. Để hiểu hơn về việc giao nhận tiền xem bài viết: Quy trình thanh toán Tiền mua bán Nhà đất
Sau khi Văn phòng Công chứng Chứng nhận và đóng dấu thì chuyển sang giai đoạn tiết theo: Bên mua đi làm thủ tục Sang tên sổ đỏ (Sang tên Giấy chứng nhận Quyền SDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Thành phần Hồ sơ Sang tên Sổ đỏ bao gồm (14 loại giấy tờ):
Sổ đỏ bản gốc (Khi sang tên bắt buộc phải nộp lại bản gốc Sổ đỏ);
Nộp thêm 02 bản Sổ đỏ có Sao y công chứng;
Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã công chứng (02 bản gốc);
CMND hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của từng người bên mua, bên bán (Mỗi người 02 bản sao y có công chứng);
Sổ hộ khẩu của bên mua và bên bán (02 bản Hộ khẩu có sao y công chứng của cả hai bên);
Đăng ký kết hôn của bên mua (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
Đăng ký kết hôn của bên bán (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
Biên lai đóng thuế đất phi nông nghiệp hoặc Giấy xác nhận đã đóng thuế đất phi nông nghiệp đối với nhà đất đang mua bán (Một số Quận, huyện ở Hà Nội yêu cầu bắt buộc phải có giấy này nhưng một số Quận, huyện thì không bắt buộc);
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 02 bản;
Tờ khai lệ phí trước bạ 02 bản;
Đơn đăng ký biến động;
Sơ đồ vị trí thửa đất;
Tờ khai xin Cấp đổi phôi Sổ đỏ mới;
Bìa Hồ sơ sang tên sổ đỏ (là tờ bìa kê khai đầu mục Hồ sơ sẽ nộp vào bộ phận một cửa khi sang tên sổ đỏ).
Về Thủ tục sang tên Sổ đỏ sẽ như sau:
Bước 1: Bên phía người mua và người bán tập hợp và kê khai đầy đủ toàn bộ 14 loại Giấy tờ nêu trên;
Bước 2: Người mua tiến hành Nộp Hồ sơ tại bộ phận một của của Văn phòng đăng ký đất đai cấp Quận (Huyện);
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra Hồ sơ, tiếp nhận và xuất phiếu hẹn đi nộp thuế và thời gian trả kết quả Sổ đỏ mới;
Bước 4: Theo thời gian trong phiếu hẹn, người mua và người bán đến Chi cục thuế của Quận, Huyện đó đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Để biết về mức thuế phải đóng là bao nhiêu xem thêm bài viết: 3 loại Thuế, phí phải nộp khi Mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Bước cuối cùng: Người mua quay lại Văn phòng đăng ký đất đai nhận Kết quả Sổ đỏ mới đứng tên mình.
Bước 1: Bên mua và bên bán thỏa thuận, chốt giá mua giá bán nhà đất;
Bước 2: Ký hợp đồng đặt cọc (Hợp đồng đặt cọc có công chứng hoặc không công chứng đều hợp pháp);
Bước 3: Bên mua, bên bán chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ, giấy tờ để đi Công chứng (Hồ sơ hướng dẫn chi tiết bên dưới);
Bước 4: Hai bên mua bán lựa chọn Văn phòng công chứng và đi Công chứng Hợp đồng Mua bán, Chuyển nhượng nhà đất;
Bước 5: Bên phía người mua thực hiện thủ tục kê khai, đăng ký Sang tên Sổ đỏ (Sang tên Giấy chứng nhận QSDĐ);
Bước 6: Người mua, người bán đi đóng thuế và nhận kết quả Sổ đỏ mới đứng tên bên mua.
Để thực hiện đầy đủ theo đúng Quy trình 6 Bước trên thì phía người mua, người bán cần chuẩn bị Hồ sơ giấy tờ và làm theo các thủ tục sau:
Về Thành phần Hồ sơ:
Sổ đỏ (Nhà đất đem bán đã được cấp Sổ đỏ – Giấy chứng nhận QSDĐ);
CMND, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của cả hai vợ chồng bên bán (Trường hợp bên bán đang độc thân phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
CMND, Sổ hộ khẩu, Đăng ký kết hôn của cả hai vợ chồng bên mua (Trường hợp bên mua đang độc thân phải có Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân);
Trên đây là toàn bộ Hồ sơ để làm thủ tục Công chứng Hợp đồng đặt cọc và cũng là Hồ sơ để Công chứng Hợp đồng Mua bán, Chuyển nhượng nhà đất. Sau khi chuẩn bị đầy đủ Hồ sơ thì thực hiện Công chứng Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng.
Thủ tục Công chứng Hợp đồng như sau:
Bước 1: Hai bên mua bán lựa chọn Văn phòng Công chứng để làm thủ tục Công chứng;
Bước 2: Bên mua, bên bán xuất trình toàn bộ Hồ sơ giấy tờ (BẢN GỐC) theo thứ tự thành phần Hồ sơ nêu trên cho Cơ quan Công chứng;
Bước 3: Văn phòng Công chứng kiểm tra Hồ sơ và Soạn thảo Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng;
Bước 4: Người mua, người bán đọc và ký Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng do Văn phòng Công chứng soạn;
Bước 5: Văn phòng Công chứng đối chiếu, kiểm tra chữ ký, Vân tay của người ký hợp đồng;
Bước 6: Công chứng viên ký và đóng dấu vào Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng Nhà đất.
Sau khi thực hiện đủ 6 Bước trên là xong giai đoạn Công chứng hợp đồng.
Việc giao nhận tiền giữa người mua và người bán cần phải được thỏa thuận và thống nhất trước đó. Để hiểu hơn về việc giao nhận tiền xem bài viết: Quy trình thanh toán Tiền mua bán Nhà đất
Sau khi Văn phòng Công chứng Chứng nhận và đóng dấu thì chuyển sang giai đoạn tiết theo: Bên mua đi làm thủ tục Sang tên sổ đỏ (Sang tên Giấy chứng nhận Quyền SDĐ, Quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Thành phần Hồ sơ Sang tên Sổ đỏ bao gồm (14 loại giấy tờ):
Sổ đỏ bản gốc (Khi sang tên bắt buộc phải nộp lại bản gốc Sổ đỏ);
Nộp thêm 02 bản Sổ đỏ có Sao y công chứng;
Hợp đồng mua bán, chuyển nhượng đã công chứng (02 bản gốc);
CMND hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu của từng người bên mua, bên bán (Mỗi người 02 bản sao y có công chứng);
Sổ hộ khẩu của bên mua và bên bán (02 bản Hộ khẩu có sao y công chứng của cả hai bên);
Đăng ký kết hôn của bên mua (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
Đăng ký kết hôn của bên bán (02 bản sao y có công chứng chứng thực);
Biên lai đóng thuế đất phi nông nghiệp hoặc Giấy xác nhận đã đóng thuế đất phi nông nghiệp đối với nhà đất đang mua bán (Một số Quận, huyện ở Hà Nội yêu cầu bắt buộc phải có giấy này nhưng một số Quận, huyện thì không bắt buộc);
Tờ khai thuế thu nhập cá nhân 02 bản;
Tờ khai lệ phí trước bạ 02 bản;
Đơn đăng ký biến động;
Sơ đồ vị trí thửa đất;
Tờ khai xin Cấp đổi phôi Sổ đỏ mới;
Bìa Hồ sơ sang tên sổ đỏ (là tờ bìa kê khai đầu mục Hồ sơ sẽ nộp vào bộ phận một cửa khi sang tên sổ đỏ).
Về Thủ tục sang tên Sổ đỏ sẽ như sau:
Bước 1: Bên phía người mua và người bán tập hợp và kê khai đầy đủ toàn bộ 14 loại Giấy tờ nêu trên;
Bước 2: Người mua tiến hành Nộp Hồ sơ tại bộ phận một của của Văn phòng đăng ký đất đai cấp Quận (Huyện);
Bước 3: Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra Hồ sơ, tiếp nhận và xuất phiếu hẹn đi nộp thuế và thời gian trả kết quả Sổ đỏ mới;
Bước 4: Theo thời gian trong phiếu hẹn, người mua và người bán đến Chi cục thuế của Quận, Huyện đó đóng thuế vào ngân sách nhà nước. Để biết về mức thuế phải đóng là bao nhiêu xem thêm bài viết: 3 loại Thuế, phí phải nộp khi Mua bán, chuyển nhượng nhà đất
Bước cuối cùng: Người mua quay lại Văn phòng đăng ký đất đai nhận Kết quả Sổ đỏ mới đứng tên mình.