- Biển số
- OF-141782
- Ngày cấp bằng
- 14/5/12
- Số km
- 21
- Động cơ
- 364,610 Mã lực
TVGT: Hướng dẫn sử dụng xe số tự động
Hà Phạm - Theo PLTP
- Một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.
Một số người cho rằng dùng số tự động dễ gây tai nạn, số khác lại không muốn dùng số tự động vì ngại tốn xăng. Sau đây là một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.
Từ những năm 40 của thế kỷ trước, hộp số tự động ra đời đã giúp người lái xe giảm bớt được khá nhiều thao tác để tập trung vào tay lái, giảm bớt căng thẳng, nhất là trong những đoạn đường đô thị đông đúc phương tiện.
Điều khiển một chiếc xe có số tự động (AT - automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái . Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến .
Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm : Khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng , vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật. Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80%, và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại. Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.
8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT
1. Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để dưới sàn, một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ.
2. Các ký hiệu cần phải nhớ: Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ P R N D 2 1... được giải thích như sau:
P: Park, số đỗ, vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.
R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.
N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này, động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.
M: Manual (+ -) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.
OD: Overdrive, số vượt tốc dùng như số D.
L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc.
S: Sport, số thể thao.
3. Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.
4. Chuyển tay số về D, OD hoặc R, nhả phanh tay.
5. Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh, điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên đôi chút.
6. Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga, nhấn nhẹ để xe tăng tốc.
Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.
7. Khi cần giảm tốc, đạp nhẹ chân phanh (dĩ nhiên bằng chân phải).
Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút.
8. Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.
Hà Phạm - Theo PLTP
- Một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.
Một số người cho rằng dùng số tự động dễ gây tai nạn, số khác lại không muốn dùng số tự động vì ngại tốn xăng. Sau đây là một số điều cơ bản nhất về xe có số tự động để cho những người mới sử dụng có thể dễ dàng nắm bắt điều khiển.
Từ những năm 40 của thế kỷ trước, hộp số tự động ra đời đã giúp người lái xe giảm bớt được khá nhiều thao tác để tập trung vào tay lái, giảm bớt căng thẳng, nhất là trong những đoạn đường đô thị đông đúc phương tiện.
Điều khiển một chiếc xe có số tự động (AT - automatic transmission) ta sẽ bỏ bớt gần hết thao tác sang số của tay phải, bỏ hẳn thao tác đạp côn của chân trái . Số tự động không có nghĩa là không có số nào, loại trừ hộp số AT vô cấp, thì hộp số AT thông thường vẫn có nhiều cấp số, hay gặp nhất là có từ 3 đến 5 số tiến .
Hộp số AT sẽ thay ta tự động chọn các số phù hợp dựa vào tốc độ ô tô, tình trạng mặt đường, mức tải của động cơ (chân ga). Số AT có rất nhiều lợi điểm : Khó bị chết máy, khởi động giữa dốc dễ dàng , vận chuyển êm ái, xe chạy ít bị giật. Vì các tiện ích như vậy nên hiện nay ở Bắc Mỹ lượng xe con xuất xưởng có số AT chiếm đến 80%, và số AT cũng đã được lắp trên rất nhiều dòng xe tải hiện đại. Ở thị trường Việt Nam chúng ta cũng thấy ngày càng nhiều xe có số AT xuất hiện, tuy rằng giá mua xe có đắt hơn chút ít nhưng bù lại người lái được thoải mái dễ dàng hơn khi điều khiển xe.
8 thao tác cơ bản khi lái một chiếc xe AT
1. Khi lần đầu bạn lên một chiếc xe AT, lưu ý rằng chỉ có 2 bàn đạp ga và phanh dùng cho chân phải, chân trái luôn được để dưới sàn, một số người có thói quen đạp phanh bằng chân trái, đạp ga bằng chân phải là một thói quen dễ dẫn đến tai nạn khi chuyển sang lái trên nhưng xe có số cơ.
2. Các ký hiệu cần phải nhớ: Ở bên phải của bạn là cần số, tại đó có các vị trí được ghi rất rõ P R N D 2 1... được giải thích như sau:
P: Park, số đỗ, vị trí cần số khi xe đã dừng hẳn. Chỉ ở vị trí này xe mới khởi động hay rút được chìa khóa. Nếu cần số không ở vị trí này, mở cửa xe chuông sẽ cảnh báo khi bạn mở cửa.
R: Reverse, số lùi. Số này cũng chỉ hoạt động khi xe dừng hay chạy không tải để chuẩn bị lùi xe.
N: Neutral, số “mo”. Tại vị trí này, động cơ vẫn chạy không tải, nên dùng trong trường hợp kéo, đẩy xe khi bảo dưỡng. Không dùng số N khi đỗ xe và khi chuyển N sang vị trí D và ngược lại thì không cần bấm nút khóa trên cần số.
D: Drive, số tiến, vị trí thường xuyên nhất khi vận hành xe, tùy theo tốc độ mà số tiến sẽ tự động lựa chọn số cao hay thấp sao cho phù hợp nhất.
M: Manual (+ -) vị trí phía bên phải số D, vận hành như số thường, cho phép xe chuyển sang số 1, 2, 3, 4, thường để tạo đà tăng tốc vượt xe khác hoặc khi xuống dốc, đổ đèo.
OD: Overdrive, số vượt tốc dùng như số D.
L: Low, số thấp, dùng cho các trường hợp tải nặng, lên dốc, xuống dốc.
S: Sport, số thể thao.
3. Kiểm tra tay số đã để ở vị trí P chưa, chân phải ấn vào pedal phanh, rồi bật chìa khóa điện, quan sát nhanh bảng đồng hồ xem có bất thường không, bật công tắc khởi động máy.
4. Chuyển tay số về D, OD hoặc R, nhả phanh tay.
5. Nhấc nhẹ chân lên khỏi pedal phanh, chiếc xe sẽ từ từ lăn bánh, điều này sẽ làm những người quen chạy xe số cơ ngạc nhiên đôi chút.
6. Nếu xe không chuyển động có thể do địa hình dốc hoặc không bằng phẳng, chuyển chân sang pedal ga, nhấn nhẹ để xe tăng tốc.
Nếu bạn đã quen chạy xe số cơ thì thỉnh thoảng thói quen dùng chân trái để đạp côn vẫn làm bạn đôi chút lúng túng, hãy cố gắng giữ chân trái ở trên sàn xe trong suốt hành trình, mọi thao tác phanh và ga chỉ để một mình chân phải đảm nhiệm.
7. Khi cần giảm tốc, đạp nhẹ chân phanh (dĩ nhiên bằng chân phải).
Không cần thiết chuyển cần số ra khỏi vị trí D hay R khi dừng xe trong một vài phút.
8. Nhớ giữ chân phải trên pedal phanh mỗi khi dừng xe. Khi đỗ xe, chuyển số về P, nếu cần thiết, kéo thêm phanh tay khi nền đường dốc, lúc đó bạn mới tắt máy và rời chân phải khỏi pedal phanh.