Hệ thống trợ lực lái ?

lehongviet

Xe đạp
Biển số
OF-3094
Ngày cấp bằng
13/1/07
Số km
45
Động cơ
559,550 Mã lực
các bác cho em hỏi về hê thông trơ lưc lái nói chung của 1 số dòng xe hiên tại nguyên tac hoat động ra sao? cấu tạo thế nảo? nguyên tắc để chế tạo và vận hành ra sao??? cách bảo dưỡng và sửa chữa(y) (y)
 

Libor

Xe điện
Biển số
OF-5530
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
3,299
Động cơ
574,220 Mã lực
Bác lười đọc và đi tìm tài liệu bỏ mịa ra ý nhể?:D Đây hầu bác nhá! Đọc hết bài này rùi thì chắc bác hết thắc mắc nhể?:^):^):^):^)



Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái



Khi bạn xoay vành tay lái đi, đương nhiên chiếc xe của bạn sẽ chuyển hướng theo phía mà bạn muốn. Thế nhưng quan hệ “nhân quả” của chúng như thế nào? Chắc chắn sẽ có nhiều điều thú vị khi bạn tìm hiểu về nguyên lý làm việc của hệ thống lái trên xe ô tô.
Sau đây sẽ là một số kiến thức cơ bản nhất về hệ thống chuyển hướng của xe. Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về nguyên lý làm việc, một số hệ thống chuyển hướng cơ bản và ảnh hưởng của nó đến tính kinh tế nhiên liệu của xe. Chúng ta hãy cùng xem xét cái gì làm cho chiếc xe chuyển hướng. Chắc chắn nó không đơn giản như bạn nghĩ!.

Hình 1: Sơ đồ bố trí hệ thống lái trên xe hơi
Đầu tiên, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì khi chuyển hướng, các bánh xe trước không đi theo cùng một hướng. Tại sao vậy? Để chiếc xe chuyển hướng êm dịu, mỗi bánh xe cần phải đi theo một đường tròn khác nhau. Bởi vì bánh xe bên trong chuyển động theo một vòng tròn có bán kính nhỏ hơn, việc quay vòng khó khăn hơn so với bánh xe phía ngoài. Nếu bạn vẽ một đường thẳng vuông góc với từng bánh xe, các đường thẳng đó sẽ giao nhau tại tâm quay vòng. Sơ đồ hình học dưới đây cho biết bánh xe bên trong sẽ phải quay nhiều hơn bánh xe ngoài.

Hình 2: Sơ đồ mô phỏng bán kính quay vòng
Từ trước đến nay tồn tại một cặp cơ cấu lái khác nhau. Có thể tóm tắt chung nhất là cơ cấu bánh răng - thanh răng (Rack-and-pinion) và trục vít – bánh vít (recirculating ball). Trước hết chúng ta cùng xem xét nguyên lý của hệ thống bánh răng – thanh răng.

Hình 3: Xin mời kích chuột vào vô lăng để xem nguyên lý Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng xuất hiện và rất nhanh được sử dụng phổ biến trên các xe ô tô du lịch và xe tải nhỏ, xe SUV. Nó là một cơ cấu cơ khí khá đơn giản. Một bánh răng được nối với một ống kim loại, một thanh răng được gắn trên một ống kim loại. Một thanh nối (tie rod) nối với hai đầu mút của thanh răng.

Bánh răng tròn được nối với trục tay lái. Khi bạn xoay vành tay lái, bánh răng quay làm chuyển động thanh răng. Thanh nối ở hai đầu thanh răng được gắn với một cánh tay đòn trên một trục xoay (hình 4).

Hình 4: Hệ thống lái với bánh dẫn hướng trong hệ thống treo độc lập
Cặp bánh răng – thanh răng làm hai nhiệm vụ:

- Chuyển đổi chuyển động xoay của vành tay lái thành chuyển động thẳng cần thiết để làm đổi hướng bánh xe.

- Nó cung cấp một sự giảm tốc, tăng lực để làm đổi hướng các bánh xe dễ dàng và chính xác hơn.

Trên đa số xe hơi hiện nay người ta thường phải xoay vành tay lái ba đến bốn vòng để chuyển hướng bánh xe từ cuối cùng bên trái sang tận cùng bên phải và ngược lại. Tỉ số truyền của hộp tay lái là tỉ số biểu thị mối quan hệ của góc quay vành tay lái với góc mà bánh xe đổi hướng. Ví dụ, nếu vành tay lái quay đượcmột vòng (360 độ) mà chiếc xe đổi hướng 20 độ, thì khi đó tỉ số lái là 360 chia 20 bằng 18: 1. Một tỉ số cao nghĩa là bạn cần phải quay vành tay lái nhiều hơn để bánh xe đổi hướng theo một khoảng cách cho trước. Tuy nhiên, một tỉ số truyền cao sẽ không hiệu quả bằng tỉ số truyền thấp. Nhìn chung, những chiếc ô tô hạng nhẹ và thể thao có tỉ số này thấp hơn so với các xe lớn hơn và các xe tải hạng nặng. Tỉ số thấp hơn sẽ tạo cho tay lái phản ứng nhanh hơn, bạn không cần xoay nhiều vành tay lái khi vào cua gấp, và đây chính là một đặc điểm có lợi cho các xe đua. Các ô tô loại nhỏ này khá nhẹ nên chỉ cần loại tay lái có tỷ số thấp, các loại xe lớn thường phải dùng loại hộp tay lái có tỷ số cao hơn đển giảm lực tác động của người lái khi điều khiển xe vào cua.

Một số chiếc xe có hộp số với tỷ số thay đổi được, vẫn sử dụng bộ bánh răng thanh răng nhưng có bước răng ở phần giữa và phần bên ngoài khác nhau (bước răng là số răng trên một đơn vị độ dài). Điều này làm cho chiếc xe có phản ứng nhanh hơn khi bác tài bắt đầu đánh lái nhưng lại giảm được lực khi các bánh xe gần ở vị trí hạn chế.

Hệ thống lái bánh răng-thanh răng có trợ lực

Hình 5: Sơ đồ hệ thống lái có trợ lực
Ở hệ thống lái này, thanh răng được thiết kế hơi khác so với loại thường một chút. Một phần của thanh răng có chứa một xi lanh và một piston luôn ở vị trí giữa. Piston được nối với thanh răng. Có hai đường ống dẫn chất lỏng ở hai bên của piston. Một dòng chất lỏng (thường là dầu thuỷ lực) có áp suất cao sẽ được bơm vào một đầu đường ống để đẩy piston dịch chuyển, hỗ trợ thanh răng chuyển dịch. Như vậy, khi bạn đánh lái sang bên nào thì cũng có sự hỗ trợ của hệ thống thuỷ lực sang bên đó.

Cơ cấu lái trục vít-êcu-bi-cung răng

Cơ cấu này hiện đang được sử dụng trên hầu hết các xe tải và SUV. Sự liên kết của các chi tiết trong cơ cấu hơi khác với cơ cấu lái kiểu bánh răng – thanh răng.

Hình 6: Sơ đồ bố trí các chi tiết trong hệ thống lái
Bạn có thể tưởng tượng rằng cơ cấu có hai phần. Phần thứ nhất là một khối kim loại có một đường ren rỗng trong đó. Bên ngoài khối kim loại này có một vài răng ăn khớp với một vành răng (có thể dịch chuyển một cánh tay đòn). Vành tay lái được nối với một trục có ren (giống như một cái êcu lớn) và ăn khớp với các rãnh ren trên khối kim loại nhờ các viên bi tròn (xem hình 7). Khi xoay vành tay lái, êcu quay theo. Đáng lẽ khi vặn chiếc êcu này, nó phải đi sâu vào trong khối kim loại đúng theo nguyên tắc ren nhưng nó đã bị giữ lại nên khối kim loại phải di chuyển ngược lại. Điều này đã làm cho bánh răng ăn khớp với khối kim loại này quay và dẫn đến di chuyển các cánh tay đòn làm các bánh xe chuyển hướng.

Hình 7: Cơ cấu lái trục vít-êcu-bi-cung răng
Như trên hình vẽ đã thể hiện, chiếc êcu ăn khớp với khối kim loại nhờ các viên bi tròn. Các bi này có hai tác dụng: một là nó giảm ma sát giữa các chi tiết. Thứ hai, nó làm giảm độ rơ của cơ cấu. Độ rơ xuất hiện khi đổi chiều tay lái, nếu không có các viên bi, các răng sẽ rời nhau ra trong chốc lát gây nên độ dơ của tay lái.

Hệ thống trợ lực của cơ cấu lái này cũng tương tự như của cơ cấu lái bánh răng – thanh răng. Việc hỗ trợ cũng được thực hiện bằng cách đưa dòng chất lỏng áp suất cao vào một phía của khối kim loại.

Bơm thuỷ lực

Hình 8: Vị trí bơm trợ lực trong hệ thống lái
Để cung cấp cho hệ thống thuỷ lực hoạt động hỗ trợ cho hệ thống lái, người ta sử dụng một bơm thuỷ lực kiểu cánh gạt (hình 8). Bơm này được dẫn động bằng mô men của động cơ nhờ truyền động puli - đai. Nó bao gồm rất nhiều cánh gạt (van) vừa có thể di chuyển hướng kính trong các rãnh của một rô to. Khi rô to quay, dưới tác dụng của lực ly tâm các cánh gạt này bị văng ra và tì sát vào một không gian kín hình ô van. Dầu thuỷ lực bị kéo từ đường ống có áp suất thấp (return line) và bị nén tới một đầu ra có áp suất cao. Lượng dầu được cung cấp phụ thuộc vào tốc độ của động cơ. Bơm luôn được thiết kế để cung cấp đủ lượng dầu ngay khi động cơ chạy không tải, và do vậy nó sẽ cung cấp quá nhiều dầu khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao. Để tránh quá tải cho hệ thống ở áp suất cao, người ta phải lắp đặt cho hệ thống một van giảm áp (xem hình 9).

Hình 9: Kết cấu bơm trợ lực kiểu cánh gạt
Hệ thống trợ lực lái sẽ hỗ trợ người lái khi anh ta tác dụng một lực trên vành tay lái (khi muốn chuyển hướng xe). Khi người lái không tác động một lực nào (khi xe chuyển động thẳng), hệ thống không cung cấp bất cứ một sự hỗ trợ nào. Thiết bị dùng để cảm nhận được lực tác động lên vành tay lái được gọi là van quay.

Hình 10: Sơ đồ kết cấu van quay
Chi tiết chính của van quay là một thanh xoắn. Thanh xoắn là một thanh kim loại mỏng có thể xoắn được khi có một mô men tác dụng vào nó. Đầu trên của thanh xoắn nối với vành tay lái còn đầu dưới nối với bánh răng hoặc trục vít, vì vậy toàn bộ mô men xoắn của thanh xoắn cân bằng với tổng mô men người lái sử dụng để làm đổi hướng bánh xe. Mô men mà người lái tác động càng lớn thì mức độ xoắn của thanh càng nhiều.

Hình 11: Hình động này sẽ cho bạn biết quá trình hoạt động của van xoay và sự đóng, mở các van khi bạn tác động lực vào vành lái (xin mời kích chuột vào tâm hình tròn màu trắng để xem nguyên lý hoạt động của van xoay) Đầu vào của trục tay lái là một thành phần bên trong của một khối van hình trụ ống. Nó cũng nối với đầu mút phía trên của thanh xoắn. Phía dưới của thanh xoắn nối với phía ngoài của van ống. Thanh xoắn cũng làm xoay đầu ra của cơ cấu lái, nối với bánh răng hoặc trục vít phụ thuộc vào kiểu hệ thống lái.

Khi thanh xoắn bị vặn đi, nó làm bên trong của van ống xoay tương đối với phía ngoài. Do phần bên trong của van ống cũng được nối với trục tay lái (tức là nối với vành tay lái) nên tổng số góc quay giữa bên trong và ngoài của van ống phụ thuộc vào việc người lái xoay vành tay lái.

Khi vành tay lái không có tác động, cả hai đường ống thuỷ lực đều cung cấp áp suất như nhau cho cơ cấu lái. Nhưng nếu van ống được xoay về một bên, các đường ống sẽ được mở để cung cấp dòng cao áp cho đường ống phía bên đó. Tuy nhiên các hệ thống bổ trợ trên có hiệu quả thấp. Chúng ta cùng nghiên cứu một số hệ thống trong tương lai cho hiệu suất cao hơn.

Hệ thống trợ lực lái trong tương lai

Vì bơm trợ lực lái làm việc liên tục nên rất lãng phí năng lượng của động cơ. Bạn sẽ thấy một vài hệ thống mới để có thể cải thiện tính kinh tế nhiên liệu của ô tô. Một trong những ý tưởng mới mẻ đang nằm trên bàn giấy là hệ thống “steer-by-wire” hay “drive-by-wire”, tạm hiểu là lái bằng dây. Những hệ thống này đã loại bỏ hoàn toàn việc liên kết cơ khí giữa vành tay lái và hộp tay lái, thay thế chúng là hệ thống điều khiển điện tử hoàn toàn. Về cơ bản, vành tay lái có thể làm việc giống như bàn phím của bộ chơi game điện tử. Nó có thể bao gồm các cảm biến để “nói” cho chiếc xe của bạn biết bạn đang làm gì với bánh xe, và có vài mô tơ điện để cung cấp cho người lái những phản hồi mà chiếc xe sẽ làm. Đầu ra của các cảm biến này sẽ được sử dụng để điều khiển một hệ thống lái được cơ giới hoá. Điều này sẽ làm rộng rãi thêm khoang chứa động cơ bởi vì không cần trục tay lái đồng thời tiếng ồn trong cabin xe cũng được giảm đáng kể.

Mẫu concept Hy-wire của General Motor
Hãng General Motor đã từng giới thiệu một chiếc concept, đó là chiếc Hy-wire, đây là tên xe mang đặc điểm của hệ thống lái. Một trong những điều thú vị nhất của hệ thống drive-by-wire được sử dụng trên chiếc GM Hy-wire là bạn có thể điều khiển chiếc xe cực kỳ chính xác mà không cần tác động lên bất cứ thành phần cơ khí nào trên xe. Tất cả những gì bạn là để điều chỉnh tay lái giống như một số phần mềm máy tính mới. Trong các xe hơi drive-by-wire tương lai, vành tay lái hình tròn có thể sẽ không tồn tại nữa. Tất cả những gì để bạn dùng để chuyển hướng bánh xe chỉ là những núm, nút giống như dùng để điều chỉnh vị trí ghế ngồi hiện nay. Như vậy, hệ thống lái của xe có thể được điều khiển bằng nhiều loại núm nút riêng biệt, phù hợp với sở thích của từng người trong một gia đình.

Trong 50 năm qua, hệ thống lái của xe không thay đổi nhiều lắm, nhưng chỉ cần một thập kỷ nữa thôi, bạn sẽ nhìn thấy những chiếc xe tiện nghi có hệ thống lái cực kỳ thông minh và hiệu quả. Bạn có tin như vậy không?
 

chi_pheo1983

Xe điện
Biển số
OF-3248
Ngày cấp bằng
29/1/07
Số km
2,978
Động cơ
585,920 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Linh đàm
Website
www.muaxetragop.vn
sao em không thấy nói gì về hệ thống trả lái nhỉ ( khi ta vào cua nhé, đén giữa khúc cua thì ta phải trả lái lại dần dần nhưng mình chỉ cần bỏ tay ra là ok xe tự động trả thẳng tay lai cho mình ) một lần em nhẩy len xe Uaz cứ quen như xe thường đến chỗ giữa chỗ cua em bỏ tay lái ra tưởng nó tự trả về. ai rè nó vấn.... làm em tí thì đâm :D
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,385
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
sao em không thấy nói gì về hệ thống trả lái nhỉ ( khi ta vào cua nhé, đén giữa khúc cua thì ta phải trả lái lại dần dần nhưng mình chỉ cần bỏ tay ra là ok xe tự động trả thẳng tay lai cho mình ) một lần em nhẩy len xe Uaz cứ quen như xe thường đến chỗ giữa chỗ cua em bỏ tay lái ra tưởng nó tự trả về. ai rè nó vấn.... làm em tí thì đâm :D
bác nhầm thế nào ý chứ UAZ vẫn tự trả mà, bác xem lại con xe của bác đi
 

THUNDER-VR

Xe tải
Biển số
OF-5420
Ngày cấp bằng
13/6/07
Số km
299
Động cơ
547,030 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Bãi phế liệu
Website
www.ngochoangaudio.com
Bác libor @ : hay lắm bác ! voted!
sao em không thấy nói gì về hệ thống trả lái nhỉ ( khi ta vào cua nhé, đén giữa khúc cua thì ta phải trả lái lại dần dần nhưng mình chỉ cần bỏ tay ra là ok xe tự động trả thẳng tay lai cho mình ) một lần em nhẩy len xe Uaz cứ quen như xe thường đến chỗ giữa chỗ cua em bỏ tay lái ra tưởng nó tự trả về. ai rè nó vấn.... làm em tí thì đâm :D
hệ thống lái tự trả thẳng lại khi dứt quay vòng là do các góc đặt bánh xe đản nhận chứ ạ ! còn nếu nó không trả lại thì nó đang bị vấn đề ở một góc đặt, bộ phận nào đấy trong hệ thống lái !
 

lehongviet

Xe đạp
Biển số
OF-3094
Ngày cấp bằng
13/1/07
Số km
45
Động cơ
559,550 Mã lực
uaZ có tra lái dc đâu mà bác em vừa mơi lấy bằng xong vật vã với cái cô Uaz gần 2 thag trời hik
 

luuchien

Xe đạp
Biển số
OF-32545
Ngày cấp bằng
29/3/09
Số km
10
Động cơ
478,700 Mã lực
sao em không thấy nói gì về hệ thống trả lái nhỉ ( khi ta vào cua nhé, đén giữa khúc cua thì ta phải trả lái lại dần dần nhưng mình chỉ cần bỏ tay ra là ok xe tự động trả thẳng tay lai cho mình ) một lần em nhẩy len xe Uaz cứ quen như xe thường đến chỗ giữa chỗ cua em bỏ tay lái ra tưởng nó tự trả về. ai rè nó vấn.... làm em tí thì đâm :D
lâu không xem về HT lái. hiện tượng tự trả lái thì cơ cấu của xe UAZ của bác là cơ cấu lái chắc là loại giảm tốc bánh vít-trục vít. cơ cấu này khi đi về một phía thì dựa vào cơ cấu cơ khí này mà xe sẻ không trả lái về mà nó vẫn nhận lệnh là vượt qua chướng ngại vật..đây chính là tính chép hình trong hệ thống lái...
 

HobbyDriver

Xe tăng
Biển số
OF-34483
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
1,335
Động cơ
488,470 Mã lực
bác nhầm thế nào ý chứ UAZ vẫn tự trả mà, bác xem lại con xe của bác đi
Em nhất trí. Xe nào mà chẳng tự trả lái. Có bác nào lái Trabant chưa ạ? Em này hồi Đông Đức rẻ bằng 1/3 UAZ, cũng tự trả lái: đấy là cơ chế truyền động từ ma sát mặt đường - bánh xe nó tạo, chứ không phải bản thân cái xe.
 

vonhilang

Đi bộ
Biển số
OF-41504
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
2
Động cơ
466,820 Mã lực
Em nhất trí. Xe nào mà chẳng tự trả lái. Có bác nào lái Trabant chưa ạ? Em này hồi Đông Đức rẻ bằng 1/3 UAZ, cũng tự trả lái: đấy là cơ chế truyền động từ ma sát mặt đường - bánh xe nó tạo, chứ không phải bản thân cái xe.
Em hỏi ngu tí: vậy mấy xe không có trợ lực tay lái như Wagon cũng tự trả lái được ah các bác?
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em nhất trí. Xe nào mà chẳng tự trả lái. Có bác nào lái Trabant chưa ạ? Em này hồi Đông Đức rẻ bằng 1/3 UAZ, cũng tự trả lái: đấy là cơ chế truyền động từ ma sát mặt đường - bánh xe nó tạo, chứ không phải bản thân cái xe.
Các cụ cho em hỏi, xe Lada có trợ lực không. Em nhớ hồi đó lái vất vả lắm, hình như ko tự trả lái (hoặc có mà rất yếu). Cứ nhìn mấy con xe tư bản nó trả lái xoay tít vô lăng mà thèm.
 

vanphiet

Xe buýt
Biển số
OF-69394
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
958
Động cơ
440,850 Mã lực
Tuổi
40
Nơi ở
BẮC NINH
Hệ thống lái trợ lực điện

Bộ trợ lực điện là bộ trợ lực sử dụng công suất của động cơ điện một chiều để hỗ trợ cho quá trình xoay các bánh xe dẫn hướng.


Khái niệm chung về bộ trợ lực điện.
Ưu điểm của bộ trợ lực điện so với bộ trợ lực thủy lực là ít tiêu hao công suất động cơ hơn. Trên bộ trợ lực thủy lực đông cơ luôn luôn kéo bơm thủy lực hoạt động, điều này gây lãng phí công suất của động cơ trong những khoảng thời gian không có yêu cầu trợ lực. Khắc phục được nhược điểm này bộ trợ lực điện chỉ cung cấp những mô men trợ lực trong những khoảng thời gian cần thiết nhờ các cảm biến mô men quay của trục lái và các cảm biến khác quyết định thời điểm và cường độ dòng điện đưa vào động cơ điện một chiều.


H.1. Sơ đồ hệ thống lái trợ lực điện.
1 - ECU của EPS; 2 - Mô tơ điện một chiều; 3 - Cảm biến mô men.
Các bộ phận cơ bản của bộ trợ lực điện.

+ Động cơ điện.
Để đảm bảo được công suất trợ lực cần thiết trên bộ trợ lực điện sử dụng loại động cơ điện một chiều, nó bao gồm rôto, stato, trục chính và cơ cấu giảm tốc. Cơ cấu giảm tốc bao gồm trục vít và bánh vít, mô men do rôto động cơ điện tạo ra được truyền tới cơ cấu giảm tốc sau đó được truyền tới trục lái chính. Trục vít được đỡ trên các ổ đỡ để giảm độ ồn và tăng tuổi thọ làm việc, khớp nối đảm bảo cho việc nếu động cơ bị hư hỏng thì trục lái chính và cơ cấu giảm tốc không bị khóa cứng lại và hệ thống lái vẫn có thể hoạt động được



H.2. Cấu tạo của động cơ điện một chiều.
1 - Trục vít. 4 - Rôto. 7 - Trục lái chính.
2 - Vỏ trục lái. 5 - Stator. 8 - Bánh vít.
3 - Khớp nối. 6 - Trục chính. 9 - Ổ bi.​
+ Cảm biến, rơle điều khiển.
a) Cảm biến mô men quay trục lái.

+Cấu tạo của cảm biến mô men trục lái được thể hiện trên hình (H.3).

Khi người lái xe điều khiển vô lăng, mô men lái tác động lên trục sơ cấp của cảm biến mô men thông qua trục lái chính. Người ta bố trí vòng phát hiện một và hai trên trục sơ cấp phía vô lăng và vòng phát hiện thứ ba trên trục thứ cấp. Trục sơ cấp và trục thứ cấp được nối với nhau bằng một thanh xoắn.


H.3. Cấu tạo cảm biến mô men trục lái.
1 - Vòng phát hiện thứ nhất; 2 - Trục sơ cấp; 3 - Cuộn dây bù;
4 - Vòng phát hiện thứ hai; 5 - Cuộn dây phát hiện; 6 - Vòng phát hiện thứ ba;7 - Trục thứ cấp.​

Các vòng phát hiện có cuộn dây phát hiện kiểu không tiếp xúc trên vòng ngoài để hình thành một mạch kích thích. Khi tạo ra mô men lái thanh xoắn bị xoắn tạo ra độ lệch pha giữa vòng phát hiện thứ hai và ba. Dựa trên độ lệch pha này một tín hiệu tỉ lệ với mô men được đưa vào ECU. Dựa trên tín hiệu này ECU tính toán mô men trợ lực cho tốc độ xe và dẫn động mô tơ điện với một cường độ, chiều và thời điểm cần thiết.

b) Rơle điều khiển.

Rơle điều khiển có chức năng nhận tín hiệu điều khiển từ ECU và cung cấp điện cho động cơ điện một chiều hoạt động và ngắt điện ngừng quá trình trợ lực.

+ ECU EPS.
ECU EPS nhận tín hiệu từ các cảm biến, đánh giá chung tình trạng của xe và quyết định dòng điện cần thiết để đưa vào động cơ điện một chiều để trợ lực.

ECU ABS nhận biết tốc độ của xe và đưa tới ECU EPS.

ECU động cơ nhận biết tốc độ của động cơ và đưa tới ECU EPS.

Trong trường hợp hệ thống có sự cố ECU EPS sẽ gửi tín hiệu tới rơle bật sáng đèn trên trên đồng hồ táp lô.


H.4. Cách bố trí các cảm biến trên xe.
1 - Bộ chấp hành ABS và ECU ABS; 2 - Cmr biến mô men; 3 - Động cơ điện một chiều; 4 - ECU EPS; 5 - Đồng hồ táp lô; 6 - Cơ câu giảm tốc; 7 - Rơ le; 8 - ECU động cơ​
(http://www.oto-hui.com)
 

Mr.Le_NS

Xe đạp
Biển số
OF-109166
Ngày cấp bằng
15/8/11
Số km
32
Động cơ
391,910 Mã lực
Cảm ơn bác. Bài viết rất hay
 

funyfull

Xe hơi
Biển số
OF-104805
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
118
Động cơ
397,080 Mã lực
Thật sự là các bác Libor và vanphiet rất nhiệt tình với chủ đề. tôi tha thiết mong các bác có ý kiến góp ý cho tác giả các bài báo đăng tin tai nạn giao thông nào dùng cụm từ "mất lái". Hi vọng là trên các trabg báo sẽ giảm bớt những cụm từ "mất lái " và xã hội sẽ bớt người hiểu lầm về nguyên nhân tai nạn GT.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thật sự là các bác Libor và vanphiet rất nhiệt tình với chủ đề. tôi tha thiết mong các bác có ý kiến góp ý cho tác giả các bài báo đăng tin tai nạn giao thông nào dùng cụm từ "mất lái". Hi vọng là trên các trabg báo sẽ giảm bớt những cụm từ "mất lái " và xã hội sẽ bớt người hiểu lầm về nguyên nhân tai nạn GT.
Tai nạn do mất lái là đúng rồi, ý nghĩa mất lái ở đây là tài xế không thể điều khiển được xe và để xe đâm lung tung chứ không phải cái xe nó bị mất lái.
 

TSTA

Xe container
Biển số
OF-61843
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
5,949
Động cơ
467,368 Mã lực
Thật sự là các bác Libor và vanphiet rất nhiệt tình với chủ đề. tôi tha thiết mong các bác có ý kiến góp ý cho tác giả các bài báo đăng tin tai nạn giao thông nào dùng cụm từ "mất lái". Hi vọng là trên các trabg báo sẽ giảm bớt những cụm từ "mất lái " và xã hội sẽ bớt người hiểu lầm về nguyên nhân tai nạn GT.
Theo cụ thì dùng từ nào thì tốt hơn.
Cụ hiểu sai lại bảo do bài viết sai ~X(
 

xedua1988

Đi bộ
Biển số
OF-94491
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
7
Động cơ
401,570 Mã lực
dung do cac cu.xe nao cung tu tra lai ma cac cu nhi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top