Đợi Dims viết xong em copy lên 7# là đc rồi
Em tiếp mục chụp ảnh trẻ con rồi CL copy lại nhé. Đầu tiên e hướng dẫn để mọi người chụp bằng PnS chụp cũng được bức ảnh theo ý mình đã. Sau ngập dần thì sẽ có những bài về chụp chuyên sâu sau. Em cũng chỉ chơi amater thôi, em viết theo cảm nhận và kinh nghiệm của em chụp thôi đấy, có gì mà bất hợp lý thì mọi người đừng cười đấy.
Đa số thì ai khi mua máy ảnh mục tiêu đầu tiên là muốn lưu lại những khoảnh khắc của con mình. Vậy sao để có được những bức ảnh của F1 sống động nhất, trong sáng nhất và đẹp nhất.
Để có được những tấm ảnh trẻ em đẹp, bạn cần phải có quá trình “mai phục” để chụp những khoảnh khắc tự nhiên của trẻ. Lời khuyên: Bạn hãy khai thác cái ưu thế của máy ảnh số là có thể chụp hàng loạt ảnh mà không sợ lãng phí... phim hay sợ đau cái thẻ nhớ . Sau đó, bạn có thể lựa trong số ảnh chụp được đó tấm ảnh nào ưng ý nhất.
ĐẶT ỐNG KÍNH NGANG TẦM MẮT TRẺ
Khi chụp ảnh trẻ em, lẽ tự nhiên thôi, vì chúng thấp hơn mình, bạn thường chúc ống kính xuống đứa trẻ. Hậu quả khi chụp như thế thì trên ảnh đứa trẻ cảm giác bị thu nhỏ lại, như bị lọt thỏm giữa sự rộng lớn của các vật thể chung quanh, cảm giác bị đè nén. Vì thế cho nên bạn hãy quỳ hoặc ngồi xuống để ống kính máy ảnh n
gang với tầm mắt của đứa trẻ. Bạn sẽ ghi lại được ánh mắt rất thật của trẻ và trẻ sẽ nổi bật trên tấm ảnh.
KHÔNG SỬ DỤNG ĐÈN FLASH
Thường thì mọi người hay nghĩ dùng đèn để sáng mặt để cho đẹp. Nhưng thực tế lại ngược lại đấy ạ. Đèn flash trên máy thường đánh thẳng vào mặt, làm cho ảnh dễ bị bẹt, mất khối, gây hiện tượng mắt đỏ. Thường thì ảnh trẻ con làm sao cho tự nhiên vì thế nên "rình" chụp khi trẻ đang chơi và chơi chỗ có nhiều sáng. Nếu chụp chân dung thì nên tập chung vào mắt và miệng.
SET MÁY KHI CHỤP:
- Khi chụp trẻ con lớn, đã biết chạy nhảy. Thì cứ kệ cho chúng chơi đùa. Nếu DSLR thì set máy ở tốc độc chụp nhanh, còn máy PnS thì nên chọn ở chế độ thể thao.
- Nếu trẻ con bé hơn: thì chon chế độ chụp chân dung.
- Nên chụp thuận sáng, hoặc ánh sáng xiên không nên chụp ngược sáng.
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT KHI CHỤP ẢNH TRẺ CON:
- Trẻ mới sinh thường hay ngủ. Bạn vẫn có thể tạo ra những tấm hình rất hồn nhiên và thơ ngậy trong lúc em say giấc thiên thần. Kinh nghiệm của em khi muốn chụp "nude" cho các bé là quấn các bé trong cái khăn bông trắng, rồi kệ cho bé cựa quậy và để cho mẹ nói chuyện chơi với em. Khi chụp nên chụp theo phong cách hightkey đại loại gọi là thừa sáng 1 chút.
- Trẻ em dưới ba tháng chỉ nhìn thấy rõ vật trong một khoảng cách ngắn (ta vẫn cho các bé tập nhìn ý) và chỉ chú ý đến các đồ chơi trước mắt chừng mươi giây. Vì thế nếu khi chụp người chụp nên đứng xa hơn tầm nhìn của em bé, em bé sẽ không nhìn thấy người chụp và tập chung vào đồ chơi. Khi đó lại đứng rình và bấm liên tục.
Với những em bé lớn hơn từ 6 tháng trở lên, em đã hiểu được người lớn nói gì nên:
+ Đừng bao giờ bảo em làm bộ dạng, nên để em tự nhiên.
+ Đừng bắt em cười, nên đối thoại với em và đặt những câu hỏi cho em trả lời.
+ Đừng để đồ đạc rườm rà làm phông cảnh, những cảnh vật lòe loẹt rất hại cho chân dung. Vì khi người xem bị chi phối nhìn sang thứ khác.
+ Đừng để các đồ chơi quá khổ bên cạnh bé. Cha mẹ ai cũng muốn con mình là nhân vật chính chứ không phải con chó bông to tướng bên cạnh nó.
+ Nên để ý tới quần áo, càng giản dị và màu nhạt thì càng đưa ra được nhiều màu sắt tự nhiên trên mặt bé.
+ Chú ý giữ mặt em bé sạch sẽ sau khi cha mẹ cho em ăn uống.
Đối với những bé lớn hơn: Tạo không khí thoải mái, thân thiện với người cần chụp là yếu tố quyết định sự thành bại của đa số ảnh chụp mẫu. Đặc biệt, sự căng thẳng có thể làm cho trẻ em sợ, làm mất chất tự nhiên của ảnh. Bạn nên khéo léo tiếp cận, nói chuyện thậm chí nô đùa với chúng. Để trẻ tự do làm những gì chúng muốn.Không giống như người lớn, trẻ nhỏ là đối tượng rất khó tạo "form". Bạn đừng gò bó trẻ phải đứng thế nọ, ngẩng mặt thế kia... mà nên để trẻ tự chọn vị trí và tư thế thích hợp.
Không nên hướng dẫn trẻ làm những động tác như người lớn. Sự căng thằng hoặc giả tạo sẽ ảnh hưởng nhiều đến tác phẩm sau này. Thay vì bắt chúng đứng trầm ngâm với ánh mắt xa xăm, hãy đưa chúng ra vườn hay công viên để thoải mái nô đùa. Bạn hãy tạo khoảng cách đủ gần, luôn sẵn sàng để bắt lại những khoảnh khắc ấy.
Tạm thời em mới chỉ nghĩ ra và nhớ ra thế này. Em cứ up lên đã, còn gì em bổ sung sau.