[Thảo luận] [Hướng Dẫn] - Chạy ro-đai - Những điều cần biết!

yunarus

Xe hơi
Biển số
OF-81694
Ngày cấp bằng
2/1/11
Số km
182
Động cơ
416,020 Mã lực
Nơi ở
Biết để đến chém ah>:P
Mình đọc bài này trên biker đã khá lâu nhưng thấy trên 4rum otofun vẫn chưa có + khá nhiều newbies vẫn chưa hiểu rõ tác dụng và quá trình chạy ro-đai khi mới mua xe về nên copy từ bên đó sang cho mọi người tham khảo:

1. Cách đọc:


Ro-đai, là phiên âm tiếng Việt từ chữ gốc tiếng Pháp là rodage: có nghĩa là sự chạy rà hay thời kỳ chạy rà (xe mới, máy móc mới)



2. Khái niệm:

Qua nghĩa của từ thì bạn cũng đã hiểu đc sơ chạy rođai là như thế nào rồi! Chạy rođai là quá trình chạy rà máy xe ban đầu lúc mới mua về, thường là trong khoảng 1000 - 1500 km đầu.



3. Vì sao các hãng đều khuyến cáo khách hàng phải chạy rođai đúng cách khi mới mua xe về?

Phần quan trọng nhất của 1 chiếc xe máy chính là động cơ xe (máy xe). Máy xe, là tập hợp những chi tiết bằng kim loại được gia công, phay, tiện kỹ thuật và lắp ráp lại với nhau thành 1 khối hoàn chỉnh. Sau đó, hãng sản xuất sẽ cho vận hành thử trong điều kiện tiêu chuẩn để kiểm tra xem máy có hoạt động tốt không. Giai đoạn kiểm tra này (nếu có) cũng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn chứ không phải là dài hạn. Cũng có khi máy không cần trải qua giai đoạn vận hành thử này, tùy vào nhà SX. Sau đó là khâu phân phối và bán xe đến tay người tiêu dùng.

Việc máy xe có vận hành thử trong điều kiện tiêu chuẩn hay không, cũng đều rất khác khi so với việc máy xe vận hành trong điều kiện sử dụng thực tế. Trong thực tế, máy xe hoạt động phải chịu rất nhiều tác động từ điều kiện môi trường bên ngoài.

Đó là tập hợp các yếu tố như:
- Thời tiết, khí hậu tại vùng hoạt động: vùng lạnh, vùng nóng, độ ẩm cao, khô hanh, nhiều cát đất, gió bụi, mưa bão, những nơi gần biển thì còn chịu tác động của độ mặn, độ ăn mòn đến kim loại (có thể không đáng kể) v.v....
- Địa hình sử dụng: dốc nhiều hay bằng phẳng, vùng đồi núi, đất đỏ, hay đồng bằng, hay vùng thấp, trũng như các miền biển, sình lầy, ổ voi, ổ gà, v.v....
- Khoảng cách vận hành: xe thường xuyên phải chạy nhanh trên đường trường xa, hay chạy chậm trong nội thị, thành phố, hay kết hợp cả 2 trường hợp trên (đối với dân văn phòng thích đi "phượt") v.v....
- Sức chịu tải thường xuyên: tải nặng, hay nhẹ, mua xe dùng để thồ hàng, chạy xe ôm? v.v....
- Thói quen người điều khiển: phụ thuộc theo độ tuổi (già, trẻ, lớn, bé), giới tính (nam / nữ cách chạy cũng khác nhau), tính cách cá nhân (điềm tĩnh, nóng nảy v.v...), rành hay không rành về xe, tùy từng người sẽ có cách chạy khác nhau.

2 câu hỏi đặt ra là:

" - Vậy thì tại sao 10 xe từ trong hãng ra như nhau, nhưng sau một thời gian sử dụng thì mỗi xe lại có 1 giá trị khác nhau, máy xe xuống cấp khác nhau?" - Câu trả lời chính là 1 phần lớn phụ thuộc vào quá trình chạy rođai ban đầu của xe.

" - Tại sao một chiếc xe hoạt động trong điều kiện khắc nghiệt và lâu dài, đôi khi lại có giá trị và bền bỉ hơn các xe khác hoạt động trong điều kiện tốt hơn?" - Câu trả lời đơn giản là do quá trình rođai kỹ và sử dụng, bảo dưỡng xe kỹ.



4. Vậy thì chạy rođai có ý nghĩa như thế nào?


Đó là việc giúp cho máy xe quen với việc hoạt động trong các điều kiện môi trường thường xuyên sử dụng khác nhau. Máy móc "quen" nề nếp hoạt động??? Nghe có vẻ lạ tai, nhưng lại là chuyện có thật. "Quen" ở đây có nghĩa là việc các chi tiết kim loại được giãn nở đồng đều, ở một mức độ nhất định, và được mài mòn, độ khớp của các chi tiết với nhau. Và điều này là hoàn toàn khác nhau đối với từng điều kiện sử dụng khác nhau.

VD: 2 người, một người nhà ở xa trung tâm thành phố, phải đi làm trong thành phố hàng ngày, đường đi đầy khói bụi, đất cát (do xe tải nhiều) và trời thì luôn nắng nóng khô hanh. Còn người kia thì ở ngay trung tâm thành phố, nhà gần chỗ làm, khí hậu luôn mát mẻ, ít bụi bặm. Cả 2 cùng mua 1 loại xe để đi làm. Vậy thì chắc chắn điều kiện vận hành xe của người thứ 1 sẽ phải khắc nghiệt hơn và cường độ nhiều hơn là xe của người thứ 2. Do đó, độ giãn nở của kim loại, độ mài mòn, ăn khớp, độ rơ của các chi tiết bên trong máy của 2 xe cũng hoàn toàn khác nhau.



5. Tôi thường hay nghe nhiều người nói xe về sau bị xuống cấp trầm trọng, hao xăng, máy kêu rào rào do lúc rođai ban đầu không kỹ, vì sao vậy?

Như mọi người đều biết, máy xe bao gồm hàng ngàn chi tiết, cấu kiện lớn nhỏ khác nhau tạo thành. Khi máy vận hành, tạo nên sự ma sát giữa các chi tiết với nhau. Tuy là có nhớt bôi trơn, nhưng không có nghĩa là hết ma sát. Khi người sử dụng chạy rođai không kỹ, không đúng kỹ thuật theo như hướng dẫn sử dụng của nhà SX, thì các chi tiết sẽ hoạt động lệch quỹ đạo chuẩn, tạo nên độ ma sát lớn, gây mài mòn lớn, từ đó tạo ra khoảng hở giữa các chi tiết lớn, hay còn gọi là độ rơ lớn. Và từ đó tạo ra các tiếng động rào rào trong máy, chính là do các khoảng rơ này tạo ra (thường thấy nhất là rơ cam, cò, supap v.v....). Hao xăng là do rơ và khuyết bộ dàn hơi (xylanh, pittong, bạc, supap v.v...).

Cũng giống như nhông sên dĩa, khi mới mua về và ráp vào xe, thì chạy rất êm và không có tiếng kêu, là do có mỡ bò bôi trơn, và chưa có cát đất bám vào. Trong quá trình sử dụng, sên ma sát với nhông và dĩa gây mài mòn cả 3 bộ phận này, nước mưa, nước bẩn từ bên ngoài bắn vào + lúc rửa xe làm cho sên mất tính bôi trơn, bị gỉ sét, đất cát bụi bặm bám vào lâu ngày sẽ gây cứng các mắc sên. Sên đập vào nhông, dĩa gây tiếng kêu lớn. Do đó nếu không được bảo dưỡng kỹ thì thời gian nhông sên dĩa hư và phải thay mới là rất nhanh. Máy xe cũng vậy, nếu không được ro-đai kỹ sẽ phải sớm hư mòn và thay thế. Sửa chữa ở giai đoạn hậu sử dụng cũng chỉ là giải pháp tạm thời chứ không thể khôi phục lại tình trạng hoàn hảo như ban đầu nữa. Bởi vì không có chi tiết kim loại nào mòn khuyết rồi sau khi sửa chữa lại tự lành lặn như ban đầu được?!

Nhiệt độ cũng là 1 kẻ thù của động cơ, các chi tiết máy bên trong không phải chỉ được chế tạo từ 1 loại kim loại duy nhất, mà là nhiều loại kim loại, hợp kim khác nhau. Do đó chúng sẽ có độ giãn nở khác nhau. Việc giãn nở là do nhiệt độ cao, do động cơ hoạt động trong môi trường kín, cường độ cao, ma sát lớn. Và tỷ lệ giãn nở như thế nào là hợp lý cũng đã được các nhà SX xe cân nhắc kỹ lưỡng. Việc ro-đai và bảo dưỡng không kỹ sẽ ảnh hưởng lớn, làm thay đổi tỷ lệ chuẩn này, và gây hại cho xe của bạn về sau này.



6. Vậy tại sao khi xe hư 1 bộ phận quá nặng, không thể sửa chữa nữa, tôi thay mới bộ phận đó, thì xe vẫn không thể bền bỉ và hoàn hảo được như lúc đầu?

Câu trả lời chính là ở sự không đồng bộ giữa các chi tiết. Làm sao có thể bắt 1 con ngựa già nua chạy nhanh và dũng mãnh như một con ngựa còn đang sung sức? Thì máy xe cũng vậy, làm sao có thể bắt các chi tiết mới hòa hợp hoàn toàn với các chi tiết cũ đã bị mòn khuyết trước đó thành một khối hoàn chỉnh? Làm sao có thể bắt các chi tiết mới mài mòn đồng bộ với các chi tiết cũ, hay là bắt các chi tiết cũ khôi phục lại như mới cho đồng bộ với các chi tiết mới? Điều đó là không thể!

Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của việc ro-đai xe đúng cách để tất cả các bộ phận đồng bộ với nhau ngay từ lúc đầu, quan trọng trong việc quyết định tuổi thọ xe như thế nào!



7. Tôi nên chạy ro-đai như thế nào là đúng cách?

- Nhà SX không thể bắt buộc khách hàng sử dụng theo đúng ý muốn của mình, do đó họ chỉ đưa ra hướng dẫn sử dụng và ở mức KHUYẾN CÁO sử dụng chứ không phải là bắt buộc sử dụng. Điều đó tốt cho xe bạn và túi tiền của bạn, và một phần cũng vì 1 chiếc xe sử dụng tốt và bền bỉ thì sẽ khẳng định được tên tuổi của họ. Ai mà muốn xe mình sản xuất ra kém bền bỉ và mau hư mòn? Do đó tốt hơn hết là bạn nên nghe theo họ.
- Không có chiều hướng nào là tuyệt đối. Do đó đừng nói là chạy ro-đai tà tà, chậm chậm liên tục, hoặc chạy như vũ bão, ép ga, thốc ga liên tục (hay gọi là ro-đai bạo lực???) là tốt cho xe. Sự bền bỉ và năng động trong vận hành của máy xe là sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả 2 yếu tố này.

" - Không lẽ tôi mới mua xe, tôi muốn về quê ở cách 100km, nhưng do xe còn đang ro-đai nên tôi không được về, tôi sẽ chỉ lòng vòng chầm chậm quanh nhà thôi???"

hay

" - Tôi mới mua xe, tôi không muốn xe yếu (lì xe) về sau này, do đó ngay từ bây giờ tôi phải cho xe hoạt động ở cường độ cao nhất, mạnh nhất bằng cách lấy xe đi đường xa và chạy nhanh liên tục???"


- Câu trả lời là không nhất thiết phải như vậy. Bạn cứ sử dụng, cứ chạy theo nhu cầu cần thiết của bản thân, nhưng việc kiểm soát độ mở tay ga theo số km thì nên tuân theo khuyến cáo trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe. Nó sẽ quyết định rất lớn đến việc máy xe của bạn bị bào mòn nhiều hay ít, rơ nhiều hay ít, chứ không phải phụ thuộc quãng đường chạy xe của bạn. Chạy về quê xa mà phải chạy từ từ thì sẽ rất lâu, đó chính là 1 thử thách cho bạn để bạn đánh đổi: "về quê nhanh trong chốc lát và đổi lại là 1 chiếc xe tàn mà mình phải chung sống với nó suốt thời gian sau này" hay là "thôi chịu khó chạy chậm hóng mát, ngắm cảnh cũng không mất gì mà còn được xe bền bỉ tuổi thọ về sau này"...



8. Tôi bảo dưỡng xe trong quá trình ro-đai như thế nào là đúng cách?


- Điều đầu tiên bạn cần ghi nhớ là thay nhớt làm mát định kỳ đúng hạn, điều này có ý nghĩa rất lớn đến việc quyết định độ giãn nở và mài mòn của các cấu kiện kim loại bên trong máy.
- Cũng không nên cẩn thận quá mức đến nỗi 100km thay 1 lần, và 10 lần liên tục trong khoảng 1000km. Điều này sẽ làm cho bạn bị ung thư sớm, đó là "ung thư túi". Nó có hiệu quả nhưng KHÔNG HƠN so với bảo dưỡng theo khuyến cáo, và thật sự cũng không cần thiết.
- Rửa xe kỹ lưỡng để tránh cát đất bám vào gây nóng máy xe.
- Chạy xe điềm đạm, tu chỉnh bản thân, cũng là 1 cách bảo dưỡng tốt.



9. Ro-đai - Đừng chết vì thiếu hiểu biết.


Trong một dạo thời gian gần đây, báo chí có vài lần đưa tin về những trường hợp chết người thương tâm do mua xe mới, và để chạy không tải trong phòng kín suốt đêm, và chủ xe nghĩ rằng đó là "chạy ro-đai" an toàn và hiệu quả. Đến sáng hôm sau khi mở cửa ra thì thấy xe vẫn còn "sống", nhưng người mua xe thì đã...

Đa số họ thường là những công nhân, những người lao động nghèo khổ, thu nhập thấp. Do đó trình độ tri thức của họ cũng một phần bị hạn chế. Đối với những con người lam lũ, tần tảo đó, việc để dành, tích cóp theo năm tháng để mua được 1 chiếc xế (có thể số tiền không nhiều đối với đa số nhiều người, chỉ tầm 7,8 triệu đồng) là một việc đáng hoan hỉ và quan trọng của 1 đời người. Chiếc xe thật sự là 1 món tài sản vô giá để giúp họ kiếm kế sinh nhai và mở ra con đường tương lai tươi sáng phía trước để thoát nghèo. Nơi ở của họ thường là những khu nhà trọ ẩm thấp, chật hẹp, cửa bít bùng. Có thể họ làm vậy vì họ không có thời gian để chạy ro-đai (theo cách nghĩ của nhiều người), hay vì sợ mất của, hư hao xe v.v....

" - Vậy thì tại sao lại xảy ra những vụ việc thương tâm như vậy, mà nguyên nhân được cho lại là do chính khối tài sản có giá trị mà họ vừa rước về???"


Như đã nói ở trên, do trình độ tri thức, dân trí có phần hạn chế, nên phần đông họ không hề biết trong khói xe có chứa đầy các chất khí độc nguy hiểm có hại cho sức khỏe con người, như cacbon oxit (CO), cacbon dioxit (CO2), v.v.... Đối với các chất khí nguy hiểm như CO thì chỉ cần 1 lượng rất nhỏ hấp thụ vào cơ thể cũng gây nên nguy cơ tử vong rất cao do tắc nghẽn & tê liệt hệ hô hấp, tuần hoàn v.v.... Đằng này, chiếc xe lại được để cho chạy không tải trong một căn phòng kín khí, suốt thời gian dài là 12 tiếng đồng hồ, thì lúc này căn phòng không khác nào là 1 cái "lò sát sinh" và số phận những con người đáng thương trong căn phòng đó cũng đã được định đoạt.

" - Vì sao họ không nhận biết được tính mạng đang nguy hiểm trong lúc ngủ?
"

Là do việc xâm nhập của các chất khí này diễn ra từ từ, lặng lẽ, chứ không phải theo kiểu như gây shock tức thời. Giấc ngủ ban đêm thường là rất sâu, do đó con người không hề ý thức được việc xâm hại này, họ vẫn thở, vẫn hô hấp như bình thường, và ....vẫn ngủ, hoặc "cố gắng để ngủ", mà không hề nhận ra là khí Oxi cần để thở đang ngày càng ít dần, hệ hô hấp đang bị tê liệt dần dần. Và cuối cùng chuyện gì đến cũng đã đến!

Việc để xe chạy không tải hoàn toàn không phải là cách chạy ro-đai. Và nguyên nhân sâu xa dẫn đến những vụ việc thương tâm này, ngoài nhận thức, hiểu biết chủ quan có hạn của người trong cuộc. Còn có phần lỗi của những người bán xe, họ đôi khi không hướng dẫn (vì không biết / không nhớ / hoặc biết nhưng thấy không cần thiết), hoặc cũng chính họ là người đã hướng dẫn cho khách hàng cách "rô-đai không tải" như vậy, và vô tình đã tiếp tay cướp đi nhiều sinh mạng!

Qua bài viết này, tôi mong các bạn ngoài việc hiểu đúng chạy rô-đai có ý nghĩa quan trọng như thế nào, thì các bạn hãy giúp cho những người xung quanh hiểu đúng, để tránh những trường hợp thương tâm, đáng tiếc xảy ra như trên!



CHÚC CÁC BẠN CÓ ĐƯỢC MỘT CHIẾC XE BỀN BỈ NHƯ Ý MUỐN!!!

Nguồn: hoangtan1312 - BikerVietnam
 

Dream_29c1_1072

Xe buýt
Biển số
OF-160691
Ngày cấp bằng
14/10/12
Số km
835
Động cơ
357,470 Mã lực
chạy roda khoảng từ 300 đến 500 km thay dầu là ok
 

thanhnt610

Xe tăng
Biển số
OF-4790
Ngày cấp bằng
16/5/07
Số km
1,814
Động cơ
561,558 Mã lực
Nơi ở
Keangnam Landmark72
Website
www.facebook.com
Dài quá, tóm tắt là mua xe mới phải chạy rốtđa từ 500 đến 1000km nhưng chạy như nào cho đúng thì bài này chưa mô tả kỹ. Dù sao cũng cám ơn cụ.
 

Xe Thồ

Xe tải
Biển số
OF-109679
Ngày cấp bằng
20/8/11
Số km
312
Động cơ
394,320 Mã lực
Bài viết khá dài , nhưng đọc rất hay cụ ạ ;;)
 

PineLab

Xe đạp
Biển số
OF-187766
Ngày cấp bằng
1/4/13
Số km
24
Động cơ
332,340 Mã lực
Cụ nói vòng quoanh quá ạ, thế tóm lại là chạy từ từ ga nhẹ nhàng đều đều đúng không ạ. hay gác chân chống giữa nổ máy :D
 

Nhan886

Xe buýt
Biển số
OF-181873
Ngày cấp bằng
24/2/13
Số km
635
Động cơ
341,569 Mã lực
bài rất ý nghĩa, thực sự chạy xe hơn 15 năm rùi mà vẫn ngô lém!
 

Kenz_depzai

Xe hơi
Biển số
OF-187671
Ngày cấp bằng
31/3/13
Số km
199
Động cơ
333,517 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Theo e chạy rôtđa là việc NÊN làm trong khoảng 1-2 tháng đầu hoặc 800-1000km đầu tiên mua xe. Nên chạy trong điều kiện có tải trọng <=70-80kgs ( người châu Á) là Ok. Khi chạy thì tăng tốc từ từ và hạn chế tốc độ trong khoảng 30-50km/h là tốt nhất ( dễ điều khiển lại tránh đc va cham) :-"
 

thang_con80

Xe buýt
Biển số
OF-90763
Ngày cấp bằng
3/4/11
Số km
853
Động cơ
413,943 Mã lực
Xe ga thì các cụ chớ có dại mà chạy ko tải nhé.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top