- Biển số
- OF-346248
- Ngày cấp bằng
- 10/12/14
- Số km
- 83
- Động cơ
- 271,130 Mã lực
em là em k biết bơi. hóng qua thôi ^^
e có dạy bơi ở bên hapulinco nhé, bên đấy có bể nước nóng ạBác có dạy bơi ở hồ bơi không bác
hì bể nước nóng ạ, tắm xong cũng thoải máiNghĩ đến nc đã thấy lạnh rồi còn bơi gì?
Hapulico nước sạch nhưng hình như 25 m thôi, ngắn quá em sải tí cái đã thấy thành bể rồi . Ở đó không phân làn bơi hơi hỗn loạn, vưà bơi vừa phải trông chừng ông khác phi vào mình.e có dạy bơi ở bên hapulinco nhé, bên đấy có bể nước nóng ạ
Em đánh dấu ạDạ vâng do lần trước post quảng cáo dịch vụ cho bể bơi nên bị mod del thread nên hôm nay e lâp thread này với mục đích là để trao đổi, hướng dẫn các kinh nghiệm bơi lội của e, cũng như e sưu tầm được và trên hết là được nhận thêm các kiến thức mới từ các cụ trong diễn đàn
Cũng thêm 1 lý do nữa là vào mùa đông mà nhảy vào bể nước nóng bơi thì đây là cách xả stress và tập luyện hiệu quả nhất
Không muốn mất thời gian của các cụ e đi thẳng vào vấn đề luôn ạ
Đầu tiên e sẽ đi vào hướng dẫn bơi sải ạ, bơi sải là kiểu bơi phổ cập nhất cũng như hiệu quả nhất
Bơi sải nhìn qua thì đơn giản, nhưng có rất nhiều kỹ thuật nhỏ, e sẽ điểm qua một số sai lầm của các cụ khi bơi sải:
đây là video
(https://www.youtube.com/watch?v=Jimq57_5RMc)
+ Tay đè nước: đây là tay quan trọng nhất trong bơi sải. Sau khi tay chạm nước, thì tay duỗi ra về phía trước, giữ nguyên cho đến khi tay kia thoát nước. Mục đích của tay đè nước là rẽ nước, và tạo hướng đi cho cơ thể, thêm nữa là giúp cho cơ thể cân bằng, và cho phép tay được nghỉ một chút.
+ Chân: nhiều cụ đạp bằng đầu gối, trong khi bơi sải các cụ phải đạp bằng đùi. Khi đạp xuống thì duỗi bàn chân ra để tăng diện tích tiếp xúc với nước, tạo thêm lực. Khi nâng chân lên thì co bàn chân lại như khi đang đi bộ. Chân đạp phải đều, đạp lớn, tránh đạp nhỏ. Chỉ cần nhìn qua cách đạp chân có thể biết là kỹ thuật có tốt hay ko. Các cụ mới bơi thì sẽ dựa vào 80-90% lực từ cánh tay, trong khi những người bơi lâu năm, sẽ chỉ dùng 60-65% lực từ tay, hoặc có thể ít hơn, còn lại là lực chân.
+ Thở: hít vào = mồm, thở ra bằng mũi hoặc mồm. Khi tay thoát nước, người sẽ nghiêng một chút, lúc đó quay đầu sang phía tay thoát nước, và hướng mắt gần như nhìn theo tay lúc ở trên không. Trong khoảng thời gian đó tranh thủ hít hơi vào. Nếu có nước vào mồm, thì lúc ở dưới nước, sẽ dùng lưỡi và không khí trong mồm để đẩy ra.
+ Cổ: chuẩn nhất là cổ cúi xuống (cằm gần chạm ngực) để giảm lực cản nước. Tuy vậy, ở các bể bơi có nhiều người thì ko làm vậy được, sẽ phải nhìn một góc khoảng 60 độ so với đáy bể để có thể quan sát được phía trước.
+ Tay quạt: là giai đoạn chuyển từ tay đè nước. Lúc này tay sẽ ko thẳng, mà hơi gấp khúc một chút. Ngón cái chĩa ra ngoài, sao cho lúc quạt tay, ngón tay sẽ chạm vào cạp quần bơi. Như vậy để đảm bảo tay ko quá sát người, và cũng ko quá cong ra bên ngoài.
+ Tay thoát nước: hết tay quạt là tay thoát nước. Khi thoát ra khỏi nước, tay gấp lại, để tránh tốn lực, tránh tay bị văng ra 2 bên; ngón tay sẽ đưa lờ lờ phía trên mặt nước. Nếu đánh văng tay lên trên cao là ko đúng, vì sẽ tốn lực, và dễ bị mất cân bằng.
+ Bụng và ngực: bụng căng, ngực ưỡn. Ai đi bơi mà ko mỏi bụng thì cứ xác định là bơi sai.
bên trên là kinh nhiệm của 1 bạn bên vozforums,
Có thể đến 1 số pp bơi sải cơ bản khác như total swimming nghĩa là tận dụng độ lướt của cơ thể để hạn chế mất sức. Đây là pp mình thường sử dụng khi bơi tập luyện rèn sức khoẻ, thể lực sau ngày làm việc căng thẳng
https://www.youtube.com/watch?v=hC8ZZZhabp4
Còn 1 số pp như là shoulder driven freestyle (bơi = vai) vai của mình sẽ quay trục quanh cổ, tạo ra lực lớn, giúp bơi nhanh hơn kiểu này bơi khá nhanh
Bơi cứu hộ vâng cái tên đã nói lên tất cả rồi, chắc các cụ cũng tự tưởng tượng ra được
vì kiến thức của e có hạn nên e chỉ xin nêu được các pp trên, cụ nào có pp hay thì chia sẻ nhé
các kiểu bơi ếch bơi nổi bơi bướm e sẽ update sau ạ
qc 1 tí là e có dạy bơi bên thanh xuân cụ nào chưa biết bơi mà muốn học thì alo e nhoé
sđt 016560430 bảy chín
Nay mình sẽ update kỹ thuật bơi ếch nhé
đầu tiên là động tác tay
https://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=80HxLNZqJ0I
Để quạt tay ngon lành, hãy đợi tay và đầu nổi lên sát mặt nước mới "xuất chiêu". Cùng lúc khi đầu vươn lên, phải thả lỏng và đưa phần cơ thể bên dưới về phía trước thì vươn đầu sẽ rất dễ dàng. Người mới học bơi, quạt tay vươn đầu thở nhưng thường chỉ vươn phần cổ còn phần lưng và chân vẫn nằm ngang mặt nước, cứng đờ nên rất khó.
tiếp theo là chân
https://www.youtube.com/watch?v=PSTi_i8YLss
những người mới tập thường mắc những lỗi sau
Chân đạp ra co vào liên tục, không nghỉ giữa chừng, không có thời gian lướt nước. Bơi như vậy nhanh mệt và không xa bởi lực cản lớn.
=>> co chân ( chân khép gần sát vào mông co khớp gối )đạp 1 lực dứt khoát về phía sau sau đó khép 2 chân lại để tạo ra tính thuỷ động lực học nên nhớ khi đạp về phía sau không được đạp quá rộng (cản nước nhiều) vừa phải thoai
sau khi đạp nên nghỉ 1-2s để lướt nước (đỡ mệt k bị rối khi bơi)
tiếp theo là cái khó nhất với tất cả mọi người THỞ
Nhiều người, dù muốn nhô đầu lên thở, nhưng chỉ biết cố gắng quạt tay đẩy nước ra sau . Dưới tác dụng của phản lực, cơ thể sẽ lướt tới trước, nhưng đầu luôn chìm trong nước . Tạo lực chuyển động như thế, dù quạt mạnh đến mấy thì cũng chỉ có thể lướt tới nhanh hơn, chứ không thể nhô đầu lên được.
Muốn nhô đầu lên khỏi mặt nước, hai tay phải quạt nước xiên xuống - vừa ra phía sau, vừa xuống dưới sâu , đồng thời cũng phải chủ động ngửa đầu ra sau. Dưới tác dụng của phản lực, cộng với sự chủ động ngửa đầu, miệng và mũi sẽ nhô khỏi mặt nước để có thể thở vào.
Ngoài ra phải khôn khôn một tý khi quạt tay để không mất sức. Tức là, sau khi đạp chân mạnh ra sau, người sẽ lướt đi song song với mặt nước. Hãy đợi đến khi tốc độ bơi giảm dần, nước sẽ đẩy phần trên cơ thể và phần đầu đầu nổi dần lên sát mặt nước, còn chân hơi chìm xuống , lúc đó mới quạt tay. Khi phần đầu đã nổi lên một cách tự nhiên, người ta chỉ cần quạt tay nhẹ là có thể dễ dàng đẩy đầu và miệng ra khỏi mặt nước. Quạt tay sớm khi người còn đang chìm, đang lướt nước tới trước sẽ vừa tạo lực cản, giảm tốc độ bơi, vừa tốn sức, nhanh mệt. Cũng nên nhớ, phải đạp chân nhanh, mạnh, ngay sau khi quạt tay nhô lên rồi người rơi trở lại xuống nước. Chỉ có như thế người mới kịp lao đi và không chìm sâu. Đây chính là nền tảng lý thuyết của động tác quạt tay nhô đầu lên thở trong bơi ếch.
https://www.youtube.com/watch?v=QGZ8rIy-YtI
sau cùng nên nhớ điều quan trọng nhất TUYỆT ĐỐI KHÔNG DÙNG CẢ CHÂN CẢ TAY 1 LÚC
e xin hết tài liệu e tự soạn có sưu tầm trên mạng mong mọi người góp ý e sẽ sửa chữa :gach:
Kỹ thuật bơi đứng
đâu tiên các bạn nên xem video này https://www.youtube.com/watch?v=DXk-ZRlHBPk#t=25
Đây là phương pháp đạp nước được các vận động viên bóng nước áp dụng, nó cho phép người ta giữ được phần cơ thể của mình nhô khỏi mặt nước nhiều hơn bất kỳ phương pháp nào khác.
các bước tập
1 – Hãy xuống bể và giữ cho người đứng thẳng trong nước.
2 - Bắt đầu đạp chân kiểu ếch (frog style) để nổi người, nhưng mỗi lần chỉ đạp một bên chân.
3 – Cùng lúc đó, giữ cho hai tay giang rộng phía trước, ngang vai và chuyển động tới lui để giữ người cân bằng và giúp nổi người.
4 – Giang rộng đùi thoải mái như có thể (giống như là bửa ra, tách ra) và đạp mỗi đùi vòng tròn thế nào đó, nâng mỗi đùi nhanh, dứt khoát và sau đó ép sát vào bắp chân kéo theo nước phía dưới cơ thể bạn.
5 – Có thể mất một khoảng thời gian nào đó để học cách giữ hông bạn ổn định khi đạp nước, hãy tập trung làm điều này hoặc để ai đó giữ hông của bạn ở yên.
chú ý : Việc để hông của bạn nằm lùi ra sau so với vai sẽ giúp tập dễ hơn.
Khi bạn mới tập đạp nước, có thể sẽ mệt, nhưng sau khi tập vài ngày bạn sẽ quen và việc đạp nước sẽ hiệu quả hơn. Nếu bạn mới học, đừng cố thử ở nơi nước rất sâu quá lâu!
còn 1 vài kiểu đứng nước nữa mình sẽ update nốt nhé
trên là 1 số tài liệu mình sưu tầm (eboi.vn) và chỉnh sửa