Các pác cho iem hỏi tí, nhà mình đã có cái này lâu chưa ợ (ý iem muốn hỏi là đã SX được chưa vì thấy nói chú PQT thăm nhà máy của cục quân khí tổng cụ KT), bi h iem mới thấy nói đến:
Cuộc “rượt đuổi” giữa vỏ giáp và đạn chống tăng
Không để đạn nổ lõm tiếp tục hạ gục các sản phẩm của mình, các nhà thiết kế xe tăng tìm nhiều cách khắc chế và họ đã thành công. Giáp “lồng gà”, giáp phức hợp và nhất là giáp phản ứng nổ đã giúp xe tăng và kíp lái an toàn hơn. Thế nhưng chẳng bao lâu, một loại đạn chống tăng mới ra đời, kịp thời củng cố thế mạnh của vũ khí chống tăng.
Đó là đạn “tandem”, với kết cấu 2 đầu nổ lõm. Đầu nổ thứ nhất (chứa lượng thuốc nổ nhỏ) sẽ đánh vào giáp ERA làm kích nổ các khối thép để lộ ra lớp giáp chính, mở đường cho đầu nổ thứ hai hoàn thành nhiệm vụ chống tăng. Đạn chống tăng “tandem” nhanh chóng được chấp nhận và còn được sử dụng cho nhiệm vụ công phá công sự phòng thủ kiên cố của đối phương.
Súng chống tăng RPG-29 và đạn chống tăng "tandem" PG-29V.
Sau tandem, một loại đạn khác đã được phát triển dùng súng chống tăng làm ống phóng có hiệu quả chống công sự rất hiệu quả. Kết cấu loại đạn này gồm: lượng thuốc nổ (nhỏ) và hỗn hợp chất dễ cháy. Đạn có sức công phá lớn, sản sinh ra sóng xung kích mạnh và nhiệt độ cao (đốt cháy dưỡng khí của đối phương).
Ngoài loại đạn nổ lõm, vũ khí chống tăng còn sử dụng các loại đạn xuyên (xuyên thường, xuyên nổ,…) Trong đó, nguy hiểm nhất là xuyên dưới cỡ (còn gọi là đạn xuyên thoát vỏ) sử dụng thanh xuyên làm từ vật liệu cứng (wonfram, urani nghèo) để chọc thủng lớp vỏ xe, bất kể lớp giáp làm từ vật liệu nào).
Như vậy, trong cuộc đua với vỏ giáp, đạn chống tăng luôn duy trì được ưu thế vượt trội bằng sự phong phú và đa dạng.
Huyền thoại nối tiếp huyền thoại
RPG-7 đã reo rắc nỗi kinh hoàng cho xe tăng kể từ khi nó ra đời cho tới ngày nay và người Nga không ngủ quên trên chiến thắng. Họ liên tục cải tiến loại vũ khí chống tăng đáng sợ này và tới cuối thập niên 1990, Nga đã trình làng súng chống tăng RPG-29.
Mẫu súng được thiết kế làm 2 phần có thể tháo rời và lắp lại một cách dễ dàng, được trang bị kèm kính ngắm quang học và khí tài nhìn đêm. Đạn chống tăng mà RPG-29, gọi tên PG-29 thuộc loại đạn tandem với 2 đầu nổ lõm (kích cỡ lần lượt là 65mm và 105mm) có khả năng xuyên giáp dày 650mm, sơ tốc 280m/giây, tầm bắn hiệu quả 500m.
Tuy nhiên đạn chống tăng của Nga thiết kế theo kiểu liều phóng cháy hết suốt chiều dài nòng súng, ẩn chứa rủi ro cho người bắn. Ngoài đạn PG-29, RPG-29 còn bắn đạn áp nhiệt TBG-29V cho nhiệm vụ chống boongke, hầm hào (khi nổ đạn TBG-29V đốt cháy oxy cục bộ gây ra sức nóng không một sinh vật nào sống nổi trong bán kính 10m).
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm quan vũ khí mới ở Cục quân khí, Tổng cục Kỹ thuật (RPG-29 là khẩu ngoài cùng, bên trái).
Trong một cuộc thử nghiệm đạn PG-29 đã xuyên phá thành công cả 2 chiếc mẫu xe tăng nổi tiếng T-80 và T-90. Đặc biệt nó đánh thẳng vào giáp trước (nơi có lớp giáp chính và giáp phản ứng nổ dày nhất).
Trên chiến trường Trung Đông, RPG-29 trở thành “sát thủ” đối với các xe tăng hiện đại phương Tây. Năm 2006, các tay súng của Hezbollad đã sử dụng RPG-29 phá hủy xe tăng Merkava 4 – niềm tự hào tăng thiết giáp Israel.
Năm 2007, tại Iraq một chiếc Challenger 2 của Anh cũng bị tiêu diệt bởi một quả đạn RPG-29. Tiếp đến, năm 2008 xe tăng M1A2 của Quân Mỹ tại Iraq cũng “dính đòn” của RPG-29.
Hiện nay, RPG-29 được xuất khẩu tới một số quốc gia trên thế giới. Trong một phóng sự của Truyền hình Quân đội Nhân dân có cảnh lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam thăm quan các loại vũ khí mới, trong đó có RPG-29.