Nghiên cứu của Thuỵ điển trên 12 bệnh viện ở VN và trên 2200 bệnh nhân thì khi vừa vào viện cứ 8 người có 1 người nhiễm vi khuẩn siêu kháng thuốc, sau 2 tuần nằm viện đã tăng thêm 7 người (2019).
Có thể lây nhiễm qua tiếp xúc chạm vào các thứ trong bệnh viện. Phía TD đề nghị nên có biện pháp theo dõi người nhiễm khuẩn này sau khi ra khỏi bệnh viện để tránh lan rộng trong cộng đồng.
Em thấy việc rủ nhau tới bệnh viện thăm người ốm để tỏ lòng chia sẻ nên bỏ đi.
- Có hại cho người ốm, nhất là người mới sinh, người mổ, xạ trị, họ đang yếu, lắm người tới thăm dễ lây thêm bệnh của người tới thăm.
- Có hại cho người tới thăm, xui cái là ôm thêm vi khuẩn bệnh tật về nhà.
Em hôm nọ vừa nói với bạn là : chả ai thiếu gì vài trăm k tiền thăm người ốm, nên bỏ cái hủ tục thăm người ốm này đi, đứa kia bảo lại em: à biết rồi, ko thích thăm người ốm chứ gì lần sau người nhà ấy ốm thì bọn tớ kệ ko qua thăm nữa (ối dào người nhà em ốm, em cũng chả báo để mà tới thăm).
Đứa kia cứ bảo người thân ốm thì buồn nên cần bạn bè tới chia sẻ động viên? E bảo động viên chia sẻ ra quán ngồi với nhau đc rồi, cần gì phải vào viện?
Ng VN còn có kiểu thích lách luật, luật chỉ có 1 người vào chăm bệnh nhưng cứ phải tìm cách lách để cả đoàn người vào đấy ngồi nhìn nhau cơ, bị đuổi thì lại chửi bs y tá ghê gớm, vô cảm...
Theo em văn minh nhất vẫn là chỉ cần nhắn tin hỏi thăm nhau để theo dõi về tình hình hình sức khoẻ của nhau thôi ạ. Việc đến thăm chỉ nên dành cho con cháu ruột thịt trong gia đình mang tính chất riêng tư, nội bộ.
Phần lớn đi thăm nhau ở bệnh viện, ở nhà là do cả nể nhau vì các mối quan hệ xã hội (bạn bè,đồng nghiệp, bạn bè của con, cháu, dâu, rể...) đều là các mối quan hệ xã giao. Nếu để họ trả lời thực lòng 1 câu là có muốn đến thăm người ốm mà ko phải bố mẹ vợ con cháu chắt ruột thịt của mình ko, thì em chắc chắn có đến hơn 90% sẽ nghĩ là ko thực lòng muốn đi lắm nếu ko vì “còn nhìn mặt nhau sau này khỏi ngại”.
Đặc biệt, nhiều người còn oán trách kiểu như: “lúc mình khoẻ thì bạn bè thân hữu đông thế, lúc mình ốm thì chả thấy mấy ai vô thăm”
. Còn suy nghĩ cổ hủ như này thì khi nào mới văn minh được ạ.
Cái em thấy ko hay ở thói quen hoặc là văn hoá (ko biết đây có thể họi là văn hoá ko hay gọi là thói quen thì đúng) là: dân mình vật chất hoá tất cả những dịp cần đến “tình cảm”. Nghĩa là những dịp đến để chia vui, chung vui, chúc mừng nhau thì nên là những dịp để gặp nhau chia sẻ, ai thích lãng mạn thì tặng nhau bó hoa, bài thơ, góp vui bản nhạc, nhảy múa hát ca tặng khổ chủ theo đúng tinh thần “vui”, “mừng”. Nhưng em đang thấy cả “xã hội hoá” thành phong bì, quà tặng đắt tiền. Các bác thử nghĩ mà xem, giờ đi đâu có không tặng nhau tiền và nhếnh nhoáng xã giao thăm hỏi vài phút cho có rồi kéo nhau ra về không: sinh đẻ, cưới xin, ma chay, lễ tết, sinh nhật, ốm đau, mừng thọ, thôi nôi, tân gia, lì xì, cắt mả (sang cát) - tục vẫn còn ở nhiều quê, 49 ngày, 100 ngày...vân vân và mây mây