- Biển số
- OF-163316
- Ngày cấp bằng
- 25/10/12
- Số km
- 35,983
- Động cơ
- 552,819 Mã lực
- Website
- www.gach3ddep.net
Cái này khó nói thật, nó còn là phong tục, văn hóa
Đấy, em nói có sai đâu, nhiều người vô tâm bome ra, nói thế khác gì bảo bác đi nhanhVào thăm lại nhỡ mồn nói:
- Bác cứ yên tâm chữa trị, có người điều trị đúng cách cũng sống được vài tháng ấy chứ!
Thăm hỏi là văn hoá, nhưng thăm hỏi trong viện mà không tôn trọng quy định của bệnh viện thì là vô văn hoá và đem lại nhiều hệ luỵ cụ ạ.Chuyện thăm hỏi là cái văn hóa của người Việt sao lại là hủ tục được nhỉ, không phải ai cũng mắc bệnh lây truyền, nếu ai có bản thân họ cũng có cách phòng chống. Nếu cứ suy diễn theo kiểu chủ thớt thì người Việt sẽ: Không ma chay, không lễ hội, cưới xin, ... vì éo ai đến sợ lây nhiễm à.
Vâng đây là lời người trong cuộc. Cụ nào bảo không lây nhiễm chắc là chưa biết.Thăm hỏi là văn hoá, nhưng thăm hỏi trong viện mà không tôn trọng quy định của bệnh viện thì là vô văn hoá và đem lại nhiều hệ luỵ cụ ạ.
Có cụ gì ở trển bảo tỷ lệ lây nhiễm bệnh ngang vietlott là vì các cụ không ở trong viện thôi, em làm việc thì chứng kiến hàng ngày hàng tuần luôn ý ạ, từ nhẹ đến nặng, từ chuyên môn đến ngoài chuyên môn. Để em kể nhé:
Có cụ bệnh đại tràng điều trị ổn chuẩn bị cho ra viện, cuối tuần đông người vào thăm, đến thứ 2 lại sốt lại, kiểm tra hoá ra là viêm phổi, lại nằm thêm tuần nữa.
Có cụ đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, nằm phòng riêng, vậy mà con nhang đệ tử đến thăm rồi sau 2 ngày sốt ầm ầm lên hoá ra là nhiễm lao.
Có cụ già hơn 80 chục rồi, con lại là sếp nên nằm phòng VIP, đến ngày thứ 2 thì suy hô hấp đột ngột, em vào cấp cứu mà thấy phòng ngột ngạt hơi người vì diện tích có 10 mét vuông mà hơn chục con người đứng lố nhố nói cười quanh giường cụ, được thêm 1 tuần thì cụ mất vì viêm phổi bệnh viện.
Có cụ sau khi tiễn người nhà đến thăm xong thì cái ga giường mới thay chuyển sang màu cháo lòng.
Có cụ nằm viện, người nhà ở quê lên thăm, rồi con cụ đưa đi ăn đến nửa đêm về một lũ mặt đỏ phừng phừng quậy tung bệnh phòng, em phải mời cả CA phường vào đưa về phường ngủ cho yên giấc.
Có cụ bệnh nặng lắm rồi, ở Hà Nội mà chắc có uy tín ở quê nên anh em họ hàng ra thăm lần cuối đến hai ba chục người, ở trong bọn em hùng hục cấp cứu, ở ngoài hành lang các mợ các bà cứ thế khóc hờ mời đi không được, cứ như ở nhà mình, mà còn thành bài như hợp xướng nữa chứ. Các cụ cứ thử tưởng tượng cảnh đó xem, căng thẳng và ức chế không chỉ có nhân viên y tế bọn em mà còn bao nhiêu bệnh nhân khác xung quanh nữa chứ, cứ như đọc truyện Vũ Trọng Phụng ý.
Vân vân và mây mây...
Tốt nhất dẹp cái quỹ điLớp cấp 3 em có quỹ để thăm hỏi người nhà khi ốm đau. Có 1 ông, mẹ vợ cắt trĩ cũng thông báo như sợ mất phần. E thì nghĩ thấy buồn cười
Em đồng ý bỏ. Đi chăm người ốm mệt bỏ bu ra, lại phải ngồi tiếp người lọ người chai.Nghiên cứu của Thuỵ điển trên 12 bệnh viện ở VN và trên 2200 bệnh nhân thì khi vừa vào viện cứ 8 người có 1 người nhiễm vi khuẩn siêu kháng thuốc, sau 2 tuần nằm viện đã tăng thêm 7 người (2019).
Có thể lây nhiễm qua tiếp xúc chạm vào các thứ trong bệnh viện. Phía TD đề nghị nên có biện pháp theo dõi người nhiễm khuẩn này sau khi ra khỏi bệnh viện để tránh lan rộng trong cộng đồng.
Em thấy việc rủ nhau tới bệnh viện thăm người ốm để tỏ lòng chia sẻ nên bỏ đi.
- Có hại cho người ốm, nhất là người mới sinh, người mổ, xạ trị, họ đang yếu, lắm người tới thăm dễ lây thêm bệnh của người tới thăm.
- Có hại cho người tới thăm, xui cái là ôm thêm vi khuẩn bệnh tật về nhà.
Em hôm nọ vừa nói với bạn là : chả ai thiếu gì vài trăm k tiền thăm người ốm, nên bỏ cái hủ tục thăm người ốm này đi, đứa kia bảo lại em: à biết rồi, ko thích thăm người ốm chứ gì lần sau người nhà ấy ốm thì bọn tớ kệ ko qua thăm nữa (ối dào người nhà em ốm, em cũng chả báo để mà tới thăm).
Đứa kia cứ bảo người thân ốm thì buồn nên cần bạn bè tới chia sẻ động viên? E bảo động viên chia sẻ ra quán ngồi với nhau đc rồi, cần gì phải vào viện?
Ng VN còn có kiểu thích lách luật, luật chỉ có 1 người vào chăm bệnh nhưng cứ phải tìm cách lách để cả đoàn người vào đấy ngồi nhìn nhau cơ, bị đuổi thì lại chửi bs y tá ghê gớm, vô cảm...
Cái này thì đúng là khó nghĩ lắm. Trường hợp bênh thập tử nhất sinh, không đến thăm lần cuối thì cũng áy náy. Vừa rồi chỗ em có 1 bác bị K nằm 108 đấy, chỉ vài người thăm được vì viện cho thăm có giờ, mỗi lần 2 người nên ít người thăm được.
Dạ cũng khổ lắm, người bệnh, nhất là ng già thấy nhiều ng tới thăm là họ nghĩ m sắp đi tới nơi.Cái j cũng có 2 mặt lợi và hại. Người bệnh cần yên tĩnh để điều trị bệnh nhưng cũng cần có người động viên tinh thần. Thế nên bệnh viện mới có quy định giờ thăm bệnh và giới hạn người ở lại chăm sóc bệnh nhân.
Nội dung ai tới cũng hỏi gần giống nhau, chưa kể có 1 số ng hỏi chuyện kiểu khá là vô duyên cụ ơi. Kiểu có ông thản nhiên bảo tầm này thì đi đc rồi, rồi thì nếu tôi mà ung thư thì tôi chả chữa, để tiền cho con cái,.. rồi thì tranh thủ hỏi thu nhập của con cái ng ốm.Em đồng ý bỏ. Đi chăm người ốm mệt bỏ bu ra, lại phải ngồi tiếp người lọ người chai.
Nhiều người đến thăm lại toàn nói chuyện làm xuống tinh thần. Có lần vừa rồi em chả cho ai vào thăm bệnh nhân nữa, em bắt ngồi ngoài rồi em ra tiếp.
Thăm hỏi là văn hoá, nhưng thăm hỏi trong viện mà không tôn trọng quy định của bệnh viện thì là vô văn hoá và đem lại nhiều hệ luỵ cụ ạ.
Có cụ gì ở trển bảo tỷ lệ lây nhiễm bệnh ngang vietlott là vì các cụ không ở trong viện thôi, em làm việc thì chứng kiến hàng ngày hàng tuần luôn ý ạ, từ nhẹ đến nặng, từ chuyên môn đến ngoài chuyên môn. Để em kể nhé:
Có cụ bệnh đại tràng điều trị ổn chuẩn bị cho ra viện, cuối tuần đông người vào thăm, đến thứ 2 lại sốt lại, kiểm tra hoá ra là viêm phổi, lại nằm thêm tuần nữa.
Có cụ đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch, nằm phòng riêng, vậy mà con nhang đệ tử đến thăm rồi sau 2 ngày sốt ầm ầm lên hoá ra là nhiễm lao.
Có cụ già hơn 80 chục rồi, con lại là sếp nên nằm phòng VIP, đến ngày thứ 2 thì suy hô hấp đột ngột, em vào cấp cứu mà thấy phòng ngột ngạt hơi người vì diện tích có 10 mét vuông mà hơn chục con người đứng lố nhố nói cười quanh giường cụ, được thêm 1 tuần thì cụ mất vì viêm phổi bệnh viện.
Có cụ sau khi tiễn người nhà đến thăm xong thì cái ga giường mới thay chuyển sang màu cháo lòng.
Có cụ nằm viện, người nhà ở quê lên thăm, rồi con cụ đưa đi ăn đến nửa đêm về một lũ mặt đỏ phừng phừng quậy tung bệnh phòng, em phải mời cả CA phường vào đưa về phường ngủ cho yên giấc.
Có cụ bệnh nặng lắm rồi, ở Hà Nội mà chắc có uy tín ở quê nên anh em họ hàng ra thăm lần cuối đến hai ba chục người, ở trong bọn em hùng hục cấp cứu, ở ngoài hành lang các mợ các bà cứ thế khóc hờ mời đi không được, cứ như ở nhà mình, mà còn thành bài như hợp xướng nữa chứ. Các cụ cứ thử tưởng tượng cảnh đó xem, căng thẳng và ức chế không chỉ có nhân viên y tế bọn em mà còn bao nhiêu bệnh nhân khác xung quanh nữa chứ, cứ như đọc truyện Vũ Trọng Phụng ý.
Vân vân và mây mây...
Đọc thớt này thấy rất nhiều Cụ đều gốc gác ở quê cả! nhưng thấy mất hết gốc cũng khá đông!!!
Hôm qua em vừa coi lại phim tài liệu về dịch SART (chả biết em có viết đúng ko) - dịch hô hấp cấp năm 2003 mà trung tâm là ở bv Việt - Pháp. Hai ngày cuối cùng virut lan tràn khắp phòng bệnh và cả hành lang bv. Hơn 30 người chết trong đó có các bs, nv y tế (3 bs người Pháp) và cả người nhà đến thăm. Chị bs bạn thì nói: khi lên xuống cầu thang bv, bần cùng lắm mới phải sờ vào lan can vì ở đó vi trùng rất nhiềuHiện trạng hiện nay là hễ có người ốm là thông báo lên group FB hay zalo, làm sao càng nhiều người biết càng tốt, rủ nhau qua thăm.
Người nhiễm vi khuẩn siêu kháng kháng sinh này nếu bị nhiễm thì trị bệnh sẽ khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều lần, vì phải trộn và dùng nhiều loại kháng sinh đắt tiền đời mới.
Theo như kết quả nghiên cứu ở trên thì đang có nguy cơ lây nhiễm tăng lên thành đại dịch trong các bệnh viện VN.