Hikhik, di dời nhà cửa là chuyện nhớn chứ lão, động chạm vào nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát nữa. Lại giờ vẫn là mô hình HTX, mô hình này cũng chưa phát lộ những yếu tố bất lợi, nên có lẽ cứ tạm để yên thế, các lão nhẩy.
Còn lên trển, thì chắc tại cho rằng đó mới là địa linh thì cho nhà cháu hầu câu chuyện này vậy :
Chăm chú đọc lai đoạn ấy: “ ....ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng chầu hổ phục, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời...”
Cười khùng khục, bố khỉ, đểu nhể, căn cứ vào đâu vào hào nào trong quẻ Dương lai Âm thụ này mà cụ Lý Công Uẩn lại nảy sinh ra ý nghĩa về quê xây tám ngôi chùa thừa tự trước khi lập tông miếu xã tắc....
Lời nguyền tám đời của Bát Tự Cổ Pháp, không phải là không có cái cớ mãi mãi linh nghiệm được.
Bởi vậy cái quả độn nguyền của Ông, mới linh nghiệm di hậu cho ai làm chủ Thăng Long cũng khó vững được 8 đời. Lý Công Uẩn của Lý thị, Trần Cảnh của Trần thị và con cháu của hai vị ấy đều được ngự trên đất này tám đời, mà đến lượt Lê Lợi của triều Lê Sơ thì con cháu chỉ được hưởng mệnh đế vương đến đời thứ bảy. Nếu tính cả Lê Lai liều mình cứu chúa, được hứa hẹn chia cho nửa giang san nữa thì cũng vừa vặn 8 đời.
Đến Triều Lê Trung Hưng- Lê Mạt, kế tiếp nhà Mạc ra làm chủ Thăng Long, Mang tiếng là chủ nhân nhưng thực ra chỉ có hư vị. Thăng Long thực quyền nằm trong tay chủ nhân đích thực là các Chúa Trịnh. Chúa Trịnh từ khi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nổi lên đã có lời sấm truyền: “phi bá, phi đế, quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Đấy, lại đúng tám đời thì nhà Chúa phúc hết, vận tan...
Chủ nhân của Hà Nội, là Thăng Long ngày nay từ khi đọc tuyên ngôn độc lập đến giờ có các vị Nước Chủ sau: 1. Hồ Chủ Tịch, Hồ Chí Minh là Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, được Quốc hội khoá II bầu lại và làm Chủ tịch đến khi ông mất (ngày 2 tháng 9 năm 1969). 2. Người kế nhiệm Hồ Chủ Tịch ở cương vị này là Tôn Đức Thắng, chính thức từ ngày 22 tháng 9 năm 1969, trước đó là Quyền Chủ tịch nước, Tôn Đức Thắng làm giữ cương vị này đến khi ông qua đời 1969-1980. 3. Trường Chinh (1981-1987) 4. Võ Chí Công (1987-1992). 5. Lê Đức Anh (1992-1997). 6. Trần Đức Lương (1997- 2006). 7. Nguyễn Minh Triết (2006-2011). 8. Trương Tấn Sang (2011- đến nay).
Chuyện vui thui, tào lao cho qua ngày 11/4 cái nhá.