Gửi các cụ xem clip về một thiết bị automata (hoặc ô-tô-mát) (vận hành bằng dây cót và bánh răng) của Nhật chế tạo từ cách đây 200 năm. Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Andecxen trong truyện “Con chịm họa mi” có so sánh con họa mi thật của Hoàng đế Trung Quốc với con họa mi máy của Hoàng đế Nhật Bản, tức là từ thời đó, Nhật Bản đã có tiếng với việc chế tạo các thiết bị tự động kiểu automata rồi (cụ nào 6x, 7x, đầu 8x chắc còn nhớ cuốn sách “Dòng họ ô-tô-mát”. Ngày xưa thuật ngữ rô-bốt chưa phổ biến, ở Việt Nam hay gọi là ô-tô-mát hơn.
Còn đồng hồ Quảng Châu chế tạo đầu đời nhà Thanh thì nghe nói còn một vài mẫu trưng bày ở bảo tàng Cố Cung, Bắc Kinh. Trong cuốn “Dòng họ ô-tô-mát” có nói đến một cái đồng hồ chế tạo thời kỳ này đang nằm ở bảo tàng Cố Cung, có ngư ông ngồi uống rượu, đến giờ thì giật lên một con cá..Em cũng đã vào Bảo tàng quốc gia Đài Loan nhưng không thấy các thiết bị dạng đồng hồ, nhưng vô số các chế tác cực kỳ tinh xảo mà thợ Việt Nam (hay thợ ở đâu cũng thế) khó mà làm được, như một ngôi chùa được chạm trổ công phu bên trong một cái hạt đào.
Em cũng đã vào cả bảo tàng ở Seoul thì tuy không thấy những thiết bị dạng automata, nhưng có một cái hỗn thiên nghi (dùng để quan sát thiên văn) và một số thiết bị khoa học cổ đại cực kỳ tinh xảo của Triều Tiên.
Người Việt Nam tuy cũng là thông minh, nhưng chắc chắn không phải trong top 10 thế giới, Ngoài ra, một nhà phát minh giỏi phải đi kèm với thợ khéo thì phát minh đó mới có thể thành hiện thực được, mà thợ Việt Nam thì chưa bao giờ là thợ khéo (ở số lượng lớn, không phải một hai ví dụ cá biệt). Các tố chất của người Đông Bắc Á theo đạo Khổng (Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) là cẩn thận, tỉ mỉ, chi tiết, chắc chắn thì ở Việt Nam đã dần dần bị thay thế bởi các đặc tính của người Đông Nam Á là qua loa, đại khái, cẩu thả, có lẽ quá trình này diễn ra dần dần cả nghìn năm kể từ khi Việt Nam dành độc lập và nhất là qua thời Pháp thuộc là quãng thời gian mà Hán học bị phỉ báng và bãi bỏ để chạy theo sự giáo dục thiên về cái ngọn hơn là chú trọng đào tạo cái gốc.
Thời Lý hoặc Trần, đọc trên wiki, hình như Việt Nam cũng có một nhà thiên văn học rất giỏi, phát minh được nhiều thiết bị nhưng không được nâng đỡ nên các phát kiến khoa học của ông cũng thất truyền.