- Biển số
- OF-26711
- Ngày cấp bằng
- 1/1/09
- Số km
- 414
- Động cơ
- 491,270 Mã lực
Xe Honda loạn giá: Kinh doanh kiểu "sống chết mặc khách hàng"?
- Có phải vì tiêu thụ xe Honda trên thị trường Việt Nam vẫn tốt, mỗi năm tới hơn 1 triệu xe, nhiều mẫu xe luôn thiếu hàng nên Honda chẳng cần quan tâm đến quyền lợi của khách hàng?
Chiêu thức "gây sốc"
Ngay từ ngày đầu tiên ra thị trường mẫu xe Lead 110 của Công ty Honda Việt Nam đã gây "sốc" cho tất cả các khách hàng với giá cao ngất ngưởng.
Giá bán lẻ xe Lead do Honda Việt Nam đề xuất với 4 màu bình thường: Đen, Trắng, Đỏ và Bạc là 30.990.000 VND và 2 màu đặc biệt: Ánh hồng, ánh vàng (có thể thay đổi màu sắc của xe trong những không gian ánh sáng khác nhau) là 31.490.000 VND.
Ngay khi Honda ra mắt mẫu xe trên nhiều người đã tìm đến các cửa hàng do Honda uỷ nhiệm với mong muốn mua được 1chiếc xe Lead đi Tết, nhưng tất cả đều thất vọng.
Ngày đầu tiên ( 2/1/2009) Lead xuất hiện tại các cửa hàng của Honda Việt Nam, khi hỏi mua khách hàng đều ngã ngửa bởi giá xe bị đẩy lên tới 37,5 triệu đồng - 38,5 triệu đồng/xe chênh so với giá bán lẻ mà Công ty Honda đề xuất tới trên 6 triệu đồng/xe.
Cho đến nay hơn1 tháng sau khi xe Lead ra đời, muốn mua 1 chiếc xe đúng bằng giá Công ty Honda Việt Nam công bố vẫn là điều không tưởng. Tuy giá xe không còn "nóng" như trước nữa nhưng nơi bán thấp nhất dành cho 4 màu bình thường cũng là 34 triệu đồng/xe, chênh tới 3 triệu đồng so với giá đề xuất.
Mẫu xe Laed do Honda Việt Nam Sản xuất. Ảnh Trần Thuỷ.
Chuyện “khan hiếm” xe máy do Honda Việt Nam sản xuất dường như đã trở thành thông lệ. Đầu tiên phải kể đến là vào năm 1999 khi mẫu Future ra đời, rồi tiếp đến là Spacy, Click và đặc biệt là chiếc Air Blade. Chiếc xe này xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ tháng 4/2007, đã gần 2 năm trôi qua mà lúc nào cũng khan hiếm. Muốn mua ngay khách hàng đều phải trả thêm tiền, ít thì 3 triệu đồng, có giai đoạn cao điểm tại T.P Hồ Chí Minh khách hàng phải trả thêm tới 7-8 triệu đồng/xe. Chỉ có một ít số đối tượng khách hàng được mua đúng giá nhưng phải cậy tới các mối quan hệ quen biết, đăng ký danh sách với công ty.
Ngay tại khi họp báo, giới thiệu xe Lead (ngày 24/12/2008) cũng đã có câu hỏi đặt ra liệu xe Lead có lắp lại hiện tượng bị khan hiếm như một số mẫu xe trước đây của Honda Việt Nam? Khi đó chính Tổng giám đốc Honda Việt Nam đã cho biết, những mẫu xe trước bị thiếu do là sản xuất không kịp so với nhu cầu. Nhưng mới đây Honda đã đưa nhà máy lắp ráp xe máy thứ 2 vào hoạt động chỉ lắp xe tay ga với công suất 500.000 xe/năm nên sẽ giải quyết được tình trạng này. Nhưng thực tế đã không đúng như trả lời của Honda mà trước thế nào nay vẫn vậy.
Công ty Honda Việt Nam cho biết lô xe Lead đầu tiên họ sản xuất trong tháng 1/2009 là 10.000 xe. Hiện nay Honda Việt Nam có khoảng 400 cửa hàng uỷ nhiệm trên toàn quốc, với số lượng này, tính bình quân mỗi cửa hàng trong tháng 1 vừa qua có thể được phân phối đến 25 xe, đủ để đáp ứng nhu cầu. Nhưng không hiểu sao các cửa hàng đều cho rằng họ không có đủ xe để bán? Một số cửa hàng của Honda Việt Nam cho biết, họ được phân số xe Lead rất ít. Phải lấy 100 xe Honda các loại mới được khoảng 10 chiếc xe Lead /tháng, có đại lý tại Hà Nội chỉ được 3- 4 xe/tháng.
TIN LIÊN QUAN
Xe ít trong khi nhu cầu cao nên các cửa hàng thoải mái làm giá. Ai trả cao lập tức có xe, có người trả 36 triệu đồng khi đó cũng đã phải cay đắng về tay không bởi có người đã trả cao hơn họ những 1,5 triệu đồng. Một cửa hàng Honda tại Hà Nội cho biết nếu có đủ xe để bán thì mỗi tháng, mỗi cửa hàng tại Hà Nội cần ít nhất 20 xe Lead. Nhiều cửa hàng thiếu xe đã phải mua lại xe Lead từ cửa hàng ở các tỉnh xa tiêu thụ chậm. Giá mua lại cũng cao hơn giá đề xuất tới 2-3 triệu đồng/xe, vì vậy họ phải tăng giá bán.
Trả lời khách hàng về việc họ không mua được xe Lead, Air Blade đúng giá bán lẻ đề xuất, Honda Việt Nam giải thích họ chỉ đưa ra mức giá bán lẻ đề xuất mà thôi, còn giá bán trên thực tế phụ thuộc vào thị trường. Tuỳ theo nhu cầu trên thị trường mà có lúc giá sẽ tăng cao hơn giá đề xuất và ngược lại. Điều này đến nay đã được các cửa hàng uỷ nhiệm của Honda Việt Nam tận dụng triệt để, chỉ khổ cho người tiêu dùng là chẳng chịu hiểu, cứ đòi mua đúng giá đề xuất.
"Bỏ đói" khách hàng - mánh làm ăn hiệu quả?
Một số ý kiến còn cho rằng Honda Việt Nam cố tình tạo ra sự khan hiếm giả tạo. Đó là chiêu kinh doanh của họ. Nếu mỗi tháng sản xuất đúng 10.000 xe như công bố thì chắc chắn không có chuyện thiếu xe và giá bị đẩy lên cao. Trước đây khi nhà máy lắp ráp xe tay ga chưa đi vào hoạt động thì còn có thể nói do năng lực của dây chuyền có hạn nên cung không đủ cầu, nhưng nay nhà máy này đã đi vào hoạt động với công suất 500.000 xe/năm mà xe thiếu vẫn hoàn thiếu.
Không chỉ có xe Lead bị thiếu mà hiện nay cả Air Blale cũng thiếu. Chiếc xe này như đã nói có mặt trên thị trường gần 2 năm nay mà có bao giờ thấy các cửa hàng có nhiều xe để bán. Có cửa hàng đến nay cũng cho biết mỗi tháng họ chỉ được 3-4 chiếc Air Blade. Có thể thiếu thì cũng chỉ trong 1 thời điểm nhất định chứ không thể thiếu liên miên, trong khi nhu cầu thị trường thì Công ty Honda Việt Nam đã nắm bắt được và họ cũng thừa thời gian để lập kế hoạch sản xuất dài hạn.
Sản xuất cầm chừng và "bật đèn xanh" cho các cửa hàng tăng giá bán, thực tế Honda Việt Nam đang góp phần làm rối loạn thị trường xe máy. Điều này không thể đổ tội cho các cửa hàng uỷ nhiệm của Honda được. Không thể nói các cửa hàng lợi dụng găm hàng đẩy giá bán lên cao.
Theo phản ánh của các cửa hàng do nhu cầu xe tay ga trên thị trường cao, trong khi một số loại xe khác của Honda Việt Nam bán khá chậm nên Công ty này đã bắt các cửa hàng phải mua xe theo kiểu “bán kèm”. Nghĩa là để mua được một số lượng xe tay ga nào đó, đại lý phải chấp nhận “ôm” thêm lượng xe khác tương ứng lượng. Lượng xe tay ga luôn được cung cấp rất nhỏ giọt.
Cách làm này đem lại cái lợi là Honda Việt Nam giữ vững được sản lượng bán hàng dành cho những dòng xe lạc mốt, ít được ưa chuộng, còn với các cửa hàng là kiếm được lợi nhuận cao dòng xe bán chạy, bù đắp phần nào lợi nhuận thấp ở dòng xe bán chậm. Chỉ có người tiêu dùng là thiệt bởi giá cả rối loạn, chẳng biết đường nào mà lần.
Nhiều người rất bất bình với kiểu kinh doanh sống chết mặc kệ khách hàng như thế này. Người ta đặt câu hỏi: Có phải vì tiêu thụ xe Honda trên thị trường Việt Nam vẫn tốt, mỗi năm tới hơn 1 triệu xe, nhiều mẫu xe luôn thiếu hàng nên Honda chẳng cần quan tâm đến quyền lợi của khách hàng?
http://vietnamnet.vn/bvkh/2009/02/828124/
- Có phải vì tiêu thụ xe Honda trên thị trường Việt Nam vẫn tốt, mỗi năm tới hơn 1 triệu xe, nhiều mẫu xe luôn thiếu hàng nên Honda chẳng cần quan tâm đến quyền lợi của khách hàng?
Chiêu thức "gây sốc"
Ngay từ ngày đầu tiên ra thị trường mẫu xe Lead 110 của Công ty Honda Việt Nam đã gây "sốc" cho tất cả các khách hàng với giá cao ngất ngưởng.
Giá bán lẻ xe Lead do Honda Việt Nam đề xuất với 4 màu bình thường: Đen, Trắng, Đỏ và Bạc là 30.990.000 VND và 2 màu đặc biệt: Ánh hồng, ánh vàng (có thể thay đổi màu sắc của xe trong những không gian ánh sáng khác nhau) là 31.490.000 VND.
Ngay khi Honda ra mắt mẫu xe trên nhiều người đã tìm đến các cửa hàng do Honda uỷ nhiệm với mong muốn mua được 1chiếc xe Lead đi Tết, nhưng tất cả đều thất vọng.
Ngày đầu tiên ( 2/1/2009) Lead xuất hiện tại các cửa hàng của Honda Việt Nam, khi hỏi mua khách hàng đều ngã ngửa bởi giá xe bị đẩy lên tới 37,5 triệu đồng - 38,5 triệu đồng/xe chênh so với giá bán lẻ mà Công ty Honda đề xuất tới trên 6 triệu đồng/xe.
Cho đến nay hơn1 tháng sau khi xe Lead ra đời, muốn mua 1 chiếc xe đúng bằng giá Công ty Honda Việt Nam công bố vẫn là điều không tưởng. Tuy giá xe không còn "nóng" như trước nữa nhưng nơi bán thấp nhất dành cho 4 màu bình thường cũng là 34 triệu đồng/xe, chênh tới 3 triệu đồng so với giá đề xuất.
Mẫu xe Laed do Honda Việt Nam Sản xuất. Ảnh Trần Thuỷ.
Chuyện “khan hiếm” xe máy do Honda Việt Nam sản xuất dường như đã trở thành thông lệ. Đầu tiên phải kể đến là vào năm 1999 khi mẫu Future ra đời, rồi tiếp đến là Spacy, Click và đặc biệt là chiếc Air Blade. Chiếc xe này xuất hiện trên thị trường Việt Nam từ tháng 4/2007, đã gần 2 năm trôi qua mà lúc nào cũng khan hiếm. Muốn mua ngay khách hàng đều phải trả thêm tiền, ít thì 3 triệu đồng, có giai đoạn cao điểm tại T.P Hồ Chí Minh khách hàng phải trả thêm tới 7-8 triệu đồng/xe. Chỉ có một ít số đối tượng khách hàng được mua đúng giá nhưng phải cậy tới các mối quan hệ quen biết, đăng ký danh sách với công ty.
Ngay tại khi họp báo, giới thiệu xe Lead (ngày 24/12/2008) cũng đã có câu hỏi đặt ra liệu xe Lead có lắp lại hiện tượng bị khan hiếm như một số mẫu xe trước đây của Honda Việt Nam? Khi đó chính Tổng giám đốc Honda Việt Nam đã cho biết, những mẫu xe trước bị thiếu do là sản xuất không kịp so với nhu cầu. Nhưng mới đây Honda đã đưa nhà máy lắp ráp xe máy thứ 2 vào hoạt động chỉ lắp xe tay ga với công suất 500.000 xe/năm nên sẽ giải quyết được tình trạng này. Nhưng thực tế đã không đúng như trả lời của Honda mà trước thế nào nay vẫn vậy.
Công ty Honda Việt Nam cho biết lô xe Lead đầu tiên họ sản xuất trong tháng 1/2009 là 10.000 xe. Hiện nay Honda Việt Nam có khoảng 400 cửa hàng uỷ nhiệm trên toàn quốc, với số lượng này, tính bình quân mỗi cửa hàng trong tháng 1 vừa qua có thể được phân phối đến 25 xe, đủ để đáp ứng nhu cầu. Nhưng không hiểu sao các cửa hàng đều cho rằng họ không có đủ xe để bán? Một số cửa hàng của Honda Việt Nam cho biết, họ được phân số xe Lead rất ít. Phải lấy 100 xe Honda các loại mới được khoảng 10 chiếc xe Lead /tháng, có đại lý tại Hà Nội chỉ được 3- 4 xe/tháng.
TIN LIÊN QUAN
Xe ít trong khi nhu cầu cao nên các cửa hàng thoải mái làm giá. Ai trả cao lập tức có xe, có người trả 36 triệu đồng khi đó cũng đã phải cay đắng về tay không bởi có người đã trả cao hơn họ những 1,5 triệu đồng. Một cửa hàng Honda tại Hà Nội cho biết nếu có đủ xe để bán thì mỗi tháng, mỗi cửa hàng tại Hà Nội cần ít nhất 20 xe Lead. Nhiều cửa hàng thiếu xe đã phải mua lại xe Lead từ cửa hàng ở các tỉnh xa tiêu thụ chậm. Giá mua lại cũng cao hơn giá đề xuất tới 2-3 triệu đồng/xe, vì vậy họ phải tăng giá bán.
Trả lời khách hàng về việc họ không mua được xe Lead, Air Blade đúng giá bán lẻ đề xuất, Honda Việt Nam giải thích họ chỉ đưa ra mức giá bán lẻ đề xuất mà thôi, còn giá bán trên thực tế phụ thuộc vào thị trường. Tuỳ theo nhu cầu trên thị trường mà có lúc giá sẽ tăng cao hơn giá đề xuất và ngược lại. Điều này đến nay đã được các cửa hàng uỷ nhiệm của Honda Việt Nam tận dụng triệt để, chỉ khổ cho người tiêu dùng là chẳng chịu hiểu, cứ đòi mua đúng giá đề xuất.
"Bỏ đói" khách hàng - mánh làm ăn hiệu quả?
Một số ý kiến còn cho rằng Honda Việt Nam cố tình tạo ra sự khan hiếm giả tạo. Đó là chiêu kinh doanh của họ. Nếu mỗi tháng sản xuất đúng 10.000 xe như công bố thì chắc chắn không có chuyện thiếu xe và giá bị đẩy lên cao. Trước đây khi nhà máy lắp ráp xe tay ga chưa đi vào hoạt động thì còn có thể nói do năng lực của dây chuyền có hạn nên cung không đủ cầu, nhưng nay nhà máy này đã đi vào hoạt động với công suất 500.000 xe/năm mà xe thiếu vẫn hoàn thiếu.
Không chỉ có xe Lead bị thiếu mà hiện nay cả Air Blale cũng thiếu. Chiếc xe này như đã nói có mặt trên thị trường gần 2 năm nay mà có bao giờ thấy các cửa hàng có nhiều xe để bán. Có cửa hàng đến nay cũng cho biết mỗi tháng họ chỉ được 3-4 chiếc Air Blade. Có thể thiếu thì cũng chỉ trong 1 thời điểm nhất định chứ không thể thiếu liên miên, trong khi nhu cầu thị trường thì Công ty Honda Việt Nam đã nắm bắt được và họ cũng thừa thời gian để lập kế hoạch sản xuất dài hạn.
Sản xuất cầm chừng và "bật đèn xanh" cho các cửa hàng tăng giá bán, thực tế Honda Việt Nam đang góp phần làm rối loạn thị trường xe máy. Điều này không thể đổ tội cho các cửa hàng uỷ nhiệm của Honda được. Không thể nói các cửa hàng lợi dụng găm hàng đẩy giá bán lên cao.
Theo phản ánh của các cửa hàng do nhu cầu xe tay ga trên thị trường cao, trong khi một số loại xe khác của Honda Việt Nam bán khá chậm nên Công ty này đã bắt các cửa hàng phải mua xe theo kiểu “bán kèm”. Nghĩa là để mua được một số lượng xe tay ga nào đó, đại lý phải chấp nhận “ôm” thêm lượng xe khác tương ứng lượng. Lượng xe tay ga luôn được cung cấp rất nhỏ giọt.
Cách làm này đem lại cái lợi là Honda Việt Nam giữ vững được sản lượng bán hàng dành cho những dòng xe lạc mốt, ít được ưa chuộng, còn với các cửa hàng là kiếm được lợi nhuận cao dòng xe bán chạy, bù đắp phần nào lợi nhuận thấp ở dòng xe bán chậm. Chỉ có người tiêu dùng là thiệt bởi giá cả rối loạn, chẳng biết đường nào mà lần.
Nhiều người rất bất bình với kiểu kinh doanh sống chết mặc kệ khách hàng như thế này. Người ta đặt câu hỏi: Có phải vì tiêu thụ xe Honda trên thị trường Việt Nam vẫn tốt, mỗi năm tới hơn 1 triệu xe, nhiều mẫu xe luôn thiếu hàng nên Honda chẳng cần quan tâm đến quyền lợi của khách hàng?
http://vietnamnet.vn/bvkh/2009/02/828124/