H.I.S.S - Honda Ignition Security System
Khóa cảm biến điện tử được gắn chip (HISS) như em hỏi đề cập chỉ áp dụng đối với các dòng xe superbike phân khối lớn và tương đối mắc tiền.
Còn cái khóa từ mà Honda VN đang lắp trên các xe Wave - Future thì chỉ là khóa từ thông thường, không có cảm biến điện tử chi cả.
Được giới thiệu vào những năm 2000-2001, trên sản phẳm đầu tiên là Honda VTR1000F Firestorm, Honda đã tiến 1 bước dài trong việc tạo ra 1 hệ thống bảo vệ - chống trộm. Không như những phương pháp chống trộm trước đây như khóa chìa, khoá từ tính, HISS được kết hợp bởi 3 thành phần Key, Ổ khoá và Bộ phận kiểm soát.
1. Key
Là một chìa khoá thông thường có gắn thêm 1 con chip chứa mã số nhận dạng riêng (Unique ID) đã được mã hoá (thuật toán mã hoá cho đến nay vẫn không xác định).
2. Ổ khoá
Ngoài việc là 1 ổ khoá bi thông thường, Ổ khoá trong hệ thống HISS còn là 1 anten dùng để nhận diện chip HISS trong chìa khoá. Khi tra chìa khoá vào, ổ khoá sẽ kiểm tra sự tồn tại của chip HISS đồng thời truyền mã ID của chip này tới ECU.
Vậy ECU là gì?
ECU là một bộ sử lý các cơ sở dữ liệu từ các bộ phận đưa về bằng cảm biến. Trên xe máy không có cảm biến dầu, không cảm biến nhiệt, không cảm biến lực phanh, không có cảm biến áp suất buồng đốt phục vụ cho việc đánh lửa đa điểm.
Trên xe gắn máy nếu lắp khoá từ thì có chăng cũng chỉ là một công tắc từ tính. Lợi dụng yếu tố hút đẩy của nam châm mà thôi. Ví dụ (trong trường hợp khoá điện không có từ tính)
Đưa khoá vào ổ qua cơ cấu tiếp xuc cơ khí trong ổ có lẫy công tắc đóng mạch cấp điện cho cuộn dây, tạo ra một nam châm điện hút một relay nào đó nối tiếp điểm. Công nghệ bán dẫn ngày nay cho phép làm việc này đơn giản và giá thành thấp.
Còn khoá điện mà có sắn từ tính thì dễ quá còn gì.
Các loại xe máy thông thường không có ECU chỉ có những xe môtô thuộc các dòng trung - cao cấp đã chuyển sang hệ thống đánh lửa điện tử thì mới được trang bị hệ thống này.
3. Hệ thống xử lý
Bộ kiểm soát điều khiển đáng lửa điện (ECU - Electric Control Unit ) sẽ nhận mã ID do ổ khoá truyền tới, giải mã và so sánh mã này với 2 mã số được định sẵn ( tương ứng với 2 chìa zin ). Nếu khớp mã thì xe sẽ nổ máy bình thường. Nếu không khớp mã, ECU sẽ khoá ở trạng thái disable. Vì ECU là trái tim của hệ thống đánh lửa điện tử cho nên khi ở trạng thái disable thì coi như xong, không thể kích nổ bằng cách đấu dây trực tiếp như những xe không dùng HISS.
Túm lại, do HISS là hệ thống bảo mật kết hợp hardware (chip ID) và software (ECU), ID lại được mã hoá theo thuật toán chưa xác định và chỉ có 2 unique ID được config sẵn (khác với key của software được tính ra bằng thuật toán) nên việc bẻ khoá là gần như không thể. (Ai đã học - làm việc liên quan đến IT thì biết, việc bẻ khoá dongle kết hợp software thì thế nào)
Chỉ có duy nhất 1 cách là decode ECU. Nhưng việc này mất rất nhiều thời gian để dò mã, giải mã (nhiều khi là không thể) và ghi mã lên trên chip mới. Đấy là chưa kể việc can thiệp vào.
ECU có thể là hư hại bộ phận vốn rất tinh vi và nhạy cảm này.
Gần đây, Honda đã cải tiến hệ thống H.I.S.S vốn đã rất an toàn của mình với 1 phiên bản khác là H.I.S.S 2 dành cho các dòng xe CBR600RR, GoldWing, Pan-European và CB900 Hornet. Khác biệt duy nhất của H.I.S.S 2 so với HISS là việc Honda đã cùng làm việc với Thatcham (Motor Insurance Repair Reseach Center -
www.thatcham.org, tổ chức chuyên đánh giá về các tiêu chí bảo hiểm sửa chữa xe, được tài trợ bởi Hiệp hội bảo hiểm Anh ), Datatool (
www.datatool.co.uk - chuyên về các hệ thống chống trộm xe) để tạo ra 1 "hộp" bảo vệ cho bộ phận ECU khiến cho việc tháo rời ECU ra khỏi xe (để bẻ khoá - và để sửa) là gần như không thể