- Biển số
- OF-518852
- Ngày cấp bằng
- 29/6/17
- Số km
- 3,064
- Động cơ
- 211,769 Mã lực
- Nơi ở
- Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
- Website
- chaogangviet.vn
Mình cứ nghĩ cây dừa làm gì có sâu nhỉ? ấy vậy mà dịch dã hết cả
=====
Hơn 200 ha dừa ở Tiền Giang bị sâu đầu đen phá hoại
210 ha dừa tại huyện Chợ Gạo bị sâu đầu đen phá hoại thiệt hại nặng 60-70%, nhiều nhà vườn phải đốn bỏ.
Trưa 15/8, hai thành viên thuộc hợp tác xã nông nghiệp xã Xuân Đông (Chợ Gạo) chạy máy, kéo dây xịt thuốc trong các vườn dừa bị sâu đầu đen phá hoại. Phần lớn các vườn dừa bị gây hại đều trên 10 năm tuổi, cây cao nên việc phun xịt rất khó khăn. Người xịt thuốc phải dùng sào tre dài gần 10 m gắn vòi phun, thuốc mới đến được ngọn cây. Giá phun thuốc là 12.000 đồng cho mỗi cây dừa, bình quân một ha dừa 250 cây, nông dân tốn thêm chi phí 3 triệu đồng cho mỗi lần xịt.
Nhân viên hợp tác xã dùng cần tre dài phun thuốc vườn dừa trưa 15/8. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Lê Văn Phát, 73 tuổi, ở ấp Tân Ninh, có 2,5 ha dừa 20 năm tuổi, thu nhập mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Do vườn dừa khá cao khó thấy, khi ông phát hiện sâu đầu đen phá hoại, tình trạng nhiễm bệnh đã rất nặng. Không thể phục hồi, toàn bộ vườn dừa của ông sau đó phải đốn bỏ.
Xã Xuân Đông có gần 670 ha dừa, hiện hơn 190 ha bị nhiễm sâu đầu đen, là địa phương bị thiệt hại nặng nhất tỉnh, trong đó một số diện tích không thể phục hồi. Hiện xã đã thành lập hơn 10 tổ phun thuốc để hỗ trợ nông dân bảo vệ vườn dừa.
Sâu đầu đen có tên khoa học Opisina arenosella Walker, nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trên thế giới, loài côn trùng đã được ghi nhận tại 16 nước. Do độ tuổi sâu non lên đến 40 ngày so với 10-30 ngày ở các loài gây hại khác, nên khi chúng phát triển sẽ ăn hết lá, làm cây chết hàng loạt.
Một vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại gần như hoàn toàn. Ảnh: Nam An
Ông Võ Văn Men, Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, cho biết toàn tỉnh có 22.000 ha dừa. Ba năm trước sâu đầu đen bắt đầu xuất hiện tại địa phương, nhưng gây hại không đáng kể, diễn tích mỗi năm chỉ từ 5 đến 30 ha.
"Năm nay, thời tiết nắng nhiều, ít mưa tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển dẫn đến diện tích gây hại tăng nhanh", ông Men lý giải.
Ngoài ra, do sau thời gian dừa rớt giá, nhiều nhà vườn không quan tâm chăm sóc. Người trồng dừa từ địa phương khác đến không kịp thời phát hiện phun thuốc cũng khiến công tác phòng trừ sâu đầu đen gặp nhiều khó khăn.
Ngành nông nghiệp đang vận động nông dân dọn tỉa vườn dừa, tiêu hủy các lá bị gây hại và đồng loạt phun thuốc để tránh sâu lây lan sang các vườn còn lại. Hiện ong ký sinh và bọ đuôi kềm cũng được ngành chức năng nhân nuôi nhằm tăng hiệu quả phòng trừ sâu đầu đen.
Bốn năm trước, sâu đầu đen cũng gây hại tại thủ phủ dừa 70.000 ha ở Bến Tre, cao điểm chúng gây hại rộng khoảng 1.000 ha khiến nhiều nhà vườn thua lỗ.
Theo VNexpress
=====
Hơn 200 ha dừa ở Tiền Giang bị sâu đầu đen phá hoại
210 ha dừa tại huyện Chợ Gạo bị sâu đầu đen phá hoại thiệt hại nặng 60-70%, nhiều nhà vườn phải đốn bỏ.
Trưa 15/8, hai thành viên thuộc hợp tác xã nông nghiệp xã Xuân Đông (Chợ Gạo) chạy máy, kéo dây xịt thuốc trong các vườn dừa bị sâu đầu đen phá hoại. Phần lớn các vườn dừa bị gây hại đều trên 10 năm tuổi, cây cao nên việc phun xịt rất khó khăn. Người xịt thuốc phải dùng sào tre dài gần 10 m gắn vòi phun, thuốc mới đến được ngọn cây. Giá phun thuốc là 12.000 đồng cho mỗi cây dừa, bình quân một ha dừa 250 cây, nông dân tốn thêm chi phí 3 triệu đồng cho mỗi lần xịt.
Nhân viên hợp tác xã dùng cần tre dài phun thuốc vườn dừa trưa 15/8. Ảnh: Hoàng Nam
Ông Lê Văn Phát, 73 tuổi, ở ấp Tân Ninh, có 2,5 ha dừa 20 năm tuổi, thu nhập mỗi tháng hơn 10 triệu đồng. Do vườn dừa khá cao khó thấy, khi ông phát hiện sâu đầu đen phá hoại, tình trạng nhiễm bệnh đã rất nặng. Không thể phục hồi, toàn bộ vườn dừa của ông sau đó phải đốn bỏ.
Xã Xuân Đông có gần 670 ha dừa, hiện hơn 190 ha bị nhiễm sâu đầu đen, là địa phương bị thiệt hại nặng nhất tỉnh, trong đó một số diện tích không thể phục hồi. Hiện xã đã thành lập hơn 10 tổ phun thuốc để hỗ trợ nông dân bảo vệ vườn dừa.
Sâu đầu đen có tên khoa học Opisina arenosella Walker, nguồn gốc từ Ấn Độ và Sri Lanka. Trên thế giới, loài côn trùng đã được ghi nhận tại 16 nước. Do độ tuổi sâu non lên đến 40 ngày so với 10-30 ngày ở các loài gây hại khác, nên khi chúng phát triển sẽ ăn hết lá, làm cây chết hàng loạt.
Một vườn dừa bị sâu đầu đen gây hại gần như hoàn toàn. Ảnh: Nam An
Ông Võ Văn Men, Chi cục trưởng Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tiền Giang, cho biết toàn tỉnh có 22.000 ha dừa. Ba năm trước sâu đầu đen bắt đầu xuất hiện tại địa phương, nhưng gây hại không đáng kể, diễn tích mỗi năm chỉ từ 5 đến 30 ha.
"Năm nay, thời tiết nắng nhiều, ít mưa tạo điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển dẫn đến diện tích gây hại tăng nhanh", ông Men lý giải.
Ngoài ra, do sau thời gian dừa rớt giá, nhiều nhà vườn không quan tâm chăm sóc. Người trồng dừa từ địa phương khác đến không kịp thời phát hiện phun thuốc cũng khiến công tác phòng trừ sâu đầu đen gặp nhiều khó khăn.
Ngành nông nghiệp đang vận động nông dân dọn tỉa vườn dừa, tiêu hủy các lá bị gây hại và đồng loạt phun thuốc để tránh sâu lây lan sang các vườn còn lại. Hiện ong ký sinh và bọ đuôi kềm cũng được ngành chức năng nhân nuôi nhằm tăng hiệu quả phòng trừ sâu đầu đen.
Bốn năm trước, sâu đầu đen cũng gây hại tại thủ phủ dừa 70.000 ha ở Bến Tre, cao điểm chúng gây hại rộng khoảng 1.000 ha khiến nhiều nhà vườn thua lỗ.
Theo VNexpress