[Thảo luận] Hôm nay xxx ra cửa hàng sớm thế!

ngtc

Xe hơi
Biển số
OF-38388
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
110
Động cơ
471,790 Mã lực
Pác hỏi chúng ta phải làm gì khi xxx sử dụng các mẹo trên, em cho rằng pác viết có cái rất đùng, nhưng có cái chưa chính xác. Ví dụ: cắm biển là GTCC, phạt xe vi phạm là của xxx. Nếu GTCC cắm biển ở những nơi dễ nhìn và xxx đứng ở chỗ ngã 3, ngã 4, thì như pác nói rất đúng, nhưng ở đây họ lại làm ngược lại. Những người LX thường nói: GTCC cắm biển, xxx thực hiện thu polyme (đối với những người vi phạm muốn giải quyết nhanh). Theo em, chúng ta cứ chấp hành nghiêm LGTĐB,nhất là chạy xe trên đường chấp hành các biển báo tốc độ, không chèn lên vạch liền thì vô tư đi, xxx sẽ chết đói đới. Cảm ơn các cụ.
 
Biển số
OF-60461
Ngày cấp bằng
31/3/10
Số km
642
Động cơ
448,300 Mã lực
Nơi ở
Bên người mình yêu.
[Theo em, chúng ta cứ chấp hành nghiêm LGTĐB,nhất là chạy xe trên đường chấp hành các biển báo tốc độ, không chèn lên vạch liền thì vô tư đi, xxx sẽ chết đói đới.]
Thấy bác ngtc viết như vậy mà em thấy lạc quan cho tương lai quá. Nhưng bác ơi đến bao giờ đó mới là sự thực?
Em nghĩ tương lai có lẽ còn xa lắm....
Như em khi tham gia GT luôn chấp hành luật vậy mà vẫn có lần bị xxxx vẫy vào hỏi thăm đấy, tất nhiên là em cãi đến cùng nhưng nếu trong trường hợp mình đang vội hoặc không muốn mất thời gian thì cũng phải chịu để giải quyết CV cho nhanh, và khi xxxx đã hỏi đến thì có muôn vàn lý do trời ơi đất hỡi mà có khi đưa ra mình cũng chịu không trả lời được. Tất nhiên có lẽ bác lại bảo thế thì học thuộc luật đi, nhưng có những cái thuộc rồi mà không cãi được với người NN đâu bác ợ.
Mong đến tương lai thôi vậy.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Theo thống kê, ở Việt Nam số người chết vì tai nạn giao thông là khoảng 33 người (khoảng 10 000 người/năm) là một con số quá lớn, có lẽ số người chết vì tai nạn giao thông còn lớn hơn cả khi xảy ra tình trạng lật thuyền như cụ gì nói ở trên, đây là thực trạng rất chua xót của giao thông Việt Nam.

Người nước ngoài khi đến Hà Nội thậm chí không giám qua đường, cách đây 2 năm hai giáo sư nổi tiếng, một giáo sư Mỹ về an toàn giao thông, và giáo sư Nguyễn Văn Đạo của Việt Nam đã gặp tai nạn khi đi qua đường. Giáo sư Mỹ thì may mắn cứu sống nhưng bị thương rất nặng phải chở về Mỹ chữa trị, con giáo sư của Việt Nam chỉ rất buồn là không cứu được.

Cách đây không lâu, tôi và một anh bạn đồng nghiệp kẹp một cô khách hàng người Đức đi qua đường, chỗ có vạch cho người đi bộ, khi đi đến gần dải phân cách cứng giữa đường một chiếc xe taxi vượt lên trước mặt và sút đâm phải chúng tôi. Bực quá tôi mới đạp vào cửa xe taxi, bác lái taxi dừng ngay xe giữa đường mở cửa ra cửa ra chửi bới. Tôi chỉ ngay vào vạch nhường đường cho người đi bộ, nhưng hình như lx không hiểu mà vẫn chửi. Co người Đức nói thế xxx của chúng mày đâu, nếu như vậy ở Đức thì xxx đã tóm cổ lx rồi. Tôi nói với cô ấy, ở VN chính chúng tôi là công an, tức là phải tự bảo vệ mình. Các quan chức CSGT hay đổ lỗi cho người tham gia giao thông có ý thức kém, vì sao vậy?
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Lại quay trở lại nguyên lý “tiên trách kỷ hậu tránh nhân”. Tôi muốn hỏi các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông và đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trước khi đổ lỗi cho ý thức chấp hành luật giao thông của người dân kém, các vị đã xem lại mình chưa? Cụ thể là, Luật giao thông và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật đã đúng chưa, các cán bộ thực thi luật đã thực hiện đúng chưa, luật quy định quyền khiếu nại tố cáo của người dân thì khi người tham gia giao thông khiếu nại đã được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết tốt chưa? Khi các cơ quan nhà nước và các cán bộ thực thi đã làm tốt thì mới xét đến việc tuân thủ luật giao thông của người dân.

Thưa các cụ trong OF, để góp sức mình vào việc cải thiện tình trạng giao thông hiên nay, các cụ hãy nêu tất cả các vấn đề bất cập liên quan đến giao thông, từ việc chỉ ra những sai sót của các văn bản pháp luật lẫn các hành vi vi phạm của các cán bộ thực thi để chúng ta cho các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông thấy họ sai như thế nào và họ cần phải sửa trước khi đổ lỗi cho người tham gia giao thông.
 

bobibo

Xe máy
Biển số
OF-63399
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
85
Động cơ
439,060 Mã lực
Mới đọc bài trên Vietnamnet có một ví dụ rất hay:
http://www.tuanvietnam.net/2010-06-08-anh-ve-bo-giao-duc-theo-duong-day-nao-
"Khi những tờ giấy trong phòng bị gió thổi bay lung tung, việc đầu tiên, chúng ta phải làm gì? Đi nhặt những tờ giấy bị bay hay đóng của sổ? Đây là một bài tập tư duy đơn giản."

Hình dung việc tiêu cực của xxx bây giờ như là những tờ giấy bay lung tung khỏi trật tự là luật pháp. Chúng ta phải làm gì? Nhiều bác đề xuất như phải đi đúng luật, dùng mẹo đối phó với xxx..., những cái đó như nhặt những tờ giấy lẻ tẻ trong đống giấy bay tung toé. Chúng ta có dùng mẹo gì thì cũng sẽ luôn ở thế bị động, bản chất của gió là thổi, nghị định 34 cũng như một luồng gió mát giúp các tờ giấy bao cao hơn, bay xa hơn. Có bác nói để cho con cái sau này chúng nó nhặt, khả năng lớn là chúng nó sẽ không làm được gì mà chỉ tìm cách nương theo đống giấy ngày càng hổ lốn đấy để mà sống. Em cũng không muốn con mình đi nhặt giấy mà mong muốn thế hệ chúng nó có thể làm việc khác trong một nền tảng xã hội bình đẳng và công bằng.
Thế nên kiểu gì thì chúng ta cũng phải nhặt giấy, nhưng mà trước khi nhặt thì phải đóng cửa sổ, vậy đóng bằng cách nào?

Động lực của việc tiêu cực của xxx là gì? Ai cũng đồng ý là để lấy tiền cho vào túi mình. Và thực chất là vào túi các anh đứng ở đó thì ít mà các túi khác to hơn thì nhiều. Cũng đừng nên trách các anh ấy quá, nhiều anh cũng "bản chất thì tốt mà xã hội đưa đẩy". Thử hỏi các bác ở vị trí đó thì các bác có làm được gì không, cam chắc là các bác cũng chẳng làm được gì nhiều.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn được động lực tiêu cực trên? Xin thưa với các bác là cực kỳ đơn giản. Và cũng không cần các bác phải dũng cảm và khoẻ mạnh để lật thuyền. Giải pháp này hoàn toàn do các bác quyết định, không phải phụ thuộc ai cả, chỉ có là các bác có nhận thức ra được và muốn làm hay không thôi.
Từ bây giờ cứ công an thổi là các bác nộp phạt, không cần cãi cọ nhiều mệt người. Nhưng phải đảm bảo chắc là tiền của mình vào kho bạc, nghĩa là phải thấy cái dấu đỏ kho bạc. Đừng có lười hay viện cớ này nọ mà nhờ người khác đi nộp hộ, nếu nộp hộ thì cũng bắt phải đưa về cái dấu đỏ ấy. Và tuyệt đối đừng đưa đồng nào cho xxx.

Các bác thử làm bài toán được và mất nếu làm như vậy.
Thứ nhất là bài toán kinh tế, các bác thử thống kê mỗi tháng mình bị thổi phạt bao nhiêu lần, tổng thiệt hại là bao nhiêu. Ví dụ nhiều là 3 lần, mỗi lần trung bình nếu các bác đưa xxx thì cứ cho là 250K, còn nộp phạt thì là 500K, như vậy thiệt hại về kinh tế mỗi tháng là 750K. Bây giờ so với thu nhập của mình. Giả sử thu nhập các bác là trên 7,5 triệu, 750K so với 7,5 triệu có phải là số tiền lớn không và có lớn không so với giá trị xe của các bác? Còn nếu thu nhập là 3 triệu thì đúng là lớn thật nhưng trong trường hợp đấy thì khuyên các bác không nên đi ôtô.
Thứ 2 là bài toán về thời gian. Cái này thì xin thưa luôn là ở Việt nam không ai quá bận rộn đến mức để không có thời gian đi nộp phạt cả, nếu có thì cũng chỉ là nguỵ biện. Thử hỏi Bill Gates có bận bằng các bác không và có bao giờ Bill Gates đưa tiền cho xxx vì bận rộn quá không? Mỗi tháng các bác nộp phạt 3 lần, cứ cho mỗi lần 3 tiếng, tổng cộng là 9 tiếng. Bây giờ thử tính xem mỗi tháng bao nhiêu tiếng các bác ngồi quán bia hơi, đi buôn dưa lê, xem TV, cãi nhau với xxx hay lên diễn đàn tán phét....
Có bác sẽ nói rằng, mình có làm như thế thì thằng hàng xóm nó vẫn đưa tiền cho xxx, chẳng được việc gì. Xin thưa là được một việc rất lớn là bằng số tiền và thời gian đó các bác mua được lòng tự trọng của bản thân. Biết là mình đang làm một việc đúng đắn. Tất nhiên là không ai biết là số tiền đấy sau khi vào kho bạc thì sẽ đi đâu, nhưng có một việc chắc chắn là để vào túi thì sẽ khó khăn hơn nhiều.
Và nếu có nhiều người ủng hộ các bác? Sẽ là một tương lai xán lạn. Các bác sẽ được lấn, đè vạch, đỗ xe thoải mái mà chẳng mất đồng nào. Ng.u gì mà ra đứng dưới nắng mưa mà không được gì. Lúc đó muốn có xxx ra đứng đường, sẽ phải trả cho các anh ấy lương cao (hy vọng tiền ở kho bạc chưa bốc hơi hết), và cũng chỉ các xxx tốt và tâm huyết mới chấp nhận. Lúc đó các bác sẽ nhìn các anh ấy bằng con mắt trìu mến chứ không phải con mắt hình viên đạn và nhăm nhăm bỏ chạy như bây giờ.

Tuy nhiên là cái gì cũng không nên cứng nhắc quá. Ví dụ các bác chở người đi bệnh viện mà xxx làm khó dễ, em ủng hộ hai tay các bác đưa tiền. Hay là nếu các bác bị thổi oan quá thì cãi cho cật lực vào. Còn không thì cứ cười toác miệng cầm biên lai nộp phạt cho xxx nó tức. Có buồn thì cũng đi xa xa rồi hãy buồn hay lên of than thở sau.

Mong các bác đồng tình và hiểu rằng. Làm như vậy không phải vì xã hội hay vì ai đó mà là vì chính mình. Xxx lấy tiền là một hành động ăn cắp tiền của xã hội, các bác đưa tiền là đồng loã và ủng hộ hành động đấy.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Mới đọc bài trên Vietnamnet có một ví dụ rất hay:
http://www.tuanvietnam.net/2010-06-08-anh-ve-bo-giao-duc-theo-duong-day-nao-
"Khi những tờ giấy trong phòng bị gió thổi bay lung tung, việc đầu tiên, chúng ta phải làm gì? Đi nhặt những tờ giấy bị bay hay đóng của sổ? Đây là một bài tập tư duy đơn giản."

Hình dung việc tiêu cực của xxx bây giờ như là những tờ giấy bay lung tung khỏi trật tự là luật pháp. Chúng ta phải làm gì? Nhiều bác đề xuất như phải đi đúng luật, dùng mẹo đối phó với xxx..., những cái đó như nhặt những tờ giấy lẻ tẻ trong đống giấy bay tung toé. Chúng ta có dùng mẹo gì thì cũng sẽ luôn ở thế bị động, bản chất của gió là thổi, nghị định 34 cũng như một luồng gió mát giúp các tờ giấy bao cao hơn, bay xa hơn. Có bác nói để cho con cái sau này chúng nó nhặt, khả năng lớn là chúng nó sẽ không làm được gì mà chỉ tìm cách nương theo đống giấy ngày càng hổ lốn đấy để mà sống. Em cũng không muốn con mình đi nhặt giấy mà mong muốn thế hệ chúng nó có thể làm việc khác trong một nền tảng xã hội bình đẳng và công bằng.
Thế nên kiểu gì thì chúng ta cũng phải nhặt giấy, nhưng mà trước khi nhặt thì phải đóng cửa sổ, vậy đóng bằng cách nào?

Động lực của việc tiêu cực của xxx là gì? Ai cũng đồng ý là để lấy tiền cho vào túi mình. Và thực chất là vào túi các anh đứng ở đó thì ít mà các túi khác to hơn thì nhiều. Cũng đừng nên trách các anh ấy quá, nhiều anh cũng "bản chất thì tốt mà xã hội đưa đẩy". Thử hỏi các bác ở vị trí đó thì các bác có làm được gì không, cam chắc là các bác cũng chẳng làm được gì nhiều.
Vậy làm thế nào để ngăn chặn được động lực tiêu cực trên? Xin thưa với các bác là cực kỳ đơn giản. Và cũng không cần các bác phải dũng cảm và khoẻ mạnh để lật thuyền. Giải pháp này hoàn toàn do các bác quyết định, không phải phụ thuộc ai cả, chỉ có là các bác có nhận thức ra được và muốn làm hay không thôi.
Từ bây giờ cứ công an thổi là các bác nộp phạt, không cần cãi cọ nhiều mệt người. Nhưng phải đảm bảo chắc là tiền của mình vào kho bạc, nghĩa là phải thấy cái dấu đỏ kho bạc. Đừng có lười hay viện cớ này nọ mà nhờ người khác đi nộp hộ, nếu nộp hộ thì cũng bắt phải đưa về cái dấu đỏ ấy. Và tuyệt đối đừng đưa đồng nào cho xxx.

Các bác thử làm bài toán được và mất nếu làm như vậy.
Thứ nhất là bài toán kinh tế, các bác thử thống kê mỗi tháng mình bị thổi phạt bao nhiêu lần, tổng thiệt hại là bao nhiêu. Ví dụ nhiều là 3 lần, mỗi lần trung bình nếu các bác đưa xxx thì cứ cho là 250K, còn nộp phạt thì là 500K, như vậy thiệt hại về kinh tế mỗi tháng là 750K. Bây giờ so với thu nhập của mình. Giả sử thu nhập các bác là trên 7,5 triệu, 750K so với 7,5 triệu có phải là số tiền lớn không và có lớn không so với giá trị xe của các bác? Còn nếu thu nhập là 3 triệu thì đúng là lớn thật nhưng trong trường hợp đấy thì khuyên các bác không nên đi ôtô.
Thứ 2 là bài toán về thời gian. Cái này thì xin thưa luôn là ở Việt nam không ai quá bận rộn đến mức để không có thời gian đi nộp phạt cả, nếu có thì cũng chỉ là nguỵ biện. Thử hỏi Bill Gates có bận bằng các bác không và có bao giờ Bill Gates đưa tiền cho xxx vì bận rộn quá không? Mỗi tháng các bác nộp phạt 3 lần, cứ cho mỗi lần 3 tiếng, tổng cộng là 9 tiếng. Bây giờ thử tính xem mỗi tháng bao nhiêu tiếng các bác ngồi quán bia hơi, đi buôn dưa lê, xem TV, cãi nhau với xxx hay lên diễn đàn tán phét....
Có bác sẽ nói rằng, mình có làm như thế thì thằng hàng xóm nó vẫn đưa tiền cho xxx, chẳng được việc gì. Xin thưa là được một việc rất lớn là bằng số tiền và thời gian đó các bác mua được lòng tự trọng của bản thân. Biết là mình đang làm một việc đúng đắn. Tất nhiên là không ai biết là số tiền đấy sau khi vào kho bạc thì sẽ đi đâu, nhưng có một việc chắc chắn là để vào túi thì sẽ khó khăn hơn nhiều.
Và nếu có nhiều người ủng hộ các bác? Sẽ là một tương lai xán lạn. Các bác sẽ được lấn, đè vạch, đỗ xe thoải mái mà chẳng mất đồng nào. Ng.u gì mà ra đứng dưới nắng mưa mà không được gì. Lúc đó muốn có xxx ra đứng đường, sẽ phải trả cho các anh ấy lương cao (hy vọng tiền ở kho bạc chưa bốc hơi hết), và cũng chỉ các xxx tốt và tâm huyết mới chấp nhận. Lúc đó các bác sẽ nhìn các anh ấy bằng con mắt trìu mến chứ không phải con mắt hình viên đạn và nhăm nhăm bỏ chạy như bây giờ.

Tuy nhiên là cái gì cũng không nên cứng nhắc quá. Ví dụ các bác chở người đi bệnh viện mà xxx làm khó dễ, em ủng hộ hai tay các bác đưa tiền. Hay là nếu các bác bị thổi oan quá thì cãi cho cật lực vào. Còn không thì cứ cười toác miệng cầm biên lai nộp phạt cho xxx nó tức. Có buồn thì cũng đi xa xa rồi hãy buồn hay lên of than thở sau.

Mong các bác đồng tình và hiểu rằng. Làm như vậy không phải vì xã hội hay vì ai đó mà là vì chính mình. Xxx lấy tiền là một hành động ăn cắp tiền của xã hội, các bác đưa tiền là đồng loã và ủng hộ hành động đấy.
Tôi thấy ý kiến của cụ rất tuyệt vời, vote cho cụ nhé. Nếu bị phạt oan, các cụ cũng cứ nộp phạt và thu thập bằng chứng để kiên xxx, trong OF này rất nhiều luật sư sẽ ủng hộ cụ bằng cách cãi không công, tôi nghĩ thế.
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Nghị định 34 làm giảm vi phạm giao thông hay làm tăng doanh thu cho xxx?

Đây lại là sản phẩm của cao thủ cờ nước một, mới nghe có vẻ hợp lý, tăng mức phạt sẽ làm cho người bị phạt đau chùn bước, nhưng có ngờ đâu, cơ chế tiền phạt bây giờ là sự thỏa thuận giữa người vi phạm và xxx như các cụ đã nêu ra, việc tăng mức phạt sẽ làm cho xxx có lợi thế hơn khi ngã giá và như vậy cũng tăng doanh thu cho xxx khi xxx ra “cửa hàng”. Trong cuộc mặc cả này, người vi phạm phải chi thêm một chút. Đúng là ND 34 đích thị là luồng gió mát thổi cho các tờ giấy bay cao, bay xa hơn!

Vấn đề không phải là mức phạt mà là xxx phải thực thi đúng quy định của pháp luật, nếu cơ quan NN không làm được việc này thì đừng đổ lỗi cho người tham gia giao thông không tôn trọng pháp luật.
 

gàmờ

Xe máy
Biển số
OF-37997
Ngày cấp bằng
11/6/09
Số km
79
Động cơ
471,880 Mã lực
Vấn đề này, theo cách nói của xxx khi xử lý vụ việc khó là: "lỗi tổng hợp!"
Từ cơ chế (xin, cho), luật pháp (lỏng lẻo), văn hóa (thấp kém), đạo đức (xuống cấp) v...v...
Thử hỏi có bác bảo đi đúng luật. Nếu bác đó đang bon bon 80km/h bỗng dưng ở một khúc cua, hoặc góc khuất, tòi ra cái biển tròn, viền đỏ, trong có số 40 thì bác ấy đi đúng luật bằng niềm tin à.
Nếu có cơ chế để dân phản ảnh sự vô lý đó và các cơ quan công quyền giải quyết cái vô lý đó thì sẽ không có lỗi vi phạm, xxx sẽ không ăn tiền được ở trường hợp cụ thể đó.
Bây giờ các bác để ý ở ngã ba, ngã tư xxx toàn đứng lùi phía sau đợi dân vi phạm để tóm, tóm để...các bác biết rồi đấy. Trên đường quốc lộ cũng thế. Đáng lẽ các chú ấy có nhiệm vụ hướng dẫn giao thông, ngăn chặn vi phạm khi có biểu hiện vi pham, chỉ phạt khi đã vi phạm nhưng đằng này các chú ấy chỉ làm vấn đề cuối vì có xiền vào túi.
Lỗi tổng hợp thì phải có giải pháp tổng hợp, thiếu sót của phía nào phía đó phải khắc phục, sửa chữa.
Về phía người tham gia giao thông thì nhiều bác đã có ý kiến rồi.
Về phía xxx thì em nghĩ không có sự thay đổi nào theo hướng có lợi cho người tham gia giao thông,vì chẳng ai lấy dao tự chặt vào chân mình cả. Thay đổi để móm toàn tập à.
Như thế vẫn đề vẫn không giải quyết được vì chỉ có một phía là người tham gia giao thông sửa chữa, thay đổi.
xxx làm việc có cả abc đến xyz đứng sau hỗ trợ, bảo vệ. Các bác thử ngoảnh lại xem ai đứng sau các bác?
Vì vậy đành chấp nhận sống chung với lũ hoặc để lũ cuốn trôi.
Bao giờ cho đời hết lũ các bác nhỉ 8->
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Bây giờ chúng ta hãy bước vào phòng họp về báo cáo thành tích của việc triển khai Nghị định 34 xem sao.

Các cao thủ cờ nước một nói trên báo cáo: theo báo cáo của kho bạc nhà nước, kể từ khi thực hiện ND 34 thì số hóa đơn nộp tiền vào kho bạc giảm x% như vậy ND 34 đã góp phần giảm các trường hợp vi phạm và nâng cao ý thức PL của nhân dân, như vậy phải nói việc thực hiện ND 23 trong mặt trận lập lại trật tự an toàn giao thông đã thành công rực rỡ.

Nhưng nếu các cao thủ nói trên ra đường, thấy tình trạng tai nạn giao thông không những không giảm mà còn tăng (không phải là mức 120 000 người chết /năm như hiện nay nữa). Quái lạ, dân chấp hành tốt hơn mà số tai nạn vẫn tăng là do làm sao?

Bây giờ chúng ta đến thăm các “cửa hàng” của xxx. Mỗi khách hàng có nhu cầu mua hàng, tức là vi phạm luật giao thông có 2 lựa chọn: 1) vào cửa hàng NH (kho bạc) mua được hàng xịn, nhưng tiền cao hơn và mất thời gian hơn. 2) vào cửa hàng của xxx mua hàng lởm nhưng tiền trao cháo múc.

Trước khi thực hiện nghị định có 10 khách hàng, thì 6 người có ý thức tuân thủ PL mua hàng xịn còn 4 người mua hàng lớm của xxx chẳng hạn. Đến khi thực hiện ND 34 trong số 6 người kia cũng bắt đầu tình toán nếu nộp cho kho bạc NN thì số tiền quá cao, nên họ rất xót của, tôi đoán rằng chỉ có 3 người vẫn có ý thức tuân thủ PL nộp tiền kho bạc, còn 3 người trong số họ quyết định mua hàng lởm của xxx. Như vậy số liệu thống kê của kho bạc là đúng, nhưng số người vi phạm luật lại tăng lên. Đó là một nghịch lý, ôi đất nước của những nghịch lý.

Hơn nữa, trong tình trạng tổ chức giao thông hiện nay, không ai có thể tin chắc mình không phạm luật được. Như trên con đường hàng ngày mình đi bỗng một hôm có 1 biển cấm mới e ấp nép mình bên tán lá cây. Dân ngoại tỉnh lái xe về HN, họ phải gửi xe ở bên ngoài rồi đi taxi trong thành phố, vì hệ thống biến báo tổ chức chẳng biết đằng nào mà lân. Nếu các cụ ở HN mà đến các tp khác tôi nghĩ cũng sẽ giống như vậy. Các hệ thống biển bảo cắm tùy thích, không theo một quy luật nào, nhiều khi đi đường căng mắt ra để nhìn biển báo mà không thấy. Chẳng nhẽ khi lái xe cứ quay mặt sang phải để nhìn biển báo mà không cần nhìn người đi đường?

Do đó, người LX lúc nào cũng lo mình phạm luật, khi tiền phạt tăng lên thì mỗi lo này cũng tăng thêm và gây ức chế, khi đó tai nạn xảy ra nhiều hơn là điều khó tránh khỏi.
 
Chỉnh sửa cuối:

amazoncafe

Xe tăng
Biển số
OF-23727
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
1,941
Động cơ
512,102 Mã lực
Xã hôi đa dạng, nhiều kiểu
xxx cũng vậy các cụ nhỉ cũng đa dạng lém cũng nhiều kiểu lém
Nhưng vẫn ghét mấy chú xxx GT ăn bẩn, nghĩ thấy bực mình nhưng cũng thất tội nghiệp các chú đấy
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Nói không với việc "làm luật" với xxx

Nói không với việc hối hộ xxx.

Nhân dân thường than vãn về nạn tham nhũng ngày càng nghiêm trọng của các quan chức NN, nhưng thực ra nhân dân cũng chịu một phần trách nhiệm về nạn tham nhũng này.

Tôi còn nhớ hồi ở Nga những năm 90 của thế ký trước, khi đó các quan chức Nga rất trong sạch, nhưng người Việt (bên đó gọi là “cộng”) thường hối hộ quan chức Nga mỗi khi vi pham PL và người sau lại hối lộ nhiều hơn người trước. Hậu quả là các quan chức Nga cứ thấy “cộng” là hỏi thăm ngay và đòi hối lộ ngày càng nhiều đến mức “cộng” không chịu nổi.

Hành vi hối hộ là hành vi vi phạm PL đáng bị lên án, vì nó làm hủy hoại bộ máy nhà nước và vô hiệu hóa PL. Nhưng đáng buồn là ở Việt Nam hiện nay, việc hối hộ trở thành hành vi bình thường được mọi người chấp nhận. Điều này sẽ gây hậu quả xấu cho xã hội lâu dài.

Giả sử trong điều kiện lý tưởng mỗi khi các cụ LX (cả 2b lẫn 4b) vi phạm luật gioa thông, các cụ đều nộp cho kho bạc NN mà không hối lộ, thì xxx sẽ không tìm cách “núp” để chộp người vi phạm và sẽ chuyên tâm vào việc điều khiển giao thông và nâng cao tính an toàn cho hệ thống giao thông VN. Do không có “lợi nhuận” khi đứng đường, nên xxx cũng chẳng phải bỏ tiền ra thuê ‘cửa hàng” và như vậy cũng không có chuyện chạy chức chạy quyền.

Có cụ hỏi, nếu tôi không hối lộ, nhưng người khác vẫn hối lộ hóa ra tôi bị thiệt?

Thứ nhất nếu cụ đã xác định khi vi phạm cụ nộp phạt sòng phẳng thì cụ sẽ tìm hiểu luật kỹ hơn, đi lại cẩn thận hơn và không lo nơm nớp gặp xxx và như vậy các cụ sẽ lái xe an toàn hơn. Như vậy cụ cũng vẫn có lợi.

Thứ hai, người Việt mình thường hành động theo tâm lý “bày đàn”, nếu có đầu đàn, như các cụ trong OF chẳng hạn không hối lộ, thì một thời gian sau (tôi không rõ là bao lâu), những người khác sẽ hành động theo và không hối lộ xxx nữa.

Vì vậy tôi đề nghị các cụ trong OF hãy “nói không với hối lộ xxx” và tuyên truyền cho người khác, bằng miệng lúc uống bia, xem bóng đá hoặc bài viết về nói không với hối lộ đăng trên các báo chẳng hạn. Như vậy các cụ cũng có hành động để làm xã hội tốt đẹp hơn thay vì há miệng chờ sung, mong một ngày sung rụng vào mồm.
 
Chỉnh sửa cuối:

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
Bây giờ chúng ta hãy bước vào phòng họp về báo cáo thành tích của việc triển khai Nghị định 34 xem sao.

Các cao thủ cờ nước một nói trên báo cáo: theo báo cáo của kho bạc nhà nước, kể từ khi thực hiện ND 34 thì số hóa đơn nộp tiền vào kho bạc giảm x% như vậy ND 34 đã góp phần giảm các trường hợp vi phạm và nâng cao ý thức PL của nhân dân, như vậy phải nói việc thực hiện ND 23 trong mặt trận lập lại trật tự an toàn giao thông đã thành công rực rỡ.

Nhưng nếu các cao thủ nói trên ra đường, thấy tình trạng tai nạn giao thông không những không giảm mà còn tăng (không phải là mức 120 000 người chết /năm như hiện nay nữa). Quái lạ, dân chấp hành tốt hơn mà số tai nạn vẫn tăng là do làm sao?

Bây giờ chúng ta đến thăm các “cửa hàng” của xxx. Mỗi khách hàng có nhu cầu mua hàng, tức là vi phạm luật giao thông có 2 lựa chọn: 1) vào cửa hàng NH (kho bạc) mua được hàng xịn, nhưng tiền cao hơn và mất thời gian hơn. 2) vào cửa hàng của xxx mua hàng lởm nhưng tiền trao cháo múc.

Đã có báo thành tích ở đây
http://www.kinhtenongthon.com.vn/Story//2010/5/23446.html

Số vụ vi phạm nộp phạt chính thức đương nhiên là giảm rồi (số vụ làm luật thì không biết) nhưng về tai nạn?

Vừa xảy ra 2 vụ tai nạn hoàn toàn do tâm lý căng thẳng khi đi đường và bị tác nhân kích thích là tiếng ồn, bé 2 tuổi ớ SG chết vì mẹ giật mình khi nghe tiếng còi to, 2 cụ ở trạm bán xăng ở HN thiệt mạng vì bác LX có thâm niên giật mình khi nghe tiếng hét của bà phụ nữ. Vấn đề giải toả căng thẳng thần kinh cho người đi đường thì ND34 không làm được mà ngược lại còn làm vấn đề này trầm trọng hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Vũ Hoàng Minh

Xe đạp
Biển số
OF-13608
Ngày cấp bằng
29/2/08
Số km
11
Động cơ
518,010 Mã lực
nói thế mà cũng nghe đuợc sao? ý thức nguời tham gia giao thông kém thì chúng ta phải nhìn nhận là đúng. xin nguời đăng bài báo này hãy ra một ngã tư ngồi cả ngày mới thấy dân ta đi đuờng như thế nảo? đúng là xxx sai trong khi xử lý nhưng ai là nguyên nhân thì chúng ta cùng nhau xem xét lại. tôi muốn chúng ta nhìn nhận một các trực quan nhất. trên otofun chúng ta thấy bao nguời sai cãi thắng xxx. đấy chính là ý thức coi thuờng pháp luật, không tuân thủ giao thông.
 

One_force

Xe đạp
Biển số
OF-54275
Ngày cấp bằng
4/1/10
Số km
22
Động cơ
450,620 Mã lực
Ờ...thì sống chung với lũ vậy. Nhưng chắc bản thân các Cụ khi ra đường "dõ dàng" là cửn thận hơn trước nhiều. Các Cụ nhể!
 

oto.giacmoxa

Xe điện
Biển số
OF-61976
Ngày cấp bằng
16/4/10
Số km
4,402
Động cơ
479,063 Mã lực
XXX sẽ có 'ki ốt''
,

- UBND TP.Hà Nội đã đồng ý chủ trương cho lắp đặt các ki ốt (bốt) tại các ngã tư để phục vụ CSGT trong điều hành, xử phạt vi phạm giao thông.

Ngày 23/6, Công an thành phố Hà Nội đã chủ trì cuộc họp liên ngành lấy kiến các sở ngành, quận nội thành về vấn đề này.
Theo PGĐ Công an Hà Nội, Đại tá Nguyễn Đức Nghi, giai đoạn đầu từ nay đến trước đại lễ 1000 năm Thăng Long, dự kiến sẽ lắp đặt khoảng 20 ki ốt trong các quận nội thành cho CSGT làm nhiệm vụ tại một số nút quan trọng như: Tràng Tiền – Hàng Bài, Kim Mã – Nguyễn Chí Thanh, Điện Biên- Trần Phú, Láng – Láng Hạ…
“Hiện CSGT phải xử lý vi phạm ngoài đường, anh thì kê trên đầu gối, anh kê ở yên xe… như thế trông không đẹp và uy nghi. Rồi có những vụ việc, nếu được đưa vào bốt, chứ không phải đứng trước đầu ô tô lập biên bản, thì có lẽ số vụ chống người thi hành công vụ đã giảm”, ông Nghi nói.
Trưởng Phòng CSGT Công an Hà Nội, Thượng tá Nguyễn Duy Ngọc cũng cho rằng, ngoài việc khắc phục khó khăn cho chiến sỹ làm nhiệm vụ trong mưa rét hay nắng nóng, thì khoảng cách giữa người lập biên bản (trong bốt) với người vi phạm ở (ngoài bốt) sẽ tăng tư thế nghiêm trang của người CSGT làm nhiệm vụ.

Phối cảnh ki ốt Đơn vị thiết kế các ki ốt cho hay, dự tính mỗi ki ốt sẽ có chiều cao gần 2,8m, diện tích sàn 3m2 được đặt ở các góc ngã tư để không che tầm nhìn của người đi đường và không gây ảnh hưởng tới cảnh quan đô thị nhưng vẫn đảm bảo tầm nhìn thoáng cho lực lượng điều hành giao thông.

Các ki ốt sẽ được làm bằng khung thép, có cửa kính chống rạn nứt phòng trường hợp người vi phạm quá khích chống đối, ném vật cứng vào bốt.

PGĐ Sở Quy hoạch Kiến trúc, ông Vũ Tiến Định cũng lưu ý, các ki ốt này không nên cố định mà phải có tính cơ động cao, dễ dàng di chuyển để có thể linh hoạt địa điểm trong bối cảnh thành phố còn nhiều dự án giao thông đang, sẽ triển khai như cầu vượt, đường sắt trên cao…
Đại diện các quận Cầu Giấy, Đống Đa, Hoàn Kiếm đều nhất trí chủ trương và cho rằng, với những địa điểm, tuyến phố mang tính “đối ngoại” cao như Ga Hà Nội, cửa ngõ phía Nam hay đường Nam Thăng Long, bến xe Yên Nghĩa… cần thiết có thêm các ki ốt để làm đẹp thêm hình ảnh, uy nghiêm của CSGT làm nhiệm vụ tại đây.

20 vị trí dự kiến đặt ki ốt làm việc của CSGT tại 10 quận nội thành:
Ngã tư Tràng Tiền- Hàng Bài (đặt tại vị trí bên phía hồ Hoàn Kiếm); Ngã 5 Điện Biên- Cửa Nam (đặt trước nhà văn hóa phường); Ngã tư Bà Triệu- Trần Hưng Đạo (đặt tại góc góc ngã tư cạnh Đại sứ quán Pháp); Ngã tư Yên Phụ- đường Thanh Niên(đặt trên vỉa hè phố Yên Phụ cũ); Ngã tư Kim Mã-Nguyễn Chí Thanh (đặt trên vỉa hè phía khách sạn Deawoo); Ngã tư Cầu Giấy (đặt trên mỏm dải đất phân cách đường Bười); Ngã tư Trường Chinh-Tôn Thất Tùng đặt tại vị trí đảm tam giác bên số nhà lẻ; ngã tư đường Láng-Láng Hạ đặt tại vị trí vỉa hè đường Láng Hạ; ngã tư Láng Hạ- Thái Hà đặt tại vị trí đầu giải phân cách giữa đường Láng Hạ, Ngã tư Tây Sơn- Chùa Bộc, đặt tại vị trí đảo tam giác hướng trước số nhà 198 Tây Sơn; ngã tư Ô Chợ Dừa đặt tại vị trí giải phân cách đầu đường Khâm Thiên; ngã tư Tôn Đức Thắng-Cát Linh đặt tại vị trí góc ngã tư gần công an phường Quốc Tử Giam; ngã tư Đại Cồ Việt- Giải Phóng đặt tại giữa đảo đầu đường Đại Cồ Việt; ngã tư Bạch Mai-Phố Huế đặt tại góc đường Đại Cồ Việt-Phố Huế, Cầu Mai Động- Tam Chinh đặt tại góc đường Tam Chinh-Minh Khai; Ngã tư Đại La-Minh Khai hướng từ Minh Khai rẽ phải về Bạch Mai; ngã tư quốc lộ 1B-Pháp Vân ; ngã tư Nguyễn Trãi-Khuất Duy Tiến và ngã tư Trần Phú-Quang Trung (Hà Đông) đặt tại lối rẽ đường Phùng Hưng vào phố Trần Phú (Hà Đông).


  • Chí Hiếu
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top