- Biển số
- OF-61976
- Ngày cấp bằng
- 16/4/10
- Số km
- 4,857
- Động cơ
- 479,063 Mã lực
Chào các cụ,
Dịp gần tết vừa rồi, tôi phải đi tập xe sớm trên đường 5, khi đi trên đường thấy rất nhiều xxx đứng đường rất sớm khoảng trước 6.00 sáng. Thấy vậy ông thày dạy lái xe nói “hôm nay xxx ra cửa hàng sớm thế!” tôi thấy câu nói này rất đúng và rất buồn…cười. Tôi hỏi thày tại sao thế, thày tôi nói rằng, sắp đến tết rồi, các xxx phải phong bì lớn phong bì nhỏ nên ra cửa hàng sớm để tăng doanh thu.
Trong xã hội hiện đại, mỗi bộ phận chuyên môn được thiết kế có một chức năng riêng biệt để làm cho các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội vận hành tốt hơn. Ví dụ như, bác sỹ là để cứu người, luật sư để bảo vệ thân chủ v.v…CSGT cũng như chúng ta thôi, nhiệm vụ của họ là giữ gìn trật tự an toàn giao thông dựa trên luật giao thông để để giao thông được thông suốt và tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc, việc xử phạt những hành vi vi phạm chỉ để giáo dục người tham gia giao thông chấp hành luật giao thông để giữ an toàn cho chính họ và những người khác. Như vậy lực lượng CSGT rất có lợi cho chúng ta, nhưng tại sao, chúng ta là những người dân, đã giao cho CSGT nhiệm vụ này lại sợ họ như vậy?
Hiện nay có một thực trạng đáng buồn là, dường như hiện nay lực lượng CSGT đã đi chệch nhiệm vụ mà họ được nhân dân giao phó. Bây giờ hình như xxx ra đứng đường để bắt và phạt những người vi phạm, còn nhiệm vụ chính thì rất lơ là. Họ thực hiện rất nhiều thủ đoạn để dẫn dụ các cụ phạm luật và thế là các cụ phải vào “cửa hàng” của họ. Như các cụ đã phản ánh các thủ đoạn của họ như dùng xe đi thật chậm trong đoạn đường cấm vượt để các cụ không chịu nổi đành phải vượt vạch liền, hoặc đặt biến hạn chế tốc độ 15km/giờ trong một đoạn thật dài cũng chẳng cụ nào có thể bò với tốc độ như vậy, hay bố trí các biển giao thông ở nơi khó quan sát, thậm chí có căng mắt ra cũng không nhìn thấy. Tất cả các thủ đoạn này cũng để lùa các cụ vào “cửa hàng” để nộp tiền cho họ. Các cơ quan CSGT cũng đã giao chỉ tiêu “doanh thu” cho từng đội và từng xxx, vì vậy các xxx phải nghĩ ra trăm phương nghìn kế để tăng “doanh thu”.
Các thủ đoạn nêu trên gây ra nhiều ức chế cho các cụ và làm tăng tính mất an toàn khi tham gia giao thông vì lúc nào các cụ cũng lo nơm nớp gặp phải xxx. Báo chí cũng đưa ra nhiều trường hợp các bác lx chống người thi hành công vụ, như đâm vào xxx, hất xxx lên nắp ca pô, kéo lê xxx hàng km. Mặc dù tôi cũng không đồng tình với các bác lx về các hành động như vậy, nhưng cũng rất là dễ hiểu, khi các cụ đi trên đường thường gặp những cảnh như vậy sẽ gây nên ức chế, đến một lúc nào đó trong một hoàn cảnh nào đó, ức chế này vượt qua tầm kiểm soát của con người và đã xảy ra những hành động bạo lực như trên. Những người này chắc phải gánh chịu hậu quả nặng nề và chắc là họ sẽ hối hận về hành động của mình, nhưng họ chỉ là những người đáng thương, vì các cụ ngày xưa có câu “con giun xéo mãi cũng quằn” huống chi là con người. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giải quyết tình trạng này?
Dịp gần tết vừa rồi, tôi phải đi tập xe sớm trên đường 5, khi đi trên đường thấy rất nhiều xxx đứng đường rất sớm khoảng trước 6.00 sáng. Thấy vậy ông thày dạy lái xe nói “hôm nay xxx ra cửa hàng sớm thế!” tôi thấy câu nói này rất đúng và rất buồn…cười. Tôi hỏi thày tại sao thế, thày tôi nói rằng, sắp đến tết rồi, các xxx phải phong bì lớn phong bì nhỏ nên ra cửa hàng sớm để tăng doanh thu.
Trong xã hội hiện đại, mỗi bộ phận chuyên môn được thiết kế có một chức năng riêng biệt để làm cho các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội vận hành tốt hơn. Ví dụ như, bác sỹ là để cứu người, luật sư để bảo vệ thân chủ v.v…CSGT cũng như chúng ta thôi, nhiệm vụ của họ là giữ gìn trật tự an toàn giao thông dựa trên luật giao thông để để giao thông được thông suốt và tránh xảy ra các tai nạn đáng tiếc, việc xử phạt những hành vi vi phạm chỉ để giáo dục người tham gia giao thông chấp hành luật giao thông để giữ an toàn cho chính họ và những người khác. Như vậy lực lượng CSGT rất có lợi cho chúng ta, nhưng tại sao, chúng ta là những người dân, đã giao cho CSGT nhiệm vụ này lại sợ họ như vậy?
Hiện nay có một thực trạng đáng buồn là, dường như hiện nay lực lượng CSGT đã đi chệch nhiệm vụ mà họ được nhân dân giao phó. Bây giờ hình như xxx ra đứng đường để bắt và phạt những người vi phạm, còn nhiệm vụ chính thì rất lơ là. Họ thực hiện rất nhiều thủ đoạn để dẫn dụ các cụ phạm luật và thế là các cụ phải vào “cửa hàng” của họ. Như các cụ đã phản ánh các thủ đoạn của họ như dùng xe đi thật chậm trong đoạn đường cấm vượt để các cụ không chịu nổi đành phải vượt vạch liền, hoặc đặt biến hạn chế tốc độ 15km/giờ trong một đoạn thật dài cũng chẳng cụ nào có thể bò với tốc độ như vậy, hay bố trí các biển giao thông ở nơi khó quan sát, thậm chí có căng mắt ra cũng không nhìn thấy. Tất cả các thủ đoạn này cũng để lùa các cụ vào “cửa hàng” để nộp tiền cho họ. Các cơ quan CSGT cũng đã giao chỉ tiêu “doanh thu” cho từng đội và từng xxx, vì vậy các xxx phải nghĩ ra trăm phương nghìn kế để tăng “doanh thu”.
Các thủ đoạn nêu trên gây ra nhiều ức chế cho các cụ và làm tăng tính mất an toàn khi tham gia giao thông vì lúc nào các cụ cũng lo nơm nớp gặp phải xxx. Báo chí cũng đưa ra nhiều trường hợp các bác lx chống người thi hành công vụ, như đâm vào xxx, hất xxx lên nắp ca pô, kéo lê xxx hàng km. Mặc dù tôi cũng không đồng tình với các bác lx về các hành động như vậy, nhưng cũng rất là dễ hiểu, khi các cụ đi trên đường thường gặp những cảnh như vậy sẽ gây nên ức chế, đến một lúc nào đó trong một hoàn cảnh nào đó, ức chế này vượt qua tầm kiểm soát của con người và đã xảy ra những hành động bạo lực như trên. Những người này chắc phải gánh chịu hậu quả nặng nề và chắc là họ sẽ hối hận về hành động của mình, nhưng họ chỉ là những người đáng thương, vì các cụ ngày xưa có câu “con giun xéo mãi cũng quằn” huống chi là con người. Vậy chúng ta cần phải làm gì để giải quyết tình trạng này?
Chỉnh sửa cuối: