Cụ xem lại nhé, Quốc bàn giao miệng cho Sơn, Sơn bàn giao cho Đ D khoa thận đều bằng mồm. Ra toà ba nguời này ko hề phủ nhận chuyện đó. Cả ba người này cũng đều có mặt khi ca chạy thận mới bắt đầu ( chưa xảy ra tai biến).
Báo chí lá cải nhiều khi cố tình không chịu nói rõ các tình tiết quan trọng, chỉ tập trung vào các đoạn giật gân. Sau đây là một số đoạn trên vnexpress:
--------------------
Đại diện của Công ty Thiên Sơn tại toà cho hay,
trong hợp đồng sửa chữa, thay thế thiết bị hệ thống lọc nước RO với công ty Trâm Anh có quy định về việc
phải xét nghiệm AAMI, đây là tiêu chuẩn bắt buộc để có nước chạy thận. "Các cá nhân, tổ chức tham gia vào việc chạy thận buộc phải biết việc này”, vị đại diện nói.
---
Tuy không biết chỉ số xét nghiệm AAMI là gì nhưng Quốc được nhiều người “dạy” phải xét nghiệm sau khi sửa chữa thiết bị. Những lần trước, anh ta thường mang mẫu nước đi xét nghiệm ở Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam với giá 23-26 triệu đồng.
---
Quốc cho rằng, hôm đó chưa hoàn thành công việc như hợp đồng trước đó với công ty Thiên Sơn nên không bàn giao cho bệnh viện bằng giấy tờ. Trước khi về, anh gọi điện thoại báo cho Trần Văn Sơn (28 tuổi, cán bộ phòng vật tư) biết đã sửa xong thiết bị, ngày mai quay lại lấy mẫu nước.
7h30 hôm sau, Quốc đến bệnh viện đã thấy máy chạy thận hoạt động và được điều dưỡng viên Nguyễn Thu Hằng thông báo “không thấy ai nói gì”. Thấy vậy, Quốc ra gọi điện thoại cho Sơn và khi quay lại thì các bệnh nhân đã đồng loạt nôn mửa.
---------------
Trả lời HĐXX, điều dưỡng viên Đỗ Thị Điệp cho biết, ngày 28/5/2017 nhận được điện thoại của anh Sơn nhờ đến mở cửa phòng thiết bị để sửa chữa. 20h30 cùng ngày, chị Điệp được Sơn nhờ đóng cửa. Qua điện thoại, Sơn nói "thiết bị đã sửa xong rồi, mai các chị có thể cho hoạt động bình thường, biên bản đây rồi mai em đưa cho các chị ký”.
Nữ điều dưỡng khai hiểu rằng máy đã sửa xong nên sáng 29/5/2017 thông báo với ba bác sĩ và 9 điều dưỡng. Chị Điệp cho rằng, chỉ “thông báo chung cho mọi người cùng biết” chứ đây không phải trách nhiệm của mình.
Lập biên bản khống để 'hợp thức hoá các thủ tục'
Sáng nay, HĐXX đề nghị hai bị cáo Trần Văn Sơn và Bùi Mạnh Quốc (32 tuổi, nguyên giám đốc công ty TNHH xử lý nước Trâm Anh) đối chất về biên bản ngày 28/5/2017 có chữ ký của hai người. Quốc khẳng định, không ký vào hai biên bản bàn giao thiết bị trong ngày 28/5/2017.
Trong khi đó, Sơn thừa nhận, hai biên bản này ghi ngày 28/5 nhưng được lập vào chiều 29/5 (sau khi xảy ra sự cố khiến 8 bệnh nhân tử vong) và đưa cho bị cáo Quốc ký.
Sơn cũng thừa nhận khi lập biên bản này phải có sự chứng kiến của đại diện bệnh viện và đơn vị sửa chữa. Tuy nhiên, sau khi các bệnh nhân tử vong, Sơn mới lập biên bản để “hợp thức hoá các thủ tục”.