- Biển số
- OF-481642
- Ngày cấp bằng
- 2/1/17
- Số km
- 698
- Động cơ
- 204,297 Mã lực
Hôm nay là ngày giỗ Đức Thánh Trần. Vị đại anh hùng dân tộc văn võ toàn tài. Người đã hiển Thánh trong lòng dân Việt Nam.
Người mà dân Nhật Bản cũng chịu ơn vì họ cũng được hưởng lợi khi Ông 3 lần chặn đứng vó ngựa cuồng phong của đế quốc Nguyên Mông vào thế kỉ XIII.
Hẳn là tên tuổi của Ông đã và vẫn đang làm tổn thương niềm tự hào của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Hoa hiện nay. Nhưng, Nguyên Mông thời đó cũng đặt ách ngoại xâm lên người Hán tại đất Hoa Hạ thì sao lại cho là tổn thương niềm tự hào của người Trung Quốc hiện nay được chứ? Thực ra thì ngày hôm nay, người Trung Quốc lại cho rằng Trung Hoa bản thổ của họ bao gồm cả Ngoại Mông. Họ đang say mê tìm lại gốc gác du mục của họ trên các vùng thảo nguyên, nơi có những dân tộc lịch sử như Khuyển Nhung, Hung Nô, Tiên Ti, Đột Quyết… và là Mông Cổ hiện giờ. Số phận của quốc gia Mông Cổ dự đoán trong các sách vở chính thống và các hồ sơ lưu truyền trên mạng về hạch tâm nghĩa lợi - lợi ích cốt lõi - sẽ là tiếp sau số phận của Đài Loan hiện nay. Đại khái họ cho rằng, người Trung Hoa là con cháu Viêm Hoàng vào ra Hoa Hạ trong lịch sử để rồi hình thành cốt lõi và dựng lên Trung Quốc ngày nay. Họ tự hào là thời đại Nguyên Mông đất nước của họ đã từng trải dài từ Á sang Âu, và Bắc Kinh đã từng là thủ đô của thế giới.
Đức Thánh Trần Hưng Đạo còn là thánh tổ của hải quân Việt Nam. Tượng đài của Ông lưng đeo gươm uy phong lẫm lẫm, đứng ở đảo Nam Yết. Tượng đài của Ông tay cầm cuốn thư oai linh ngời ngời cũng đứng trụ ở đảo Song Tử Tây trông chừng trời biển nước Nam, đất đai nước Nam. Trước hai tượng đài này là 2 chiếc lư hương quanh năm nghi ngút khói thiêng bay lên trên một vùng quần đảo Trường Sa.
Hưng Đạo Đại vương còn là người đầu tiên, từ cách đây 7 thế kỉ, đã gọi đúng và trúng chiến lược “tàm thực”, tức tằm ăn lá dâu, là chiến lược đáng ngại nhất của Trung Quốc trong việc thôn tính Đại Việt. Bảy trăm năm sau, chính sách tàm thực chính là đại chiến lược của Trung Quốc thôn tính Biển Đông. Thế giới dịch ra là “tằm ăn lá dâu”, “thái lát salami”, “chiến lược cây gậy nhỏ”, “chiến thuật cải bắp”…
Cho nên, ngày giỗ của Ông gợi lại hào khí Đông A và nhắc nhớ bài học cốt lõi để cự bắc, thì điều đó nếu có làm cho người vui người buồn thì âu cũng là chuyện bình thường của lịch sử, không có gì lạ.
Càng như vậy thì ngày giỗ của Đức Thánh Trần càng là dịp trọng đại hằng năm để nhắc nhớ con cháu muôn đời sau biết Ngài là ai. Thật quan ngại là hiện nay ở trên đất Việt Nam, theo một số nhà nghiên cứu thì số đền thờ Quan Công, tướng nhà Hán thời Tam Quốc bên Tàu lại nhiều gần gấp đôi số đền thờ danh tướng Trần Hưng Đạo của Việt Nam ta, tra cứu sơ bộ trên mạng thì thấy số lượng tương đương nhau, khoảng chừng 30 đền thờ.
Quan Công được cho là thần Trung Nghĩa, tuy nhiên phẩm chất này cùng với những phẩm chất khác của ông ta là chủ quan, cậy khoẻ, kiêu mạn, thiếu chiến lược, dễ bị mắc mưu phản gián…là điều hiện đang còn tranh cãi ngay cả chính trên quê hương của ông ta. Ông ấy được người Việt Nam ta thờ trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Bàn thờ thường đặt trong điện Quan Đế. Ngoài chùa, còn thờ trong miếu, đền, phủ, hội quán (của người Hoa).
Còn Đức Thánh Trần thì chỉ được thờ ở đền, điện, đình.
Hôm nay ngày giỗ của cụ, một nén tâm nhang vái vọng lên cao xanh, mong uy linh cụ độ trì cho quốc thái dân an!
Người mà dân Nhật Bản cũng chịu ơn vì họ cũng được hưởng lợi khi Ông 3 lần chặn đứng vó ngựa cuồng phong của đế quốc Nguyên Mông vào thế kỉ XIII.
Hẳn là tên tuổi của Ông đã và vẫn đang làm tổn thương niềm tự hào của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Hoa hiện nay. Nhưng, Nguyên Mông thời đó cũng đặt ách ngoại xâm lên người Hán tại đất Hoa Hạ thì sao lại cho là tổn thương niềm tự hào của người Trung Quốc hiện nay được chứ? Thực ra thì ngày hôm nay, người Trung Quốc lại cho rằng Trung Hoa bản thổ của họ bao gồm cả Ngoại Mông. Họ đang say mê tìm lại gốc gác du mục của họ trên các vùng thảo nguyên, nơi có những dân tộc lịch sử như Khuyển Nhung, Hung Nô, Tiên Ti, Đột Quyết… và là Mông Cổ hiện giờ. Số phận của quốc gia Mông Cổ dự đoán trong các sách vở chính thống và các hồ sơ lưu truyền trên mạng về hạch tâm nghĩa lợi - lợi ích cốt lõi - sẽ là tiếp sau số phận của Đài Loan hiện nay. Đại khái họ cho rằng, người Trung Hoa là con cháu Viêm Hoàng vào ra Hoa Hạ trong lịch sử để rồi hình thành cốt lõi và dựng lên Trung Quốc ngày nay. Họ tự hào là thời đại Nguyên Mông đất nước của họ đã từng trải dài từ Á sang Âu, và Bắc Kinh đã từng là thủ đô của thế giới.
Đức Thánh Trần Hưng Đạo còn là thánh tổ của hải quân Việt Nam. Tượng đài của Ông lưng đeo gươm uy phong lẫm lẫm, đứng ở đảo Nam Yết. Tượng đài của Ông tay cầm cuốn thư oai linh ngời ngời cũng đứng trụ ở đảo Song Tử Tây trông chừng trời biển nước Nam, đất đai nước Nam. Trước hai tượng đài này là 2 chiếc lư hương quanh năm nghi ngút khói thiêng bay lên trên một vùng quần đảo Trường Sa.
Hưng Đạo Đại vương còn là người đầu tiên, từ cách đây 7 thế kỉ, đã gọi đúng và trúng chiến lược “tàm thực”, tức tằm ăn lá dâu, là chiến lược đáng ngại nhất của Trung Quốc trong việc thôn tính Đại Việt. Bảy trăm năm sau, chính sách tàm thực chính là đại chiến lược của Trung Quốc thôn tính Biển Đông. Thế giới dịch ra là “tằm ăn lá dâu”, “thái lát salami”, “chiến lược cây gậy nhỏ”, “chiến thuật cải bắp”…
Cho nên, ngày giỗ của Ông gợi lại hào khí Đông A và nhắc nhớ bài học cốt lõi để cự bắc, thì điều đó nếu có làm cho người vui người buồn thì âu cũng là chuyện bình thường của lịch sử, không có gì lạ.
Càng như vậy thì ngày giỗ của Đức Thánh Trần càng là dịp trọng đại hằng năm để nhắc nhớ con cháu muôn đời sau biết Ngài là ai. Thật quan ngại là hiện nay ở trên đất Việt Nam, theo một số nhà nghiên cứu thì số đền thờ Quan Công, tướng nhà Hán thời Tam Quốc bên Tàu lại nhiều gần gấp đôi số đền thờ danh tướng Trần Hưng Đạo của Việt Nam ta, tra cứu sơ bộ trên mạng thì thấy số lượng tương đương nhau, khoảng chừng 30 đền thờ.
Quan Công được cho là thần Trung Nghĩa, tuy nhiên phẩm chất này cùng với những phẩm chất khác của ông ta là chủ quan, cậy khoẻ, kiêu mạn, thiếu chiến lược, dễ bị mắc mưu phản gián…là điều hiện đang còn tranh cãi ngay cả chính trên quê hương của ông ta. Ông ấy được người Việt Nam ta thờ trong nhiều chùa, thờ chung với Phật. Bàn thờ thường đặt trong điện Quan Đế. Ngoài chùa, còn thờ trong miếu, đền, phủ, hội quán (của người Hoa).
Còn Đức Thánh Trần thì chỉ được thờ ở đền, điện, đình.
Hôm nay ngày giỗ của cụ, một nén tâm nhang vái vọng lên cao xanh, mong uy linh cụ độ trì cho quốc thái dân an!