[Funland] Hôm nay các cụ đeo đồng hồ gì?

eizan

Xe đạp
Biển số
OF-148726
Ngày cấp bằng
10/7/12
Số km
27
Động cơ
358,870 Mã lực
Các cụ cho nhà chấu hỏi nhờ ở Hà Nội giờ còn chỗ nào dạy nghề sửa đồng hồ không ạ ??? Cháu muốn học thêm cái nghề tay trái ý mà :D
 

TULINH94

Xe hơi
Biển số
OF-8301
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
163
Động cơ
538,970 Mã lực
Hôm nay cuối tuần em đeo em này.
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,713
Động cơ
476,514 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Các cụ cho nhà chấu hỏi nhờ ở Hà Nội giờ còn chỗ nào dạy nghề sửa đồng hồ không ạ ??? Cháu muốn học thêm cái nghề tay trái ý mà :D
Trường Kỹ thuật Đồng hồ giờ đã đổi tên thành Trường Đào tạo Đồng hồ-Điện tử-Tin học, 55 Hàng Bông và hình như ở Thái thịnh có một cơ sở.
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,222
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Cám ơn cụ hungbv và seven. Em lấy tay phải (ngòn trỏ và giữa) đo cổ tay trái thì chu vi là 19cm. Vậy em nên đeo size bao nhiêu là vừa ạ.
 

present

Xe điện
Biển số
OF-57015
Ngày cấp bằng
16/2/10
Số km
4,560
Động cơ
496,121 Mã lực
Nơi ở
ngắm cụ Rùa
Cám ơn cụ hungbv và seven. Em lấy tay phải (ngòn trỏ và giữa) đo cổ tay trái thì chu vi là 19cm. Vậy em nên đeo size bao nhiêu là vừa ạ.
Úi cổ tay 19 thì to lắm, cụ đo chuẩn ko đấy.
nếu đúng cổ tay 19 thì phải đeo 42 trở lên mới đẹp, 40 vẫn hơi bé :D
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,222
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Tay 19 thì cụ đeo size 40 trở lên. Tuy nhiên nó còn tuỳ loại đh nào nữa
Xin cám ơn cụ. Tự nhiên dạo này em mới chú ý cái món này, thỉnh thoảng thấy ông bạn đeo cái DH đẹp quá, vào OF thấy nhiều cụ chơi nên mới nhảy vào hỏi.
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,713
Động cơ
476,514 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,222
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Úi cổ tay 19 thì to lắm, cụ đo chuẩn ko đấy.
nếu đúng cổ tay 19 thì phải đeo 42 trở lên mới đẹp, 40 vẫn hơi bé :D
Chắc em phải kiếm cái thước dây đo lại cho chuẩn, tay em xưa nay mang tiếng là nhỏ sao giờ đo lại to thế. E thích dây da, vì em mặc sơ mi là chính.
 

Tran Thanh Tung

Xe điện
Biển số
OF-1523
Ngày cấp bằng
26/8/06
Số km
3,222
Động cơ
600,436 Mã lực
Tuổi
46
Đây xưa và nay nhé:D
Á à, con này là seiko mặt lửa phải không cụ.
Năm 1995, nhân dịp em đỗ đại học ông cậu tặng ngay 1 chiếc này cho em - thưởng nóng thằng cháu trai. Tay em bé quá, hồi đó nặng có 50kg nên đeo 1 tuần đi xe đạp đi học em lại mang trả.
 

cun01

Xe container
Biển số
OF-89724
Ngày cấp bằng
25/3/11
Số km
7,713
Động cơ
476,514 Mã lực
Nơi ở
Mặt hướng ra sông, chổng mông vào nội thành.
Những nhà chế tác đồng hồ vĩ đại em copy về cho vui ạ.
1. George Graham – huyền thoại đồng hồ nước Anh

Trong cuốn sách “Revolution in Time” viết về lịch sử đồng hồ, nhà sử học trường đại học Harvard David Landes đã nhận định rằng: “Không ai khác, chính George Graham là người đã đưa nghệ thuật chế tạo đồng hồ của nước Anh đến ngôi vị hàng đầu thế giới trong suốt nửa đầu của thế kỉ XVIII”.



Chân dung ông Graham

Thực vậy, sự nghiệp của Graham được đánh dấu bởi nhiều phát minh và đóng góp cho ngành đồng hồ nước Anh nói riêng và toàn nhân loại nói chung, trong đó có những thành tựu là nền tảng cho sự phát triển của những cỗ máy cơ học phức tạp ngày nay như: cơ chế dead-beat escapement giúp khắc phục tối đa hiện tượng giật ngược lại của bánh răng bên trong con hồi để nó chạy mượt mà hơn, nhờ đó giảm thiểu được sai số, hệ thống này đã trở thành chuẩn mực của động cơ đồng hồ cho những thiết kế trong suốt 150 năm sau đó; tiếp đó là cơ chế con lắc thủy ngân, giúp hạn chế được sự sai lệch do nhiệt độ gây ra với đồng hồ, được đánh giá là một đóng góp quý giá với ngành thiên văn học thế giới; và đặc biệt không ai khác chính George Graham là cha đẻ của bộ máy chronograph được sử dụng rộng rãi ngày nay trên đồng hồ đeo tay.



Chronofighter 1695 vàng khối mặt trước với chronograph mỏ neo



Chronofighter 1695 mặt lung, có khắc toà Greenwich

2. Abraham Louis Perrelet – nhà phát kiến của đồng hồ kỉ nguyên mới

Thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Perrelet được đặt theo tên của nghệ nhân đồng hồ lừng danh thế kỉ XVIII Abraham-Louis Perrelet, ông còn được biết đến là cha đẻ của động cơ lên dây tự động được sử dụng trong hầu hết những chiếc đồng hồ cơ đeo tay hiện đại ngày nay. Phát minh của Perrelet như một cuộc cách mạng lớn trong việc cải tiến đồng hồ cơ và có lẽ bộ tự động trong đồng hồ cơ sẽ tồn tại mãi mãi.



Chân dung ông Perrelet (1729 – 1826)

Tiếp nối cho những thành công của Abraham-Louis Perrelet, những hậu duệ của ông đã cố gắng hết mình đưa thương hiệu này ngày một vươn xa hơn: năm 1827, cháu trai của Abraham-Louis Perrelet, Louis-Frédéric cho ra mắt chiếc đồng hồ cơ chronograph split-second; năm 1995, hãng đồng hồ này đã trình làng mẫu thiết kế đột phá mang tính biểu tượng cho phát minh vĩ đại của người sáng lập, đó là thế hệ đồng hồ Double Rotor, sau này được phát triển thành bộ sưu tập Turbine. Bộ sưu tập Turbine đã đem đến cho giới chuộng đồng hồ một cái nhìn mới mẻ về chiếc đồng hồ với cánh quạt xoay vòng ngay trên mặt số, kết hợp với màu sắc bên dưới tạo nên một hiệu ứng sống động tuyệt vời.



Perrelet Turbine phát triển từ Double Rotor

3. Arnold&Son – “kẻ gác đền” của thời gian

Thương hiệu Arnold&Son ra mắt năm 1764, cho đến nay đã tròn 250 năm tuổi, con số này trải dài suốt một phần ba quãng thời gian kể từ khi cỗ máy đồng hồ đầu tiên được sáng chế tại Anh năm 1275. Đó thực sự là một con số đáng ngưỡng mộ, không chỉ bởi độ dài, mà còn bởi những thành tựu mà thương hiệu đến từ Anh Quốc này đã đạt được và cống hiến cho ngành công nghiệp chế tác đồng hồ trong suốt bề dày lịch sử ấy.



Chân dung ông John Arnold (1736 – 1799)

John Arnold vốn sinh ra trong một gia đình có cha là thợ chế tác đồng hồ, vì thế từ nhỏ ông đã sớm nuôi dưỡng đam mê đồng hồ. Sự nghiệp của ông cũng như thương hiệu Arnold&Son thực sự đến sau khi chiếc đồng hồ repeater có kích thước bé nhất tính tới thời điểm đó (nhưng vẫn có đầy đủ các tính năng và vô cùng hoàn hảo, sử dụng công nghệ hoàn toàn mới) đã xuất sắc thuyêt phục được vua George đệ III. Những chiếc đồng hồ của Arnold&Son sau đó nhanh chóng trở thành món đồ được giới quý tộc Anh săn lùng. Bên cạnh đó, John Arnold cũng là một trong những nhà chế tác đóng góp nhiều phát minh được công nhận trong lịch sử ngành đồng hồ như: cơ cấu “detent escapement”, “bimetallic balance”, “helical balance spring” và “overcoil balance spring”. Ông cũng là người đồng sáng chế với Abraham Louis Breguet trong phát minh cỗ máy Tourbillon đầu tiên giúp loại bỏ tác động của trọng lực lên hoạt động của đồng hồ.



Tourbillon của Breguet và Arnold&Son

Cũng chính những phát minh này giúp cho đồng hồ của Arnold&Son được tin tưởng lựa chọn bởi những nhà thám hiểm lừng danh trên thế giới bởi độ chính xác cao. Cho đến nay, nhiều hiện vật của John Arnold vẫn được trận trọng lưu giữ tại bảo tàng Greenwich - Anh Quốc.



Mẫu UTTE đoạt giải Watch of the Year 2013 của Watchpro



Mẫu Time Pyramid đoạt giải Best of the Best 2014 của tạp chí danh tiếng Robb Report



Arnold&Son DBG, chiếc đồng hồ hai múi giờ với độ mỏng đáng ngưỡng mộ đang được trưng bày tại Frost of London, Sofitel Metropole

4. Abraham Louis Breguet – nhà sáng lập vĩ đại

Breguet là một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ được ưa chuộng trên thế giới. Cùng với Arnold&Son, thương hiệu Thụy Sĩ này cũng đã có hơn 200 năm tuổi và một trang vàng những cống hiến đắt giá.



Ông Breguet (1747 – 1823)

Không ai khác chính Abraham Louis Breguet là người đã đưa nghệ thuật chế tác đồng hồ lên một ngưỡng mới khi chuyển thể cỗ máy cơ học vào một chiếc đồng hồ được trên tay đầu tiên năm 1810. Bên cạnh đó, ông cùng người bạn thân của mình là John Arnold cùng đóng góp ý tưởng cho cỗ máy tourbillon, tuy nhiên năm 1799, John Arnold qua đời khi động cơ tourbillon vẫn còn đang dang dở. Hai năm sau, tức năm 1801, Breguet đã chính thức hoàn thiện động cơ tourbillon và như một hành động để tưởng nhớ người bạn thân thiết cũng như đồng tác giả, tên của John Arnold đã được khắc lên chính chiếc động cơ đó. Ngoài ra, ông cũng được trao bằng sáng chế cho nhiều đóng góp với cỗ máy động cơ đồng hồ như hệ thống lò xo điểm chuông trong đồng hồ minute repeater năm 1783, hệ thống chống shock năm 1790. Không dừng lại ở đó, thế hệ sau của Breguet tiếp tục phát triển thương hiệu với những kiệt tác đồng hồ không chỉ mê hoặc bởi tính năng vượt trội, độ chính xác mà còn bởi những đường nét tinh tế.
 

TULINH94

Xe hơi
Biển số
OF-8301
Ngày cấp bằng
16/8/07
Số km
163
Động cơ
538,970 Mã lực
Con SK này ngày xưa hay gọi là: bốn đinh, chín vít, mặt móng lừa.
 
Chỉnh sửa cuối:

tqttn2007

Xe điện
Biển số
OF-47628
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
3,885
Động cơ
501,390 Mã lực
Nơi ở
Việt Nam
Á à, con này là seiko mặt lửa phải không cụ.
Năm 1995, nhân dịp em đỗ đại học ông cậu tặng ngay 1 chiếc này cho em - thưởng nóng thằng cháu trai. Tay em bé quá, hồi đó nặng có 50kg nên đeo 1 tuần đi xe đạp đi học em lại mang trả.
Con đấy nặng 100gr. Cụ vào ĐH mà đã có chiếc đó là oách lắm rồi!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top