- Biển số
- OF-499285
- Ngày cấp bằng
- 21/3/17
- Số km
- 466
- Động cơ
- 292,467 Mã lực
Ngày xưa tỉnh Bình Trị Thiên dài như quả ớt, thế mà thành phố Huế lại là cuống ớt.
Mường Lát tê tề mới ghê hè.Cụ nào quê Kỳ Sơn mà xuống thành phố chắc hết hơi Tưởng mỗi HY lệch thôi chứ, Nghệ An còn lệch hơn
Thủ đô cần phải gần kẻ địch nguy hiểm nhất. Giống thằng Chu Lệ phải di từ Nam Kinh lên Bắc Kinh vì nó sợ dân du mục nhất.Ghê răng nhất là mấy cụ Seoul, cách biên giới Bắc Hàn có 40km, mỗi lần anh Ủn mà khó ở là lại quắn hết cả mông.
Trước tách tỉnh thì HD có gì đâu, HY có thể nghèo hơn tị, thì làm sao nhỉ. Vùng miền, lũy tre làng...ló khổ thế đấy hehe.
Sao không coi chung là khu 3 cho ló nhàn đầu nhở, mấy cái tỉnh bé tý sinh ra "con tôi con anh và con chúng ta", "sởi lởi trời cho bo bo trời co lại."
Như HD nhập đến Hải Hậu em vẫn thấy ok, cho HH làm trung tâm cũng được, nhiều hải sản...đặc sản sướng bỏ cụ ra ý. Hồi xưa sâu trong đất liền tầm 50 km thì mn biết hải sản...đặc sản tròn méo ra răng.
E thấy nhiều cụ và cả các cháu trên mxh quê các tỉnh nhỏ gần HN đc tách ra đợt năm 97 như HY, BN, VP, Hà Nam... có suy nghĩ rất buồn cười là tỉnh mình xưa nghèo do tiền ngân sách đầu tư hết về tỉnh bên kia, tách ra mới giàu đc.Em cũng sinh ra và lớn lên ở HY. Lúc chưa tách tỉnh vẫn còn gộp với Hải Dương thành Hải Hưng thì có 2 thị xã là TX Hải Dương và TX Hưng Yên, trung tâm tỉnh đặt ở TX Hải Dương. Nhà em cách TX HY khoảng 10km thôi nhưng mỗi lần được đạp xe vào "thị xã" chơi là cả 1 sự kiện lớn. Cách đây 30÷35 năm lúc chưa tách tỉnh thì HY rất nghèo vì bao nhiêu ngân sách rót về tỉnh đều đầu tư cho phía HD hết. May mà tách tỉnh thì TP HY nói riêng và kinh tế của cả tỉnh HY mới đc như ngày hôm nay.
Còn địa danh Phố Hiến thì có từ ngày xưa "Nhất kinh kỳ nhì phố Hiến". Tuy nhiên sau này do sông Hồng bồi đâp và đổi dòng thì phố Hiến ko còn là bến cảng giao thương nữa. Thời nhà Nguyễn thì tỉnh HY bao gồm 1 số huyện của Hà Nam và Thái Bình, không có Văn Lâm (thuộc Bắc Ninh) nên thủ phủ đặt ở vị trí phố Hiến là hợp lý.
Đặt kinh đô ở Huế là chuẩn nhất thời phong kiếnThăng Long ngày xưa ko lệch đâu cụ, đúng trung tâm đbsh, trung tâm bắc bộ đấy. Sau thì mới mở rộng dần xuống phía nam. Vả lại, thủ đô quy mô tầm cỡ quốc gia, khía cạnh khác rồi. Đây là tỉnh lỵ, HY kiểu dài dọc nên nhìn nó mới lệch khi đặt ở Phố Hiến
Bắc Kinh là đất phong của Chu LệThủ đô cần phải gần kẻ địch nguy hiểm nhất. Giống thằng Chu Lệ phải di từ Nam Kinh lên Bắc Kinh vì nó sợ dân du mục nhất.
Bác nhầm, ngưởi ta đặt vị trí thủ phủ của 1 tỉnh/thành phố phụ thuộc điều kiện địa lý vị trí, giao thồng, kinh tế, văn hoá, hạ tầng khác...từ điểm đấy lan ra các quận huyện khác thuộc tỉnh chứ ko phải bám theo ông thủ đô. Nói như vậy đặt ở Văn Giang thì các huyện khác thuôc Hưng Yên đi làm thủ tục hành chính ntn???Chờ các cụ gốc Hưng Yên lâu năm trả lời thôi. E chịu. Nhưng đúng là vị trí thành phố HY bây giờ đi từ HN gần như xa nhất tỉnh
bài học sáp nhập Hà Tây vẫn còn đó,Với đà đô thị như này, bà con nhân dân bỏ tiền tỷ mua Vin OP1, OP2 sẽ không hài lòng với mác: nhà iêm ở Hưng Yên
Trong thời gian tới, khả năng cao Văn Lâm, Văn Giang, Mỹ Hào, Khoái Châu về Hà Nội, phần còn lại về Hải Dương
Xong Hưng Yên
Phủ Lý trung tâm chuẩn đét cụ nhéMấy tỉnh loanh quanh HN em thấy có TN và VP là có tỉnh lị nằm ở trung tâm hơn cả. Còn tỉnh nào cũng thấy tỉnh lị nằm lệch, thậm chí là nằm ở rìa
hôm vào Vinh chơi, có mấy cô em là cô giáo nói vui bảo: bọn em từ huyện lên TP Vinh họp đi còn xa hơn bọn anh từ HN vào. tưởng đùa mà hóa thậtCụ nào quê Kỳ Sơn mà xuống thành phố chắc hết hơi Tưởng mỗi HY lệch thôi chứ, Nghệ An còn lệch hơn
Cụ cứ đọc thêm đi. Bắc Kinh chỉ là một ví dụ thôiBắc Kinh là đất phong của Chu Lệ
Nơi ông ta có cơ sở và sự chuẩn bị kỹ, chưa kể phe cánh đông
Còn nam kinh là kinh đô của thằng cháu, ở đó dư đảng thằng cháu còn nhiều rất nguy hiểm.
Em thì thấy tỉnh nào nghèo, bú ngân sách nhà nước thì nên "đăng xuất" khỏi bản đồ, nhập vào tỉnh khác cho ló phong thủy.E thấy nhiều cụ và cả các cháu trên mxh quê các tỉnh nhỏ gần HN đc tách ra đợt năm 97 như HY, BN, VP, Hà Nam... có suy nghĩ rất buồn cười là tỉnh mình xưa nghèo do tiền ngân sách đầu tư hết về tỉnh bên kia, tách ra mới giàu đc.
Bản chất thì xưa VN nghèo chung, có mấy tỉnh giàu đâu, ngân sách eo hẹp nên có tí tiền đầu tư 1 ít cho TP, TX tỉnh lỵ thôi chứ các huyện đều nghèo. Những tỉnh to cũ thì từ thời Pháp hoặc thời XD CNXH ở MB đc các nc XHCN xây dựng cho 1 số nhà máy công nghiệp ở tỉnh lỵ cũ nên cũng có phát triển hơn chút, chứ các huyện cũng đâu có gì đâu.
Thời điểm năm 97 tách tỉnh lại vô tình trùng hợp với thời kỳ VN đc Mỹ dỡ cấm vận, phát triển kinh tế nên bắt đầu phát triển. Các tỉnh nhỏ tách ra này lại đều là tỉnh đồng bằng, có vị trí gần Hà Nội nên đc ưu tiên phát triển công nghiệp trc nên giàu trc. Giờ dân lại quay lại bảo tách ra mới giàu. E nghĩ, nếu có giữ nguyên thì những vị trí đó cũng sẽ đc các tỉnh ưu tiên phát triển trc thôi. Nên các cụ cũng nên bớt cái suy nghĩ này đi cho nó vui vẻ.
Cũng có 1 trường hợp tách tỉnh như vậy ở MB là Bắc Thái cũ tách thành Thái Nguyên và Bắc Cạn thì ko ông Thái nguyên nào ghen tị vs Bắc Cạn cả, vì tất cả lợi thế từ trc đến nay đều nằm ở Thái nguyên cả nên giờ Bắc Cạn còn thành tỉnh nghèo nhất cả nước luôn.