Không hẳn thế cụ ợ. Cụ đang nhầm refresh rate (số hình ảnh hiển thị trên 1 giây) với respond time (thời gian để 1 điểm ảnh thay đổi hoàn toàn từ màu nọ sang màu kia). Cùng 60hz nhưng có màn lưu ảnh dài, có cái ngắn, không liên quan đến nhau.
Khái niệm tần số quét của Tivi hiện đang bị lạm dụng, và ngay các hãng cũng sử dụng lẫn lộn gây hiểm nhầm.
Nôm na có tới 3 "tần số quét".
Khái niệm refresh cũ gần giống tivi CRT hồi xưa, là số lần màn hình thay đổi hình ảnh trong 1 giây. Trong tài liệu kỹ thuật họ ghi là native refresh rate. Hiện cao nhất trên thị trường là 120Hz của LG 4K OLED. Có thể xem thông số kỹ thuật của tivi để biết giá trị này.
Cái thứ hai là effective refresh rate, có hãng quảng cáo lên tới 960 hay cao hơn, là một thủ thuật marketing. Họ cố gắng làm cho hình ảnh chuyển động đỡ bị mờ, và tuyên bố tuy native refresh chỉ 60 hay 120 nhưng tương đương 240, 480 hay 960hz. Ví dụ như chiếc này của Sony:
Amazon.com: Sony LED Backlight - 3840 X 2160-960 HZ Clear Motion Rate - WI-FI - Bass Reflex Speaker: Computers & Accessories
www.amazon.com
thì tần số hiệu dụng lên tới 960hz nhưng native refresh rate chỉ 120Hz.
Cái thứ 3 rất ít người biết, các hãng cũng ít khi công bố là công nghệ frame interpolation, giúp bù hình trong chuyển động (nó tạo ra các hình trung gian giữa hai hình liên tiếp bằng phương pháp nội suy, giúp hình ảnh mượt mà hơn). Tuy nhiên đa phần các tivi chỉ giúp bù hình từ 24-30fps của phim lên 60fps, chứ ít khi gặp bù hình đến 100fps hoặc hơn.
Như vậy, cái 1 chả giúp gì cho việc xem truyền hình. Cái 2 cái 3 thì có nhưng còn tuỳ công nghệ.