Mợ ý nói ở trên là thay bơm mới được rồi cụ. Như vậy bơm cũ chỉ hỏng linh kiện, nếu gặp được thợ giỏi thì thay linh kiện sẽ rẻ hơn rất nhiều so với thay cả bơm mới.
Nhà em dùng 2 đời máy bơm tăng áp để bơm từ trên mái tầng 4 xuống các thiết bị phía dưới. Em có một số chia sẻ với các cụ như sau:
Máy bơm tăng áp cơ khí là thiết bị khá đơn giản, một hãng như Panasonic sản xuất loại máy bơm tăng áp cơ cả chục năm nay mà không nâng cấp, cải tiến gì.
Nguyên lý hoạt động của máy bơm là bật, tắt theo áp suất trong đường ống (Cái này thì ai cũng biết)
Đường ống đây là nói bao gồm:
(1) Van 1 chiều đầu đường ống.
(2) Đường ống.
(3) Các van, vòi trong nhà (Lavabo, máy giặt, máy rửa bát, máy lọc nước, sen tắm ....)
Các bộ phận này có vấn đề thì đường ống không đạt được áp suât đóng, sẽ liên tục đóng, cắt.
Nguyên nhân:
- Nguồn nước bẩn (có cặn) sẽ làm kẹt van, vòi, hỏng màng cao su của bình tích áp.
- Van vòi hỏng: Dùng bơm tăng áp, van vòi sẽ hỏng nhanh hơn do áp lực nước lớn.
Giải pháp:
- Nên có lọc nước trước bơm.
- Kiểm tra hệ thống van, vòi trong nhà.
- Bảo dưỡng bơm thường xuyên, gồm:
+ Van 1 chiều.
+ Bình tích áp.
+ Công tắc áp suất.
Nói thêm về bình tích áp:
1. Máy bơm tăng áp hoạt động theo sự kết hợp giữa công tắc áp suất và bình tích áp.
Theo nguyên tắc, nước không nén được, trong khi đó không khí nén lại được, do đó các kỹ sư đã thiết kế bình tích áp gồm 2 phần là: Phần không khí và Phần nước được ngăn cách với nhau bằng một màng cao su.
2. Bình tích áp hoạt động như một bộ đệm, cache trong máy tính.
Khi mở vòi, nước trong bình tích áp sẽ được đẩy ra trước, máy bơm hoạt động sau. Khi đóng vòi, nước sẽ tích lại trong bình tích áp và máy bơm sẽ ngắt sau.
3. Giống như cache trong máy tính càng to thì máy tính hoạt động càng nhanh, bình tích áp càng to thì máy bơm hoạt động càng hiệu quả.
4. Về áp suất hơi trong bình tích áp:
Về nguyên tắc thì áp suất hơi tối đa trong bình tích áp sẽ bằng áp suất bật máy bơm. Vì dụ như bơm Panasonic có áp suất bật là 1,1 kg/cm2, do đó bình tích áp được nạp sẵn 0,9 kg/cm2 khí Nitơ.
Vì vậy, khi điều chỉnh áp suất đóng/cắt máy bơm phải điều chỉnh tăng/giảm áp suất bình tích áp tương ứng. Đồng thời định kỳ kiểm tra lại cho phù hợp.
Ví dụ như ở nhà em, sau khi điều chỉnh rơ le lên mức đóng 2 kg và cắt là 3kg/cm2. Em đã bơm lại bình tích áp là 1,8 kg/cm2.
Lưu ý bình tích áp của Panasonic không bơm được, vì vậy các cụ nên mua loại bình áp có van dể bơm được nhé.
Bình tích áp không nhất thiết phải dùng khí Nito đâu, dùng cái bơm xe đạp nào có đồng hồ áp suất bơm là được rồi.
Cái bình tích áp nào mà tháo ra có nước ở trong nhiều khả năng là hỏng các cụ nhé
-