Vâng vai nam đúng là diễn viên Mai Nguyên ạ. Còn chữ Lựu e nhớ mang máng ô đồ giải thích là dòng nước chảy đi, nhưng trong chữ Lựu lại có chữ Lưu lưu tình, lưu luyến. Cuộc đời như dòng nước chảy đi nhưng vẫn còn mãi những lưu tình, lưu luyến mà ta k quên được. E thấy giống như câu
Chuyện hôm qua như nước chảy về đông
Mãi xa ta không sao giữ được
Hôm nay lại có bao chuyện ưu phiền làm rối cả lòng ta
E k am hiểu về chữ Hán. Nhưng chắc chữ ở phim là chữ Hán cổ, có nhiều tầng nghĩa
chứ k phải chữ Trung quốc bây giờ trong từ điển online.
Thế theo mợ chữ Hán là gì, chữ Trung Quốc là gì và chữ Hán cổ thì phải tra tìm ở đâu
Hán, là cách gọi, cách tự nhận chung của người Trung Quốc từ vài thế kỷ nay, chữ Hán (Hán tự) hay người Hán (Hán nhân) đều để chỉ chữ viết hay người TQ.
Nói về chữ viết, tức Hán tự, Hán văn hay Hán thư, vốn có lịch sử từ 4-5 nghìn năm, với dạng sơ khai là Giáp cốt văn (tên gọi do các di chỉ khảo cổ phát hiện chữ viết khắc trên mai rùa, xương động vật). Dần dần hoàn thiện từ thời nhà Hán đến khoảng TK thứ 5 sau CN, đó là chữ Hán phồn thể, chính là thứ chữ mà các cụ đồ Việt Nam được học, mà ta hay gọi chữ Nho. Chữ Hán phồn thể khá loằng ngoằng rắc rối vì nhiều nét nên khó nhớ, khó viết, nhà nước Trung hoa hiện đại đã áp dụng bộ chữ Hán giản thể, tức là có nhiều chữ được lược bớt nét viết nhưng vẫn giữ nguyên tầng ý nghĩa.
Bây giờ xét đến việc chữ Hán được sử dụng ở Việt Nam. Chữ Hán giản thể mới xuất hiện gần đây nên các bạn sinh viên học tiếng Trung chính là học thứ chữ này, tuy nhiên, nếu đưa cho các bạn các văn thư cổ, hoặc các câu đối hoành phi tại đền chùa miếu mạo, sẽ có nhiều chữ các bạn ko hiểu được bởi chúng được viết dưới dạng chữ Hán phồn thể. Các ông đồ, nho sĩ VN xưa học chữ Hán phồn thể này, hay còn gọi là chữ Nho. Gọi chữ Nho tức là chữ viết thì gốc Hán, nhưng cách đọc thì đã được Việt hóa, nên ngày xưa, khi quan lại VN đi sứ sang TQ, tiếng nói có thể ko hiểu, nhưng chữ viết thì lại thông, nên các cụ có thể bút đàm với nhau.
Và từ điển online mà cụ Vietnh77 post ở dưới thì có đầy đủ cả giản thể, phồn thể, dị thể và có tham chiếu từ điển của các bậc túc nho, như từ điển Thiều Chửu được coi là sách gối đầu của người học chữ Nho.
Em vừa tra từ điển, chữ Lưu có tận 44 kết quả.
View attachment 8981875