Em thấy đây là trò khả ố nhất trong họ mạc, giỗ tết!
Có . Có đứa em bạn dì của Gấu nhà cháo.Vại em nên hỏi "Em/cháu gái bác bao nhiêu tuổi. Có người yêu chưa?". Chưa thì để còn biết đường tính quay ra Bắc thôi.
Những thành phần người ngoài, ko liên quan gì đến mình mà hỏi lắm là em sỗ thẳng mặt luôn, sau gặp mình cấm có dám hỏi
tuổi này làm tình nhân để xoạc thôi, hết đẻ được rồiCó . Có đứa em bạn dì của Gấu nhà cháo.
SN 74 đới chửa có ny. Lão chịu hem???
Èo. Vậy thôi em đào hầm chôn súng ở trỏng chờ thời cơ chín múi cái đã.Có . Có đứa em bạn dì của Gấu nhà cháo.
SN 74 đới chửa có ny. Lão chịu hem???
Tuổi này về nấu cao ngâm rượu tốtCó . Có đứa em bạn dì của Gấu nhà cháo.
SN 74 đới chửa có ny. Lão chịu hem???
Lão này suốt ngày chỉ nghĩ chiện ăn nhậuTuổi này về nấu cao ngâm rượu tốt
Trốn tránh ko bằng đối mặt, đúng mung 1 tết, về bên nội bên ngoại cho họ hỏi cùng 1 thời điểm, 400 cái miệng cùng 1, thế là nhàn. Hoặc giả ko ai hỏi thi cố khơi ra để họ hỏi. sau do thì hết.Nhiều người (kể cả họ hàng, người thân) rất vô duyên và thiếu tế nhị khi hỏi những người trên 30 tuổi rằng "bao giờ thì lập gì đình". Họ nghĩ rằng đó là câu hỏi quan tâm, và chỉ có 1 mình họ hỏi như vậy.
Thực tế 1 người, tính luôn cả họ hàng 2 bên nội ngoại- người thân - bạn bè - hàng xóm - đồng nghiệp, bình quân khoàng 400 người. Chỉ cần 1 người1 năm nói 1 câu "bao giờ lập gia đỉnh" thì tương đương 400 câu hỏi như vậy/1 năm. Bìngh quân 1 ngày có từ 1 -2 câu hỏi.
Chưa kể những người 30 tuổi trở lên, chưa có người yêu, hoặc chưa lập gia đình đều có trục trặc gì đó, hoặc xấu quá, hoặc nghèo quá, hoặc chưa có duyên nợ ..., nên những người này họ đang cảm tưởng là bình quân mỗi ngày có 1-2 thằng vô duyên thọc gậy vào lỗ mít họ trong suốt 1 năm, không phát điên mới lạ .
Em thông cảm cho các cụ, các mợ nào 3x mà chưa có gia đình, sắp tết rồi, lại sắp bị tra tấn
Thực ra nó là văn hóa, theo truyền thống VN việc có gia đình được coi là đương nhiên của tất cả mọi người, và thường được thực hiện khá sớm. Việc hỏi thăm có gia đình hay chưa thể hiện sự quan tâm, thân thiện. Tuy nhiên xã hội ngày nay bị ảnh hưởng nhiều của phương Tây, trong đó đề cao việc tôn trọng tính riêng tư, và đồng thời ngày càng nhiều người không lập gia đình, hoặc lập gia đình muộn.Hỏi người khác 'bao giờ lập gia đình' là... thiếu tế nhị!
25/12/2017 12:21 GMT+7
TTO - Những câu hỏi đơn giản, vô hại như "bao giờ lập gia đình" nhiều khi lại rất ảnh hưởng đến tâm lý người bị hỏi. Rõ ràng là nhiều người Việt Nam chúng ta còn rất... thiếu tế nhị!
Khi gặp những cú sốc, bạn nên tìm đến bác sĩ tâm lý. Trong ảnh: thạc sĩ tâm lý lâm sàng Võ Thị Minh Huệ (trái) tư vấn cho bệnh nhân - Ảnh: DIỆU NGUYỄN
Nhiều người Việt giành cái lợi về mình, không nghĩ đến ai!
TTO - Xung quanh việc gây ra tiếng ồn "hành hạ" người khác, một số người nước ngoài sống ở VN nhận định rằng: "Nhiều người Việt chỉ làm những gì mình thích, giành cái lợi về mình mà không hề nghĩ ảnh hưởng đối với cộng đồng”.
Ở các nước phương Tây, một trong những điều tối kỵ là nhận xét thiếu tích cực về ngoại hình, đời sống cá nhân. Khởi đầu là một thói quen với mục đích tránh làm tổn thương tâm lý người khác, điều này đã trở thành chuẩn mực của phép lịch sự trong xã hội phương Tây
Thiên Kim
Ở Việt Nam, tôi nhận thấy các vấn đề tâm lý có vẻ như chưa được quan tâm đúng mức. Hơn nữa, nhiều người còn nhìn các vấn đề này rất phiến diện, đơn giản nên chưa hiểu được những tác động tiêu cực của nó.
Có lẽ vì đối với người Việt, đây chưa phải là vấn đề nghiêm trọng cần chú trọng, trong khi cuộc sống "cơm áo gạo tiền" còn quá nhiều khó khăn cần phải ưu tiên trước.
Áp lực từ những nhận xét
Nếu để ý một chút những chuyện lớn nhỏ vẫn xảy ra hằng ngày trong xã hội, chúng ta sẽ thấy cần phải quan tâm hơn đến vấn đề tâm lý ở Việt Nam. Ví dụ như có những vấn đề nhỏ nhặt trong cách cư xử mà nhiều người không để ý, nhưng thực tế lại rất quan trọng với người khác.
Văn hóa sống ở Việt Nam được coi là văn hóa mang tính "tập thể", trái với văn hóa "trọng cá nhân" ở các nước phương Tây.
Do vậy ở Việt Nam, vai trò của cộng đồng thường được đề cao hơn hẳn cá nhân, dẫn đến việc những gì thuộc về tâm lý, tình cảm cá nhân cũng ít được chú trọng, đề cao.
Những gì được coi là giá trị chung của xã hội sẽ "tự động" được áp dụng cho cá nhân, mà không cần để ý nhiều đến suy nghĩ riêng tư, tâm lý của người đó.
Ví dụ như theo truyền thống của xã hội châu Á thì con gái lớn lên sẽ lấy chồng, sinh con và vì thế nhiều người sẽ coi đây là điều hiển nhiên đối với mọi phụ nữ.
Trong khi đối với một số phụ nữ, điều này không hề hiển nhiên như thế vì có thể họ muốn tận hưởng cuộc sống độc thân, muốn tiến triển sự nghiệp hay đơn giản là vì chưa tìm được người ưng ý.
Tuy nhiên, họ rất khổ tâm, ngại tham gia các buổi gặp mặt bạn bè, gia đình vì đi đâu cũng bị hỏi "bao giờ lập gia đình?". Những câu hỏi đơn giản, vô hại như thế nhiều khi lại rất ảnh hưởng đến tâm lý người bị hỏi.
Rõ ràng là nhiều người Việt Nam chúng ta còn rất... thiếu tế nhị. Ít ai chú ý là những câu nói nhận xét về đời sống cá nhân, ngoại hình... mà nhiều người cho là vô hại, thậm chí cho là có nghĩa tích cực vì thể hiện sự quan tâm tới người khác, lại có thể rất tiêu cực cho tâm lý và hạn chế sự thành công của người bị nhận xét.
Đừng bỏ qua các dấu hiệu...
Không chỉ những chuyện "nhỏ" như trên, có những vấn đề nghiêm trọng hơn mà càng ngày chúng ta càng nhận thấy ở Việt Nam.
Có những bạn trẻ vì thất bại trong học tập, vì bị bắt nạt hoặc bị xa lánh ở trường học đã tìm đến cái chết vì không tìm được giải pháp cho bản thân. Có những gia đình tự tử tập thể vì những rắc rối tiền bạc, hay vì vấn đề tình cảm gia đình.
Thậm chí có những vụ án giết người xảy ra vì thủ phạm là người có vấn đề về tâm lý, tâm thần nhưng không ai để ý đến.
Trong khi đó, những chuyện này biết đâu có thể tránh không xảy ra nếu như họ có sự hỗ trợ về mặt tâm lý. Đặc biệt, trong trường hợp các bạn trẻ tìm đến cái chết kia, tôi cứ nghĩ giá như các em được quan tâm đến tâm tư tình cảm hơn thì đã không dẫn đến kết cục buồn như thế.
Ở các nước phát triển, cuộc sống căng thẳng hơn ở Việt Nam trong một vài khía cạnh. Cũng chính vì tính cá nhân rất cao nên xã hội phương Tây cũng chịu nhiều hệ lụy, ví dụ như tỉ lệ ly dị cao, nhiều người sống đơn côi, khép kín.
Hơn nữa, những mùa đông dài, thiếu ánh nắng mặt trời cũng làm nhiều người thấy suy sụp tinh thần.
Chính vì thế, tâm lý là một ngành khoa học đặc biệt phát triển ở các nước này. Ở đây, việc đến các bác sĩ tâm lý để chữa trị là điều hoàn toàn bình thường.
Cảm thấy tinh thần xuống dốc, trầm cảm, cảm thấy cuộc sống đôi lứa có vấn đề trục trặc, hoặc thấy con cái có biểu hiện khác lạ về tinh thần là họ tìm đến chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ, giúp đỡ. Không hề ai cảm thấy việc đi bác sĩ tâm lý là điều đáng xấu hổ cần phải che giấu cả.
Quay lại trường hợp Việt Nam, tôi thấy chúng ta nên học tập cách tôn trọng sự riêng tư, tránh vô tình làm tổn thương người khác với những câu nói vô ý, thiếu tế nhị.
Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu thấy người thân, bạn bè có biểu hiện trầm cảm, suy sụp thì nên quan tâm hỏi han giải tỏa tâm lý, đồng thời nên giúp đỡ tìm kiếm bác sĩ tâm lý để điều trị.
Đặc biệt, cần phải hiểu rằng các vấn đề tâm lý có thể gây ra hậu quả khôn lường, vì thế không nên chủ quan bỏ qua các dấu hiệu của nó.
Khổ sở vì ngoại hình
Một cô bạn trẻ kể cho tôi rằng những năm tháng sống ở Việt Nam là những năm tháng khổ sở nhất, vì cô đặc biệt tự ti về ngoại hình của bản thân.
Cô gái này hơi mũm mĩm một chút so với số đông các bạn trẻ Việt Nam, vì thế suốt ngày cô phải đối mặt với những nhận xét từ mọi người xung quanh, thậm chí từ bố mẹ, các thành viên trong gia đình.
Chính những nhận xét này làm cô cảm thấy ngại giao tiếp, thu mình lại với những suy nghĩ hoàn toàn tiêu cực về tương lai.
Chỉ khi cô bạn trẻ này đi du học nước ngoài và thoát khỏi những nhận xét tiêu cực về ngoại hình như thế, cô mới thực sự có cuộc sống tràn đầy năng lượng, niềm vui và vì thế cô đạt được rất nhiều thành công trong học tập.
Các cụ, các mợ 3x Tết năm nay tiếp tục chuẩn bị tinh thần mà nghe tra tấn " chúc lấy vợ, lấy chồng" hoặc "bao giờ thì lập gia đình" , hoặc "có gì mới chưa"
Ông cùng tuổi cơ quan em mồm mép lắm mà vẫn ế. Anh em trêu nhiệt tình, ông ấy cũng tham gia nhiệt tình mà kết quả thì vẫn vậy.Khổ nhất anh nào chậm lấy vợ mà mồm mép kém, thì chúng nó nghĩ đủ mọi trò chế diễu, khổ.
Cái này cũng hay hỏi mà cụ. Tập trả lời cho quen thôiPhải hỏi đã xoạc chưa nó mới nhã
Những người con gái 40t trở lên chưa lấy chồng, họ có nỗi buồn riêng của họ. Ngày tết gặp người ta cứ gào lên chúc năm nay lấy chồng, đúng là đang dùng dao khoét vào thịt họ. Cách quan tâm này thật sự vô tâm và vô duyên.Thực ra nó là văn hóa, theo truyền thống VN việc có gia đình được coi là đương nhiên của tất cả mọi người, và thường được thực hiện khá sớm. Việc hỏi thăm có gia đình hay chưa thể hiện sự quan tâm, thân thiện. Tuy nhiên xã hội ngày nay bị ảnh hưởng nhiều của phương Tây, trong đó đề cao việc tôn trọng tính riêng tư, và đồng thời ngày càng nhiều người không lập gia đình, hoặc lập gia đình muộn.
Bài báo viết hay đấy. Hồi trước em dẫn một cô Tây đi xuống các tỉnh, lãnh đạo Tỉnh cũng hỏi xem là có gia đình hay chưa, cô phiên dịch cũng dại dột dịch nguyên văn. Sau này nghe em giải thích, cô Tây cười bảo em "Tao cứ tưởng ông ấy muốn lấy tao nên mới hỏi như vậy". Mặc dù việc hỏi các câu hỏi riêng tư là một truyền thống như nếu nó không thích hợp với các giá trị mới của xã hội thì cũng nên dần điều chỉnh, thay đổi thậm chí bỏ hẳn đi.
Tuy nhiên em cho rằng nếu những người thực sự mở thì sẽ thấy thoải mái trước những câu hỏi này, bằng cách lờ đi thôi, chứ nếu cứ ôm mấy cái đó vào thì sẽ thấy khó chịu suốt đời, vì đi đâu cũng có cái khác biệt về văn hóa. Giống như đi làm ở Tây Bắc tối nào cũng phải uống rượu, cũng không thích cách mời mọc ép buộc đâu, nhưng vẫn phải thích nghi, vui vẻ sống chung, và đôi khi cũng lờ đi được thật.
Sao mãi mợ ko lấy ck thế ?
Nhẽ em lại khen cụ như dưới
Mợ có ck chưa ?
Chưa, thì sao? Muốn biết gì?
Thế bao giờ lập gia đình ?
Bao giờ thích thì lập. Hỏi gì nữa ko?
Mợ Trang lờ đi không trả lời câu cuối là tỉnh phết đới. Nếu sau câu người iu mà mợ bẩu "có roài" thì thể nào lão Kéo cũng hỏi câu mà toàn thể các cụ nhà mình đang nghĩ đớiThế đã có người iu chưa ?
em có thằng bạn, mà bố nó em cũng chơi cùng luôn vì hay uống rượu chung. Mẹ thằng bạn em mất hơn 10 năm rồi mà bố nó thì cũng khá phông độ. Em toàn trêu thằng em út của nó: "mày lấy vợ nhanh nhanh đi để chú T lấy vợ".Hồi xưa thèng bạn cháu 38 mà chưa thèm cưới vợ.
Bà già nó mất được hơn năm. Tất niên năm ấy rượu ngà ngà vào ông già nó lại hỏi:" Sang năm thèng Tư đã định cưới vợ chưa? Để tao còn tính". Nó cười cười :" Ba để tà tà đã ..".
Ông già nó bảo:" Mày không cưới thì tao cưới" .
Sau Tết ổng làm bà kế thật.
Cụ thử 1 ngày trả lời 40 người cùng 1 câu hỏi xem .Thực ra nó là văn hóa, theo truyền thống VN việc có gia đình được coi là đương nhiên của tất cả mọi người, và thường được thực hiện khá sớm. Việc hỏi thăm có gia đình hay chưa thể hiện sự quan tâm, thân thiện. Tuy nhiên xã hội ngày nay bị ảnh hưởng nhiều của phương Tây, trong đó đề cao việc tôn trọng tính riêng tư, và đồng thời ngày càng nhiều người không lập gia đình, hoặc lập gia đình muộn.
Bài báo viết hay đấy. Hồi trước em dẫn một cô Tây đi xuống các tỉnh, lãnh đạo Tỉnh cũng hỏi xem là có gia đình hay chưa, cô phiên dịch cũng dại dột dịch nguyên văn. Sau này nghe em giải thích, cô Tây cười bảo em "Tao cứ tưởng ông ấy muốn lấy tao nên mới hỏi như vậy". Mặc dù việc hỏi các câu hỏi riêng tư là một truyền thống như nếu nó không thích hợp với các giá trị mới của xã hội thì cũng nên dần điều chỉnh, thay đổi thậm chí bỏ hẳn đi.
Tuy nhiên em cho rằng nếu những người thực sự mở thì sẽ thấy thoải mái trước những câu hỏi này, bằng cách lờ đi thôi, chứ nếu cứ ôm mấy cái đó vào thì sẽ thấy khó chịu suốt đời, vì đi đâu cũng có cái khác biệt về văn hóa. Giống như đi làm ở Tây Bắc tối nào cũng phải uống rượu, cũng không thích cách mời mọc ép buộc đâu, nhưng vẫn phải thích nghi, vui vẻ sống chung, và đôi khi cũng lờ đi được thật.