Phân biệt TR và CH
Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình chỉ viết với CH chứ không viết với TR:
cha, chú, chị, chồng, cháu, chắt, chút, chít, v.v.
Những đồ dùng trong gia đình nông dân cũng được viết với CH chứ không viết với TR:
cái chạn, cái chai, cái chăn, cái chậu, cái chổi, chuồng gà, v.v. (ngoại lệ: cái tráp)
Đi cùng với từ đồng nghĩa (TR - Gi): Trong tiếng việt có nhiều cặp từ đồng nghĩa mà một được viết với TR, một được viết với Gi:
tranh giành, trai-giai, trăng - giăng, trời - giời, trả - giả, trở mặt - giở mặt, trồng - giồng ,v.v.
1.3. Mẹo kết hợp với âm điệu
Về mặt kết hợp, TR không bao giờ đi với các vần: oa, oă, oe, uê. Chỉ có CH là có khả năng đi với các vần này. Do vậy, ta có thể yên tâm viết:
choáng váng, choảng nhau, choàng vai, loắt choắt, chuếnh choáng, v.v.
1.4. Mẹo láy âm
CH láy âm với các âm đứng trước hoặc đứng sau, TR không láy âm với các phụ âm khác, trừ 4 ngoại lệ, đều láy với L:
trọc lóc, trui lủi, trót lọt, trẹt lét.
Như vậy, nếu một tiếng không rõ được viết với CH hay TR nhưng có thể láy với các âm khác thì trừ bốn trường hợp ngoại lệ trên, tiếng đó sẽ được viết với CH.
Ví dụ:
CH láy với B: chơi bời, chèo bẻo, chành bành, chình bình, v.v
CH láy với L: cheo leo, chìm lỉm, chi li, chói lại, loắt choắt, lau chau, lanh chanh, lã chã, lích chích, loạng choạng, lởm chởm, loai choai, v.v.
CH láy với R: chàng ràng, chộn rộn, chình rình, .v.v.
CH láy với V: choáng váng, chờn vờn, chạy vạy, chon von, chơi vơi, chót vót, chênh vênh, chạng vạng, v.v.
CH láy với âm đầu không: chình ình, chàng àng, chềnh ệnh, v.v
1.5. Mẹo thanh điệu trong từ hán việt
Những từ hán việt mang dấu nặng và dấu huyền đều chỉ đi với TR chứ không đi với CH.
Ví dụ: trịnh trọng, trị giá, trụ sở, vũ trụ, thổ trạch, hỗ trợ, triệu phú, trận mạc, trạm xá, trục lợi, trụy lạc, truyền thống, từ trường, trần thế, trù bị, phong trào, lập trường, trùng hợp, trầm tích, trừng trị, v.v.
1.6. Cách viết chữ Chuyện
Truyện viết với TR khi chỉ một tác phẩm về tự sự như:
truyện kiều, truyện Xung kích, truyện ngắn.
Còn trong
câu chuyện, nói chuyện, trò chuyện
viết với CH.
1.7. Cách viết chữ Truyền
Chữ Truyền viết với TR, trong các tiếng ghép hán việt và trước những tân ngữ có ý trừu tượng:
truyền bá, truyền nhiễm, tuyên truyền, truyền hịch, truyền lệnh, cha truyền con nối.
Còn Chuyền viết với CH, khi những tân ngữ có ý cụ thể:
chuyền nhau tờ báo, chuyền cành, chuyền bóng.v.v.