[Funland] Hồi Ký (bản thảo)

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Cái bác viết bài này vẫn còn bị nhầm lầm diễu binh và duyệt binh.duyệt binh lấy đâu ra lắm lần như bác kể
Thank bác ,em sửa rồi, em viết mới chỉnh sửa một số chỗ, khái niệm em không để ý.
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
TRƯỜNG ĐỜI

Không biết tại sao nhưng bước chuyển tiếp cuộc đời tôi luôn trùng lặp những thời khắc lịch sử. Hết lớp 4 chuyển lên lớp 5 thì cải tạo tư bản tự doanh, hợp tác hoá nông nghiệp, nhân văn giải phẩm... Đến hết lớp 7 thì Mỹ ném bom miền Bắc. Cả lứa chúng tôi, có sướng có khổ nhưng cùng chia chung hồi ức!

Hết lớp 7 lưu ban tôi không học nữa. Bằng lớp 7 là bằng phổ thông duy nhất của tôi.

Tiếc là không ai cấp cho tôi bằng nhảy tàu điện: hai phích kem đầy khi tàu sắp đỗ, vì đang dở bán, tôi không màng tàu chạy, bán hết mới nhảy xuống vô tư. Hai phích một của Liên Xô, đựng được 25 que, một của Trung Quốc, đựng được 30 que. Mấy bà già tấm tắc khen, được thể tôi nhảy ngày một điệu đàng hơn. Nếu vai chỉ đeo thùng lạc rang, hộp thuốc lá thì tàu chạy nhanh thế nào, đông thế nào tôi cũng lên xuống nhẹ như không.

Tàu điện ngày ấy có tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ, Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Bưởi. Nhờ có các chuyến ấy nên tôi có dịp đi khắp Hà Nội với những hòm đồ nghề trên vai. Vé tàu có 5 xu/người nhưng để không mất tiền, thấy người bán vé đến gần là tôi lại nhảy xuống toa sau. Lâu dần thành quen nên họ cũng chả hỏi, miễn là khi họ bán vé thì đừng bán kem của mình nữa!

Ngoài tàu điện thì khi có nhiều đối thủ hành nghề, tôi phải tìm kiếm thị trường mới. Một địa bàn khác mà tôi thích là dọc sông Hồng, từ Phà Đen đến Cột Chèm. Khách của tôi là thợ thuyền, phu bốc vác khi làm việc mệt hay mới lĩnh lương, có người ăn 4-5 que. Hôm không gặp may tôi phải đi nhiều hơn, xa hơn, phải rao “Kem quốc doanh ơ, một hào một chiếc” nhiều hơn. Kem lấy từ nhà máy nước đá là 8 xu, bán 1 hào.

Đặc biệt những ngày lễ 1-5, 2-9 trước năm 1965 hầu như năm nào cũng có mít tinh tuần hành, có năm còn diễu binh nữa, để nói với miền Nam rằng miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Những ngày đó đối với dân nghề chúng tôi là ngày bội thu. Từ 4-5 giờ sáng, chúng tôi đã dậy đi xếp hàng lấy kem, đong vội đong vàng, có hôm còn không kịp đậy nắp phích, chỉ gần đến bờ hồ là hết. Cơm trưa không cần ăn, tiền không kịp đếm, chiều về đầy một mũ tiền. Cảm xúc khi có nhiều tiền sung sướng âm ỉ mấy ngày không hết. Chúng tôi thường ao ước ngày nào cũng là Quốc khánh.

Những hôm trời mưa thì trách ông trời không thương, bắt con phải ăn kem "tũn". Lại có những hôm trời se lạnh, thời tiết đổi mùa, tôm ngoài Hồ Gươm nổi nhiều vô kể. Chỉ cần lấy mũ vớt vài vớt cũng được hàng cân, chạy về nhà lấy rổ ra vớt có lần được 4-5 kg (khi đó bờ hồ chưa lát đá như ngày nay). Lại có lần bắt được 5-7 con rùa mới nở mang về cho các em. Do không biết gì, dám động vào con cháu của cụ rùa nên cụ bắt tội.

Tôi chỉ bán đến hết năm 1965 thì chuyển nghề làm hộp giấy đựng hàng thủ công mỹ nghệ cho cửa hàng mỹ nghệ Đức Minh, Đức Âm trên phố Tràng Tiền của vợ chồng bác Bùi Đình Thản. Hai bác là tư sản thời Pháp. Tôi chưa gặp một người phụ nữ nào giỏi như bác gái: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Khách ngoại quốc vào bác nói nhanh như gió. Nhiều khách khi đến VN đều đến mua hàng, có người còn nhờ bác đi phiên dịch. Bác cũng cực kỳ đanh đá: chửi nhau với tây nhiều lần còn mắng nó té tát.

Do bị đúp lớp 7, học đến hai lần, nên môn hình học tôi rất nhớ, hợp với nghề làm hộp. Hộp giấy có hàng trăm loại lớn nhỏ khác nhau. Tôi phải cắt, dán, ghép, rồi giao tại cửa hàng đúng thời hạn, ký sổ cuối tháng thanh toán một lần. Hỏng cái nào thì mất tiền cái đó. Do khéo tay và cẩn thận nên bác Thản gái rất quý. Nhiều hôm bác còn nhờ tôi trông cửa hàng khi bác bận. Tôi coi bác như một người thầy trên đường đời vì bác thường hay phân tích khách nội, khách ngoại. “Họ cũng là người như ta, vì sao ta phải sợ. Khi họ kém hiểu biết hơn ta, ta cũng có quyền khinh họ nữa…”. Ngay từ những ngày ấy, tôi đã biết tập phân tích con người.

Lúc này các anh chị tôi đã lớn, không còn ai phải bán kem nữa, mỗi người một việc. Anh cả làm công nhân đường sắt ở xa, anh hai thì vẫn đi học và làm thêm việc vặt. Các em thì còn đang đi học, tuy có phụ giúp mẹ nhưng ăn uống tốn kém hơn. Bữa ăn chỉ rau luộc chấm tương mà cơm thì bao nhiêu cũng hết. Có hôm anh đi học về muộn, cơm chỉ có quả cà anh chan nước lọc cũng hết 3 bát. Nhiều lần mẹ vay tiền mua thêm con cá, cân thịt. Con hỏi thì mẹ bảo cháo húp quanh, công nợ trả dần, nhìn các em khổ quá mẹ không cầm lòng được. Khổ thì cũng khổ rồi.

Trời có mắt, thương mẹ, sáng hôm sau, mẹ con dậy sớm tờ mờ ra quét lá sấu ở Trần Hưng Đạo, lá xà cừ ở Quang Trung (chỉ vào mùa lá rụng), mỗi lần như thế được 3-4 bao tải, đun 2-3 ngày mới hết (củi thời đó cũng phải mua bằng tem phiếu). Tuy không ở quê nhưng tôi cũng biết luộc khoai sắn bằng lá. Sợ nhất hôm nào lá hơi ẩm là khói cay sè, luộc xong nồi khoai hai mắt đỏ hoe...

Đi học nghề, tôi vào trường Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở Giao thông vận tải. Trường chủ yếu dạy lái xe, có một bộ phận dạy cơ khí. Trong cơ khí có nhiều nghề khác nhau như: tiện, nguội, phay, bào, gò, hàn, rèn... Nghề nào cũng khó, nhưng nghề Nguội là khó nhất vì đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện tạo ra sản phẩm. Trong hàng trăm thợ mới có một thợ khuôn mẫu chính xác. Để làm được khuôn phải là thợ bậc 6, bậc 7. Để lên đến bậc 7, phải có nhiều năm kinh nghiệm và thường từ 50 tuổi trở lên. Nghề này ai cũng sợ vì độ khó của nó, đòi hỏi sự tỉ mẩn tập trung cao độ. Tôi được phân công học thợ nguội.

Thời hạn lên bậc chuẩn của thợ nguội là bậc sau sẽ là niên hạn năm để xét thi nâng bậc. Phải có thành tích, và không được vi phạm kỷ luât. Thí dụ nếu lên bậc 3 phải mất 3 năm, nếu từ bậc 6 lên bậc 7 phải mất 7 năm. Một đời thợ lên đến bậc 7 về hưu là vừa!
Nhưng nếu đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua thì 2 năm được lên 1 bậc. Nếu đạt danh hiệu chiến sỹ quyết thắng thì năm trước, năm sau được đăng ký. Thi đạt yêu cầu được lên bậc ngay. Hàng trăm chiến sỹ thi đua mới có một chiến sỹ quyết thắng. Chế độ này chỉ quân đội mới có...

Ảnh của tôi


Cuộc sống là sự tiếp nối, bậc thang thấp lên cao, từ nhở tới lớn. Có bắt đầu, có kết thúc. Khác chăng là cách ta đi!

Hiểu biết quá khứ thật sâu thì đi đến tương lai mới đúng. Nếu không khi ta gặp thất bại, lúc đó mới "A" thì lại đổ lỗi cho số phận. Ngay từ nhỏ đường đời khắc nghiệt đã dạy tôi những điều đơn giản nhất, đúng nhất vì nó là chân lý.

Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc lấy những thất bại.

Học nghề có hai giai đoạn: Lý thuyết và Thực hành.
Thời gian học lý thuyết, hàng ngày đi tàu điện lên chợ Bưởi. Đi bộ khoảng 2 cây số là đến trường. Thầy hiệu trưởng lúc nào cũng kè kè khẩu súng lục. Lên bục giảng ai hư, hay nói chuyện là thầy vứt khẩu súng lên bàn... Im! Tất cả im phăng phắc! Học sinh của trường chủ yếu là lái xe, mà lái xe ra đường là hòn đất nhưng vào nghề ngồi cabin thì là giặc.

Có truyền thống nên học sinh trường mỗi khi lên xe điện là hành khách sợ chết vía. Không đánh nhau thì lấy trộm đồng hồ, bút máy.v.v.v Tôi sợ lắm mỗi khi đứng gần bạn Hải nhà ở ngõ Huế. Biệt danh mọi người đặt cho là Hải trộm, đứng gần dễ vạ lây.

Trong lớp tôi thích một bạn tên Hợp. Mỗi lần bạn cất tiếng hát, mọi người cứ lặng đi. Giọng bạn truyền cảm, da diết làm chúng tôi chẳng ai muốn đứng dậy ra về. Bài mà ngày nay, mỗi lần tôi nghe thâý nhạc bật lên ở đâu đó: " tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu", là tôi lại nghĩ có phải là Nguyễn Trọng Hợp, người bạn thích hát và hát rất hay của chúng tôi không?

Khi học đến các môn khó nhằn như sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, tôi lại đam mê đến kỳ lạ. 2/3 thời lượng còn lại tôi được thực hành. Tôi được phân về xưởng cơ khí vận tải hàng hoá, trụ sở 56 Bà Triệu. Vì chữ đẹp nên tôi được chọn lên công ty chép lịch cho toàn thể mọi người rồi sau đó mới mang đi in.
Mỗi người một số phận, một lý lịch riêng. Tôi nhớ nhất là những bác cao tuổi, sống hai chế độ. Có nhiều bác có từ 2 hay 3 xe vận tải để kinh doanh từ thời Pháp. Thành phần trong lý lịch đều là tiểu chủ. Với thành phần này, con cái khi viết sơ yếu lý lịch thường khai là tiểu tư sản thành thị. Với bản khai này khi thi vào đại học sẽ rất khó. Trong số ấy tôi nhớ nhất bác Hoàng Hữu Lô, 5 vợ, 19 người con. Điều đặc biệt là họ sống trong cùng 1 nhà.

Người thầy được phân công hướng dẫn tôi là ông Mai Hồng Vân. Ông là cựu học sinh trường Kỹ Nghệ Hà Nội từ thời Pháp, trường nằm ở phố Quang Trung, kéo dài từ đầu Tràng Thi đến 2 Bà Trưng, mặt 2 bà Trưng kéo đến tận ngã 3 Hoả Lò (như bằng kỹ sư thực hành, ngày nay không có trường này), nên ông được hưởng lương bậc 6/7. Ông có một anh trai tên là Mai Văn Úc, cũng học Bách nghệ bậc 7/7. Ông nổi tiếng khó tính, tay nghề thợ siêu giỏi, nên ai cũng sợ ông.

Mặc dù không trực tiếp dạy tôi, nhưng khi có thời gian, cả 2 anh em ông đều truyền cho tôi mọi kinh nghiệp, kỹ năng của mình. Mỗi khi tôi đứng dũa sai động tác nào đấy, thì ông Vân sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng. Nhưng ông Úc thì không, ông thấy tôi sai là cầm búa gõ mạnh vào mắt cá chân của tôi, đau chảy nước mắt. Đòn đau nhớ đời, vì nhờ những lần như thế nên khi đi học, tôi toàn nhận việc khó nhất để rèn luyện bản thân. Các bạn vui chơi thì tôi mày mò học tập.

Kết thúc khoá học tôi được cấp chứng chỉ thợ nguội bậc 1/7. Tôi được phân công về Xí nghiệp đại tu ô tô tháng Mười. Một xí nghiệp mới thành lập do Liên xô viện trợ, cũng ngay lúc đó sát nhập vào Quân đội để phục vụ Quốc Phòng. Họ phân công tôi về phân xưởng cơ khí đóng tại Miêu Nha, cách Hà Nội 15km.

Tuổi thơ của tôi kết thúc sớm từ năm 17 tuổi!

Những điều cuộc sống dạy nhiều hơn bất cứ một bài học nào ở trường lớp. Cũng trong thời gian này tôi bắt đầu đọc sách. Đi đâu cũng thủ một cuốn lúc rỗi là xem. Lúc đầu là cổ tích, sau thì kiếm hiệp, tự lực văn đoàn, toàn là yêu đương mơ mộng. Đọc nhiều đâm chán, tôi tìm hiểu thêm các cuốn tiểu thuyết hay để đọc. Tôi tự chìm đắm vào sách vở, chữ nghĩa. Luôn có mặc cảm thiếu thốn sự chỉ bảo của bố. Thì sách mang đến cho tôi tri thức, cho tôi những bài học quý giá.

Quãng thời gian học nghề tại trường kỹ thuật nghiệp vụ. Ngoài giờ học tại trường về nhà với bao nhiêu là gỗ hòm, bao bì mà dượng mua. Tôi xin dượng để tập đóng những đồ đơn giản. Tự tin hơn thì tôi đóng những bộ bàn ghế, giường, tủ, chạn, gác xép.v.v.v. đồ gỗ trong nhà tôi đóng còn dùng được đến đầu những năm 2000.

Ảnh bên trong căn gác nhà số 3 Trương Hán Siêu

Khoảng thời gian này, nhờ có nó mà về sau, tôi mới có nhiều sáng tạo mới trong công việc. Tôi có mấy câu thơ tuy hơi ngang, nhưng tôi mạn phép dùng thay lời kết cho quãng tuổi 17 còn vụng dại ấy:

"Chắc kiếp trước mắc quá nhiều tội lỗi.
Nên kiếp này phải lắm gian truân.
Tuổi thơ qua, bao dữ dội, nhọc nhằn.
Để mai lớn mới hòng thoát tội.
Dù không bố, không người dẫn lối.
Dù bôn ba xuôi ngược khắp đô thành.
Dù thất học, sống tận cùng dưới đáy.
Vẫn vươn lên để mong lớn thành người."
 
Chỉnh sửa cuối:

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
KÝ ỨC VỤN VẶT

Hà nội, một ngày đầu đông.
Lâu rồi mới gặp lại một sớm sương mù hồ Tây dày đặc. Trời se se lạnh... Tôi đạp xe trong làn sương mờ ảo. Nghĩ mãi về những kỷ niệm xa xưa. Hôm nay tôi lại viết tiếp về những ngày tháng còn hằn sâu trong ký ức.

Lên cấp 2 tôi chuyển về học tại trường Quảng Trung, ngày gần nhà. Trong lúc này gia đình lụi bại thảm hại. Mẹ vừa sinh em út, thêm vào đó lần trước mẹ tôi vừa bị hậu sản. Dượng lúc này đi làm công chức, lương ba cọc ba đồng. Vừa sinh con đã phải đi luộc khoai sắn để bán. Các loại tem phiếu , nhu yếu phẩm cấp cho mọi người cả năm như: vải, gạo, đường, thịt cá... Mẹ tôi đều phải bán trước để lấy tiền sống qua ngày. Và mẹ bắt đầu mang nợ! Nhà có 11 nhân khẩu, 5 đứa em còn bé, phụ giúp mẹ chủ yếu là 4 anh chị em tôi. Cứ đứa này chỉ cho đứa sau, thành thạo trong vài ngày. Lên cấp 2 tôi vẫn lùn như cấp 1.

Anh Bình và chị gái trên tôi thì phải nghỉ học hẳn. Còn tôi với anh Hùng được đi học. Tất nhiên tôi học chẳng ra làm sao, vì đi học về là đi kiếm tiền. Hầu như chẳng bao giờ tôi làm bài tập. May tôi có thầy Bích, thầy chủ nhiệm lớp 5 của tôi. Thầy biết hoà cảnh của tôi rõ nên hay giúp đỡ, và dặn các bạn trong lớp đùm bọc tôi. Thầy còn đề nghị trường cho tôi học bổng vì nhà tôi nghèo quá. Chỉ tiếc rằng sau này thầy Bích chuyển đi đâu, tôi không còn tìm được thầy nữa.

Tôi có một người bạn thân khi ấy tên là Liêm. Nhà bạn có cây rồi sai quả. Tôi chỉ thích về nhà bạn để hái ăn thoả thích. Bạn Liêm vẽ đẹp lắm, chúng tôi nảy ra ý đinh vẽ bài đăng báo lấy nhuận bút. Tất nhiên trẻ con mà làm gì có báo nào đăng. Dạo ấy trước cửa rạp công nhân có cửa hàng mậu dịch, họ bán bánh bao 4 hào một chiếc, vừa rẻ vừa ngon. Chúng tôi khi nào gom được chút tiền đều ra mua chia nhau ăn.

Năm học lớp 6, lớp tôi có cô bạn tên Loạn, bạn ở miền nam ra đây học. Cô xếp bạn ngồi cạnh tôi. Loạn viết chữ đẹp lắm, tôi thì hay nhìn bài và hay trêu bạn. Chẳng mấy chốc mà thành thân nhau. Cứ đến lớp thì tôi mới mượn bài của Loan để chép. Mẹ bán khoai sắn nên lúc nào cũng dúi vào cặp tôi đôi củ khoai, củ sắn. Tôi đều đem chia đôi cho bạn. Bạn học rất giỏi, còn tôi thì tới lớp 7 là nghỉ nên tôi cũng không còn liên hệ với bạn.

Ảnh của tôi và anh Bình


Năm lớp 6 cô Ly làm chủ nhiệm lớp tôi. Chắc khi đó thầy Bích nhắn lại cô, nên cô hiểu và thương tôi lắm. Cô dạy tiếng Trung, mà tiêng Trung là môn tôi ghét nhất. Đến tiết học là tôi trốn, cô biết nhưng cũng chỉ nhắc nhở qua loa. Tình cờ sau 30 năm gặp lại cô trước cửa rạp tháng Tám, cô nhận ra tôi ngay. Từ đó đến trước khi tôi bệnh nằm nhà như bây giờ, năm nào cũng cùng các bạn và cô họp lớp. Cô vừa mất đầu năm 2021.
Năm lên lớp 7, tôi học đuối bị lưu ban. Xấu hổ với bạn bè thầy cô lắm, nên khi đó tôi tránh tiếp xúc với mọi người.

Những mối quan hệ dù chỉ thoáng qua, hay sâu đậm cũng đã để lại dấu vết trên con đường tôi đi.

Trường đời tôi học không bỏ một lớp nào. Bán lạc thì tôi tìm cách ủ lạc cho giòn hơn. Bán kem thì ma lanh hơn chút tôi bán kem lậu. Hồi đó kem quốc doanh quản lý, không cho cá nhân làm kem. Hầu như vùng ngoại thành, nông thôn không có kem bán. Thế nên có nhiều người tìm mua lại của chúng tôi bằng giá bán lẻ. Nếu họ bắt được thì chúng tôi sẽ bị phạt. Chúng tôi thường hẹn khách trong ngõ Trung yên, ngõ Phất lộc. Người này bán xong , người khác lại vào. Bán xong phải lỉnh đi ngay.
Mải mê với kỷ niệm tôi đã đạp xe về gần đến nhà. Thoáng chốc nhận ra đã hơn 60 năm cuộc đời.

ANH TÔI

Anh Hùng, người anh hùng của gia đình, anh mất ở đâu đó, trong thời gian chiến dịch Mậu Thân, ngoài 20 tuổi. Sự chết trẻ khiến anh vẫn sống mãi trong tâm trí tôi. Anh Hùng hay viết nhật ký và làm thơ, anh hay đọc cho tôi nghe mấy câu thơ này :
"Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng người đang đẹp bỗng nhiên cao
Đố ai biết được lòng người nhỉ
Ai biết được ai dạ thế nào?"

Ảnh của anh Hùng


Đêm qua không ngủ được, tôi bật nhạc lên cho dễ ngủ, ai dè nghe đúng bài của Thu Hiền hát:
Cắt nửa vầng trăng tôi làm con thuyền nhỏ.
Chẻ đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng.
Đưa tôi về, đưa tôi về....
Ai đó đưa tôi mái chèo, tôi cũng chẳng biết chèo. Nhưng trong đêm tĩnh mịch, tôi ước được về với tuổi thơ, được nhìn thâý anh trai tôi một lần nữa.

Giữa năm 1967, cả nước tổng động viên, anh cũng như bao người khác phải vào bộ đội.( Tôi nhớ trước khi đi bộ đội, trong 1 lần đi chơi, dượng tôi thấy anh đi ngược lại bên phố Hàm Long. Nhưng anh thì mải nói chuyện với bạn không nhìn thấy dượng. Về nhà dượng mắng và tát anh vì thấy dượng mà không chào. Tôi thương anh lắm. Tất nhiên nó chỉ là 1 trong chuỗi lý do để anh ra đi lúc đó như để bớt 1 miệng ăn, hay các bạn rủ nhau vì yêu quê hương...) Tôi tốt nghiệp khóa học nghề, ra trường được phân về Xí nghiệp đại tu ô tô tháng 10. Nhận được thư của anh, biết địa chỉ nơi đóng quân, tôi lên thăm anh trước khi anh ra trận. Anh đóng quân trong rừng sâu tỉnh Hòa Bình.

Theo chỉ dẫn trong thư, tôi phải đi tàu qua ga Phủ Lý, đi bộ hơn 30 km qua Nông trường 3 Sao, qua Đầm Đa, Quân Khí, qua Chi Lê Hòa Bình, khoảng 10 km nữa mới tới chỗ anh đóng quân. Lần đầu tiên xa nhà, lại đi bộ hơn 40 km, cũng may tối mịt tôi cũng tới nơi.

Mừng mừng, tủi tủi, anh và các bạn anh tíu tít hỏi thăm việc nhà, người thân, Hà Nội… Đến tận sáng mới chợp mắt được 2 tiếng thì kẻng báo động lại vang lên, toàn trung đoàn hành quân dã ngoại đến điểm tập kết mới để làm lễ hạ sao. Trước khi vào Nam chiến đấu, bộ đội hạ sao quân hàm quân hiệu, chỉ quân phục mũ tai bèo, quần áo giải phóng quân, một khẩu súng trường và phiên hiệu đơn vị, chỉ là những con số, thư từ gửi về chỉ là số hòm thư.

Tất nhiên tôi cũng phải hành quân theo anh tới điểm mới. Trời mưa như trút nước, nhưng đoàn quân vẫn đi dưới trời mưa tầm tã. Đang hành quân dưới mưa, bỗng có tiếng đàn ghi-ta và tiếng hát vang lên: “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu…”. Tiếng hát da diết trầm lắng làm mọi người bồi hồi xúc động. Tôi không cầm được nước mắt. Hỏi anh thì biết người đánh đàn là anh Đoàn Chính, con nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nhập ngũ cùng ngày với anh.

Anh Chính ở phố Hàng Bè, đã có người yêu. Khi hát có hai người kéo căng vải mưa để anh không ướt, người đeo hộ ba lô. Anh còn hát theo yêu cầu, tất nhiên chỉ toàn bài tiền chiến, về Hà Nội, về tình yêu.

Hành quân hơn 5 tiếng thì đến nơi đóng quân mới. Mọi người lăn ra ngủ, nghỉ và tranh thủ viết thư để nếu tôi về thì gửi hộ. Sáng hôm sau toàn trung đoàn tập hợp trên bãi đất trống giữa rừng. Mọi người đang đứng nghiêm chào cờ bỗng một bà cụ già lưng còng, tay dắt đứa cháu liêu xiêu ra trước hàng quân, tay quờ trước mặt: Ối con ơi, con ơi…

Trung đoàn trưởng chạy ra hỏi tên, địa chỉ người lính. Sau một lúc suy nghĩ, trung đoàn trưởng lệnh cho người chiến sĩ đó ra khỏi hàng quân và quyết định cho chiến sĩ đó ra quân trước khi ra trận. Sau buổi lễ hạ cờ chiến sĩ được nghỉ một ngày để hôm sau nam tiến.

Ảnh bộ đội năm Mậu thân 1968 - nguồn internet


Ngày hôm đó không ai nghỉ cả, mọi người ai cũng đều hối hả viết thư, có người viết 3-4 cái, có người còn cẩn thận hỏi tôi: "Anh gửi 5 cái thư đến 3 nơi em có ngại không?" Tôi trả lời: "Đến đâu em cũng gửi tới tận nơi, anh cứ viết đi". Thế rồi sáng hôm sau chia tay tạm biệt các anh, tôi khóc nức nở, khóc như mưa, cả các anh cũng khóc, anh tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng cũng khóc, các anh ôm lấy tôi mà khóc, cứ như tôi là người ra đi chứ không phải các anh…

Một ba lô đầy thư lại thêm một túi cũng đầy thư, tôi lại ngược đường về Phủ Lý‎. Lúc đi ga Phủ Lý hãy còn, lúc về ga Phủ Lý bị bom đánh tan hoang, chỉ còn đống gạch vụn. Tôi đành ngủ tạm đống rơm ven đường, độ 3 giờ sáng đi tàu về Hà Nội...

Những lúc anh em tôi trò chuyện, anh có dặn tôi nhiều lần: nhà mình nghèo, em ra trường cố gắng dành dụm mua cái khung xe đạp. Em sẽ làm nghề cơ khí, tranh thủ làm dần phụ tùng. Mua những đồ không làm được, để lắp cái xe đạp cho cả nhà cùng đi. Lời dặn đó cũng là lời nói cuối cùng để rồi anh đi mãi mãi. Cái xe đạp anh dặn đã theo tôi mãi cả đời.
Đồng đội của anh cũng tên là Hùng kể, đơn vị anh bị dội bom tan nát hết chẳng còn gì. Còn tôi đến bây giờ vẫn chẳng thể chấp nhận, vẫn cứ nhớ mãi đến anh tôi.

Khoảng thời gian anh đi bộ đội, tôi làm công nhân Quốc phòng tại nhà máy Z177, phân xưởng cơ khí (Đơn vị đóng tại Miêu Nha). Mới làm được gần 2 tháng, có lần về thăm nhà, tôi thâý mẹ và cô em tôi ôm nhau ngồi khóc. Hỏi mẹ tại sao lại khóc, thì mẹ nói vì tủi thân quá. Nghèo quá, muốn may cho em tôi bộ áo mới mà phải đi quay thuê mì sợi cho người ta 4,5 ngày mới đủ tiền mua vải. Không những vất vả còn bị nhiếc móc, cạnh khoé, khinh khi. Nói rồi 2 mẹ con lại ôm nhau khóc. Tôi mới buột mồm bảo mẹ :" hay là mình làm mỳ sợi hả mẹ". Mẹ nghe xong càng khóc to hơn. Mẹ nói còn nợ tiền, vay chỗ nọ vá chỗ kia tiền đâu mà mua máy?

Không nói gì với mẹ, hôm sau tôi xin nghỉ phép. Tôi đi khắp Hà nội để tìm người làm máy. Đến ngày thứ 3 tôi gặp anh Sinh, nhà trên phố Thụy Khê. Anh Sinh đang gióng máy để bán. Tôi hỏi anh có bán máy không. Anh nói phải 2 tuần nữa, vì anh chưa tìm mua được 2 bánh răng phù hợp với quả lô cán, vì 2 bánh răng phải khít với quả lô cắt. Tôi nói với anh sao không tự làm. Anh trả lời: "có thể làm được nhưng tay phải thợ tay nghề cao, mà có làm cũng mất thời gian lâu lắm".
Tôi nói: "để em làm có được không?". Anh cười tươi bảo anh còn không làm được nữa huống gì tôi. Biết có cơ hội tốt, tôi dặn anh để cho tôi làm, và tôi liền về nhà tìm cách đọc lấy dấu, cách đánh, cách làm.v.v. v. Buổi tối tôi đến nhà thầy xin thầy dạy cách làm bánh răng. Đúng 1 tuần sau, tôi làm xong 4 bánh răng vừa khít. Trong lúc tôi làm, anh Sinh có ghé qua nhà. Thấy tôi cần cù, biết thêm về gia cảnh khó khắn, anh đồng ý bán chịu máy cho tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi liền bắt tay vào làm mỳ sợi.

Dạo đó ai làm mỳ sợi đều gia công cho nhà nước. Nhà nước bán khẩu phần lương thực kèm mỳ viện trợ. Nhà nào cũng phải ăn độn mỳ. Tôi mang máy về làm ngay trên nhà. Tôi phải đóng bàn máy, cho chân bàn độn nhiều đôi dép lốp để khi quay máy bớt tiếng ồn. Chỉ hơn 15 ngày, nhà tôi bắt đầu thuê thợ
Sau đúng 1 tháng thì trật đủ tiền máy cho anh Sinh. Sau 2 tháng trả hết nợ cho mẹ. Đến tháng thứ 3 thì mua được 2 cái xe đạp.

Ảnh thời bao cấp - nguồn internet


Những lời anh Hùng dặn tôi đã làm được. Như một cuộc cách mạng của gia đình tôi. Từ chỗ nghèo khó lại thành chủ. Những việc gì mà ta không làm được vì ta chẳng chịu bắt đầu!

Khoảng đầu năm 2012, tôi có mời nhà Ngoại cảm tìm mộ anh. Họ chỉ ra mộ anh ở nghĩa trang Bến Cát tỉnh bình dương. Với tấm lòng của mình, dù đúng hay sai, tôi đều coi các chiến sỹ là anh mình. Để cho anh và đồng đội có chỗ đi về. Chiến tranh nó đau khổ lắm đấy!
 
Chỉnh sửa cuối:

Cống Ngầm

Xe buýt
Biển số
OF-527085
Ngày cấp bằng
15/8/17
Số km
969
Động cơ
182,118 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường
TRƯỜNG ĐỜI

Không biết tại sao nhưng bước chuyển tiếp cuộc đời tôi luôn trùng lặp những thời khắc lịch sử. Hết lớp 4 chuyển lên lớp 5 thì cải tạo tư bản tự doanh, hợp tác hoá nông nghiệp, nhân văn giải phẩm... Đến hết lớp 7 thì Mỹ ném bom miền Bắc. Cả lứa chúng tôi, có sướng có khổ nhưng cùng chia chung hồi ức!

Hết lớp 7 lưu ban tôi không học nữa. Bằng lớp 7 là bằng phổ thông duy nhất của tôi.

Tiếc là không ai cấp cho tôi bằng nhảy tàu điện: hai phích kem đầy khi tàu sắp đỗ, vì đang dở bán, tôi không màng tàu chạy, bán hết mới nhảy xuống vô tư. Hai phích một của Liên Xô, đựng được 25 que, một của Trung Quốc, đựng được 30 que. Mấy bà già tấm tắc khen, được thể tôi nhảy ngày một điệu đàng hơn. Nếu vai chỉ đeo thùng lạc rang, hộp thuốc lá thì tàu chạy nhanh thế nào, đông thế nào tôi cũng lên xuống nhẹ như không.

Tàu điện ngày ấy có tuyến Bờ Hồ - Chợ Mơ, Bờ Hồ - Cầu Giấy, Bờ Hồ - Bưởi. Nhờ có các chuyến ấy nên tôi có dịp đi khắp Hà Nội với những hòm đồ nghề trên vai. Vé tàu có 5 xu/người nhưng để không mất tiền, thấy người bán vé đến gần là tôi lại nhảy xuống toa sau. Lâu dần thành quen nên họ cũng chả hỏi, miễn là khi họ bán vé thì đừng bán kem của mình nữa!

Ngoài tàu điện thì khi có nhiều đối thủ hành nghề, tôi phải tìm kiếm thị trường mới. Một địa bàn khác mà tôi thích là dọc sông Hồng, từ Phà Đen đến Cột Chèm. Khách của tôi là thợ thuyền, phu bốc vác khi làm việc mệt hay mới lĩnh lương, có người ăn 4-5 que. Hôm không gặp may tôi phải đi nhiều hơn, xa hơn, phải rao “Kem quốc doanh ơ, một hào một chiếc” nhiều hơn. Kem lấy từ nhà máy nước đá là 8 xu, bán 1 hào.

Đặc biệt những ngày lễ 1-5, 2-9 trước năm 1965 hầu như năm nào cũng có mít tinh tuần hành, có năm còn diễu binh nữa, để nói với miền Nam rằng miền Bắc luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Những ngày đó đối với dân nghề chúng tôi là ngày bội thu. Từ 4-5 giờ sáng, chúng tôi đã dậy đi xếp hàng lấy kem, đong vội đong vàng, có hôm còn không kịp đậy nắp phích, chỉ gần đến bờ hồ là hết. Cơm trưa không cần ăn, tiền không kịp đếm, chiều về đầy một mũ tiền. Cảm xúc khi có nhiều tiền sung sướng âm ỉ mấy ngày không hết. Chúng tôi thường ao ước ngày nào cũng là Quốc khánh.

Những hôm trời mưa thì trách ông trời không thương, bắt con phải ăn kem "tũn". Lại có những hôm trời se lạnh, thời tiết đổi mùa, tôm ngoài Hồ Gươm nổi nhiều vô kể. Chỉ cần lấy mũ vớt vài vớt cũng được hàng cân, chạy về nhà lấy rổ ra vớt có lần được 4-5 kg (khi đó bờ hồ chưa lát đá như ngày nay). Lại có lần bắt được 5-7 con rùa mới nở mang về cho các em. Do không biết gì, dám động vào con cháu của cụ rùa nên cụ bắt tội.

Tôi chỉ bán đến hết năm 1965 thì chuyển nghề làm hộp giấy đựng hàng thủ công mỹ nghệ cho cửa hàng mỹ nghệ Đức Minh, Đức Âm trên phố Tràng Tiền của vợ chồng bác Bùi Đình Thản. Hai bác là tư sản thời Pháp. Tôi chưa gặp một người phụ nữ nào giỏi như bác gái: Anh, Pháp, Nga, Trung, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha… Khách ngoại quốc vào bác nói nhanh như gió. Nhiều khách khi đến VN đều đến mua hàng, có người còn nhờ bác đi phiên dịch. Bác cũng cực kỳ đanh đá: chửi nhau với tây nhiều lần còn mắng nó té tát.

Do bị đúp lớp 7, học đến hai lần, nên môn hình học tôi rất nhớ, hợp với nghề làm hộp. Hộp giấy có hàng trăm loại lớn nhỏ khác nhau. Tôi phải cắt, dán, ghép, rồi giao tại cửa hàng đúng thời hạn, ký sổ cuối tháng thanh toán một lần. Hỏng cái nào thì mất tiền cái đó. Do khéo tay và cẩn thận nên bác Thản gái rất quý. Nhiều hôm bác còn nhờ tôi trông cửa hàng khi bác bận. Tôi coi bác như một người thầy trên đường đời vì bác thường hay phân tích khách nội, khách ngoại. “Họ cũng là người như ta, vì sao ta phải sợ. Khi họ kém hiểu biết hơn ta, ta cũng có quyền khinh họ nữa…”. Ngay từ những ngày ấy, tôi đã biết tập phân tích con người.

Lúc này các anh chị tôi đã lớn, không còn ai phải bán kem nữa, mỗi người một việc. Anh cả làm công nhân đường sắt ở xa, anh hai thì vẫn đi học và làm thêm việc vặt. Các em thì còn đang đi học, tuy có phụ giúp mẹ nhưng ăn uống tốn kém hơn. Bữa ăn chỉ rau luộc chấm tương mà cơm thì bao nhiêu cũng hết. Có hôm anh đi học về muộn, cơm chỉ có quả cà anh chan nước lọc cũng hết 3 bát. Nhiều lần mẹ vay tiền mua thêm con cá, cân thịt. Con hỏi thì mẹ bảo cháo húp quanh, công nợ trả dần, nhìn các em khổ quá mẹ không cầm lòng được. Khổ thì cũng khổ rồi.

Trời có mắt, thương mẹ, sáng hôm sau, mẹ con dậy sớm tờ mờ ra quét lá sấu ở Trần Hưng Đạo, lá xà cừ ở Quang Trung (chỉ vào mùa lá rụng), mỗi lần như thế được 3-4 bao tải, đun 2-3 ngày mới hết (củi thời đó cũng phải mua bằng tem phiếu). Tuy không ở quê nhưng tôi cũng biết luộc khoai sắn bằng lá. Sợ nhất hôm nào lá hơi ẩm là khói cay sè, luộc xong nồi khoai hai mắt đỏ hoe...

Đi học nghề, tôi vào trường Kỹ thuật nghiệp vụ thuộc Sở Giao thông vận tải. Trường chủ yếu dạy lái xe, có một bộ phận dạy cơ khí. Trong cơ khí có nhiều nghề khác nhau như: tiện, nguội, phay, bào, gò, hàn, rèn... Nghề nào cũng khó, nhưng nghề Nguội là khó nhất vì đây là khâu cuối cùng để hoàn thiện tạo ra sản phẩm. Trong hàng trăm thợ mới có một thợ khuôn mẫu chính xác. Để làm được khuôn phải là thợ bậc 6, bậc 7. Để lên đến bậc 7, phải có nhiều năm kinh nghiệm và thường từ 50 tuổi trở lên. Nghề này ai cũng sợ vì độ khó của nó, đòi hỏi sự tỉ mẩn tập trung cao độ. Tôi được phân công học thợ nguội.

Thời hạn lên bậc chuẩn của thợ nguội là bậc sau sẽ là niên hạn năm để xét thi nâng bậc. Phải có thành tích, và không được vi phạm kỷ luât. Thí dụ nếu lên bậc 3 phải mất 3 năm, nếu từ bậc 6 lên bậc 7 phải mất 7 năm. Một đời thợ lên đến bậc 7 về hưu là vừa!
Nhưng nếu đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua thì 2 năm được lên 1 bậc. Nếu đạt danh hiệu chiến sỹ quyết thắng thì năm trước, năm sau được đăng ký. Thi đạt yêu cầu được lên bậc ngay. Hàng trăm chiến sỹ thi đua mới có một chiến sỹ quyết thắng. Chế độ này chỉ quân đội mới có...

Ảnh của tôi


Cuộc sống là sự tiếp nối, bậc thang thấp lên cao, từ nhở tới lớn. Có bắt đầu, có kết thúc. Khác chăng là cách ta đi!

Hiểu biết quá khứ thật sâu thì đi đến tương lai mới đúng. Nếu không khi ta gặp thất bại, lúc đó mới "A" thì lại đổ lỗi cho số phận. Ngay từ nhỏ đường đời khắc nghiệt đã dạy tôi những điều đơn giản nhất, đúng nhất vì nó là chân lý.

Nhà thơ Abutalip của Đaghextan từng phát biểu: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Nếu không biết tôn trọng quá khứ thì con người sẽ không tránh khỏi những va vấp trong cuộc sống, sẽ chuốc lấy những thất bại.

Học nghề có hai giai đoạn: Lý thuyết và Thực hành.
Thời gian học lý thuyết, hàng ngày đi tàu điện lên chợ Bưởi. Đi bộ khoảng 2 cây số là đến trường. Thầy hiệu trưởng lúc nào cũng kè kè khẩu súng lục. Lên bục giảng ai hư, hay nói chuyện là thầy vứt khẩu súng lên bàn... Im! Tất cả im phăng phắc! Học sinh của trường chủ yếu là lái xe, mà lái xe ra đường là hòn đất nhưng vào nghề ngồi cabin thì là giặc.

Có truyền thống nên học sinh trường mỗi khi lên xe điện là hành khách sợ chết vía. Không đánh nhau thì lấy trộm đồng hồ, bút máy.v.v.v Tôi sợ lắm mỗi khi đứng gần bạn Hải nhà ở ngõ Huế. Biệt danh mọi người đặt cho là Hải trộm, đứng gần dễ vạ lây.

Trong lớp tôi thích một bạn tên Hợp. Mỗi lần bạn cất tiếng hát, mọi người cứ lặng đi. Giọng bạn truyền cảm, da diết làm chúng tôi chẳng ai muốn đứng dậy ra về. Bài mà ngày nay, mỗi lần tôi nghe thâý nhạc bật lên ở đâu đó: " tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu", là tôi lại nghĩ có phải là Nguyễn Trọng Hợp, người bạn thích hát và hát rất hay của chúng tôi không?

Khi học đến các môn khó nhằn như sức bền vật liệu, dung sai lắp ghép, vẽ kỹ thuật, tôi lại đam mê đến kỳ lạ. 2/3 thời lượng còn lại tôi được thực hành. Tôi được phân về xưởng cơ khí vận tải hàng hoá, trụ sở 56 Bà Triệu. Vì chữ đẹp nên tôi được chọn lên công ty chép lịch cho toàn thể mọi người rồi sau đó mới mang đi in.
Mỗi người một số phận, một lý lịch riêng. Tôi nhớ nhất là những bác cao tuổi, sống hai chế độ. Có nhiều bác có từ 2 hay 3 xe vận tải để kinh doanh từ thời Pháp. Thành phần trong lý lịch đều là tiểu chủ. Với thành phần này, con cái khi viết sơ yếu lý lịch thường khai là tiểu tư sản thành thị. Với bản khai này khi thi vào đại học sẽ rất khó. Trong số ấy tôi nhớ nhất bác Hoàng Hữu Lô, 5 vợ, 19 người con. Điều đặc biệt là họ sống trong cùng 1 nhà.

Người thầy được phân công hướng dẫn tôi là ông Mai Hồng Vân. Ông là cựu học sinh trường Bách nghệ thời Pháp( như bằng kỹ sư thực hành, ngày nay không có trường này), nên ông được hưởng lương bậc 6/7. Ông có một anh trai tên là Mai Văn Úc, cũng học Bách nghệ bậc 7/7. Ông nổi tiếng khó tính, tay nghề thợ siêu giỏi, nên ai cũng sợ ông.

Mặc dù không trực tiếp dạy tôi, nhưng khi có thời gian, cả 2 anh em ông đều truyền cho tôi mọi kinh nghiệp, kỹ năng của mình. Mỗi khi tôi đứng dũa sai động tác nào đấy, thì ông Vân sẽ nhắc nhở nhẹ nhàng. Nhưng ông Úc thì không, ông thấy tôi sai là cầm búa gõ mạnh vào mắt cá chân của tôi, đau chảy nước mắt. Đòn đau nhớ đời, vì nhờ những lần như thế nên khi đi học, tôi toàn nhận việc khó nhất để rèn luyện bản thân. Các bạn vui chơi thì tôi mày mò học tập.

Kết thúc khoá học tôi được cấp chứng chỉ thợ nguội bậc 1/7. Tôi được phân công về Xí nghiệp đại tu ô tô tháng Mười. Một xí nghiệp mới thành lập do Liên xô viện trợ, cũng ngay lúc đó sát nhập vào Quân đội để phục vụ Quốc Phòng. Họ phân công tôi về phân xưởng cơ khí đóng tại Miêu Nha, cách Hà Nội 15km.

Tuổi thơ của tôi kết thúc sớm từ năm 17 tuổi!

Những điều cuộc sống dạy nhiều hơn bất cứ một bài học nào ở trường lớp. Cũng trong thời gian này tôi bắt đầu đọc sách. Đi đâu cũng thủ một cuốn lúc rỗi là xem. Lúc đầu là cổ tích, sau thì kiếm hiệp, tự lực văn đoàn, toàn là yêu đương mơ mộng. Đọc nhiều đâm chán, tôi tìm hiểu thêm các cuốn tiểu thuyết hay để đọc. Tôi tự chìm đắm vào sách vở, chữ nghĩa. Luôn có mặc cảm thiếu thốn sự chỉ bảo của bố. Thì sách mang đến cho tôi tri thức, cho tôi những bài học quý giá.

Quãng thời gian học nghề tại trường kỹ thuật nghiệp vụ. Ngoài giờ học tại trường về nhà với bao nhiêu là gỗ hòm, bao bì mà dượng mua. Tôi xin dượng để tập đóng những đồ đơn giản. Tự tin hơn thì tôi đóng những bộ bàn ghế, giường, tủ, chạn, gác xép.v.v.v. đồ gỗ trong nhà tôi đóng còn dùng được đến đầu những năm 2000.

Ảnh bên trong căn gác nhà số 3 Trương Hán Siêu

Khoảng thời gian này, nhờ có nó mà về sau, tôi mới có nhiều sáng tạo mới trong công việc. Tôi có mấy câu thơ tuy hơi ngang, nhưng tôi mạn phép dùng thay lời kết cho quãng tuổi 17 còn vụng dại ấy:

"Chắc kiếp trước mắc quá nhiều tội lỗi.
Nên kiếp này phải lắm gian truân.
Tuổi thơ qua, bao dữ dội, nhọc nhằn.
Để mai lớn mới hòng thoát tội.
Dù không bố, không người dẫn lối.
Dù bôn ba xuôi ngược khắp đô thành.
Dù thất học, sống tận cùng dưới đáy.
Vẫn vươn lên để mong lớn thành người."
Cháu sợ nhất môn cơ lý thuyết,cơ kết cấu và sức bền vật liệu.học các ngành kỹ thuật hầu như phải trải qua những môn này
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Cháu sợ nhất môn cơ lý thuyết,cơ kết cấu và sức bền vật liệu.học các ngành kỹ thuật hầu như phải trải qua những môn này
Em type lại cho bố em mà chẳng hiêủ đoạn kỹ thuật ông nói gì bác ạ.
 

Pumzen

Xe ba gác
Biển số
OF-184401
Ngày cấp bằng
9/3/13
Số km
21,765
Động cơ
1,004,209 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Trong chương " Trường Đời " ông cụ nhà mợ chủ có đề cập đến trường Bách nghệ, thực ra đây là trường Kỹ Nghệ Hà Nội từ thời Pháp, trường nằm ở phố Quang Trung, kéo dài từ đầu Tràng Thi đến 2 Bà Trưng, mặt 2 bà Trưng kéo đến tận ngã 3 Hoả Lò. Trường này năm 1937 nhạc sĩ Phạm Duy đã theo học ở đây, trong cuốn hồi ký của mình, ô viết về nó:
Ai đưa ta đến chốn này
Bên kia toà án bên này Săng tan ( Săng tan là nhà tù Hoả Lò Maison Centrale)
Trường Kỹ nghệ Hà Nội chuyên dạy về mấy nghề cơ khí, sửa chữa ô tô, sơn, gò hàn, tiện nguội. Giáo viên dậy trường này vừa là gv Pháp vừa gv Việt, trường dạy rất bài bản, ai ra trường đều có tay nghề rất cao. Ông ngoại nhà cháu là giáo viên dạy sửa chữa ô tô của trường này.
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Trong chương " Trường Đời " ông cụ nhà mợ chủ có đề cập đến trường Bách nghệ, thực ra đây là trường Kỹ Nghệ Hà Nội từ thời Pháp, trường nằm ở phố Quang Trung, kéo dài từ đầu Tràng Thi đến 2 Bà Trưng, mặt 2 bà Trưng kéo đến tận ngã 3 Hoả Lò. Trường này năm 1937 nhạc sĩ Phạm Duy đã theo học ở đây, trong cuốn hồi ký của mình, ô viết về nó:
Ai đưa ta đến chốn này
Bên kia toà án bên này Săng tan ( Săng tan là nhà tù Hoả Lò Maison Centrale)
Trường Kỹ nghệ Hà Nội chuyên dạy về mấy nghề cơ khí, sửa chữa ô tô, sơn, gò hàn, tiện nguội. Giáo viên dậy trường này vừa là gv Pháp vừa gv Việt, trường dạy rất bài bản, ai ra trường đều có tay nghề rất cao. Ông ngoại nhà cháu là giáo viên dạy sửa chữa ô tô của trường này.
Em hoàn toàn không có khái niệm về những điều bố em nói. Toàn google hoặc check lại. Hỏi ông bây giờ ông lẫn rồi bác ạ. Bao năm Oanh tạc cuối cùng lẩn thẩn lắm luôn. Lúc ông khoẻ, đi bộ thể dục ngày nào cũng kể chuyện không dứt.
 

Havo

Xe điện
Biển số
OF-374748
Ngày cấp bằng
22/7/15
Số km
2,621
Động cơ
1,272,765 Mã lực
KÝ ỨC VỤN VẶT

Hà nội, một ngày đầu đông.
Lâu rồi mới gặp lại một sớm sương mù hồ Tây dày đặc. Trời se se lạnh... Tôi đạp xe trong làn sương mờ ảo. Nghĩ mãi về những kỷ niệm xa xưa. Hôm nay tôi lại viết tiếp về những ngày tháng còn hằn sâu trong ký ức.

Lên cấp 2 tôi chuyển về học tại trường Quảng Trung, ngày gần nhà. Trong lúc này gia đình lụi bại thảm hại. Mẹ vừa sinh em út, thêm vào đó lần trước mẹ tôi vừa bị hậu sản. Dượng lúc này đi làm công chức, lương ba cọc ba đồng. Vừa sinh con đã phải đi luộc khoai sắn để bán. Các loại tem phiếu , nhu yếu phẩm cấp cho mọi người cả năm như: vải, gạo, đường, thịt cá... Mẹ tôi đều phải bán trước để lấy tiền sống qua ngày. Và mẹ bắt đầu mang nợ! Nhà có 11 nhân khẩu, 5 đứa em còn bé, phụ giúp mẹ chủ yếu là 4 anh chị em tôi. Cứ đứa này chỉ cho đứa sau, thành thạo trong vài ngày. Lên cấp 2 tôi vẫn lùn như cấp 1.

Anh Bình và chị gái trên tôi thì phải nghỉ học hẳn. Còn tôi với anh Hùng được đi học. Tất nhiên tôi học chẳng ra làm sao, vì đi học về là đi kiếm tiền. Hầu như chẳng bao giờ tôi làm bài tập. May tôi có thầy Bích, thầy chủ nhiệm lớp 5 của tôi. Thầy biết hoà cảnh của tôi rõ nên hay giúp đỡ, và dặn các bạn trong lớp đùm bọc tôi. Thầy còn đề nghị trường cho tôi học bổng vì nhà tôi nghèo quá. Chỉ tiếc rằng sau này thầy Bích chuyển đi đâu, tôi không còn tìm được thầy nữa.

Tôi có một người bạn thân khi ấy tên là Liêm. Nhà bạn có cây rồi sai quả. Tôi chỉ thích về nhà bạn để hái ăn thoả thích. Bạn Liêm vẽ đẹp lắm, chúng tôi nảy ra ý đinh vẽ bài đăng báo lấy nhuận bút. Tất nhiên trẻ con mà làm gì có báo nào đăng. Dạo ấy trước cửa rạp công nhân có cửa hàng mậu dịch, họ bán bánh bao 4 hào một chiếc, vừa rẻ vừa ngon. Chúng tôi khi nào gom được chút tiền đều ra mua chia nhau ăn.

Năm học lớp 6, lớp tôi có cô bạn tên Loạn, bạn ở miền nam ra đây học. Cô xếp bạn ngồi cạnh tôi. Loạn viết chữ đẹp lắm, tôi thì hay nhìn bài và hay trêu bạn. Chẳng mấy chốc mà thành thân nhau. Cứ đến lớp thì tôi mới mượn bài của Loan để chép. Mẹ bán khoai sắn nên lúc nào cũng dúi vào cặp tôi đôi củ khoai, củ sắn. Tôi đều đem chia đôi cho bạn. Bạn học rất giỏi, còn tôi thì tới lớp 7 là nghỉ nên tôi cũng không còn liên hệ với bạn.

Ảnh của tôi và anh Bình


Năm lớp 6 cô Ly làm chủ nhiệm lớp tôi. Chắc khi đó thầy Bích nhắn lại cô, nên cô hiểu và thương tôi lắm. Cô dạy tiếng Trung, mà tiêng Trung là môn tôi ghét nhất. Đến tiết học là tôi trốn, cô biết nhưng cũng chỉ nhắc nhở qua loa. Tình cờ sau 30 năm gặp lại cô trước cửa rạp tháng Tám, cô nhận ra tôi ngay. Từ đó đến trước khi tôi bệnh nằm nhà như bây giờ, năm nào cũng cùng các bạn và cô họp lớp. Cô vừa mất đầu năm 2021.
Năm lên lớp 7, tôi học đuối bị lưu ban. Xấu hổ với bạn bè thầy cô lắm, nên khi đó tôi tránh tiếp xúc với mọi người.

Những mối quan hệ dù chỉ thoáng qua, hay sâu đậm cũng đã để lại dấu vết trên con đường tôi đi.

Trường đời tôi học không bỏ một lớp nào. Bán lạc thì tôi tìm cách ủ lạc cho giòn hơn. Bán kem thì ma lanh hơn chút tôi bán kem lậu. Hồi đó kem quốc doanh quản lý, không cho cá nhân làm kem. Hầu như vùng ngoại thành, nông thôn không có kem bán. Thế nên có nhiều người tìm mua lại của chúng tôi bằng giá bán lẻ. Nếu họ bắt được thì chúng tôi sẽ bị phạt. Chúng tôi thường hẹn khách trong ngõ Trung yên, ngõ Phất lộc. Người này bán xong , người khác lại vào. Bán xong phải lỉnh đi ngay.
Mải mê với kỷ niệm tôi đã đạp xe về gần đến nhà. Thoáng chốc nhận ra đã hơn 60 năm cuộc đời.

ANH TÔI

Anh Hùng, người anh hùng của gia đình, anh mất ở đâu đó, trong thời gian chiến dịch Mậu Thân, ngoài 20 tuổi. Sự chết trẻ khiến anh vẫn sống mãi trong tâm trí tôi. Anh Hùng hay viết nhật ký và làm thơ, sáng tác bài này năm lớp 8:

"Đêm hiện dần lên những chấm sao
Lòng người đang đẹp bỗng nhiên cao
Đố ai biết được lòng người nhỉ
Ai biết được ai dạ thế nào?"

Ảnh của anh Hùng


Đêm qua không ngủ được, tôi bật nhạc lên cho dễ ngủ, ai dè nghe đúng bài của Thu Hiền hát:
Cắt nửa vầng trăng tôi làm con thuyền nhỏ.
Chẻ đôi câu thơ, bẻ đôi câu thơ tôi làm mái chèo lướt sóng.
Đưa tôi về, đưa tôi về....
Ai đó đưa tôi mái chèo, tôi cũng chẳng biết chèo. Nhưng trong đêm tĩnh mịch, tôi ước được về với tuổi thơ, được nhìn thâý anh trai tôi một lần nữa.

Giữa năm 1967, cả nước tổng động viên, anh cũng như bao người khác phải vào bộ đội.( Tôi nhớ trước khi đi bộ đội, trong 1 lần đi chơi, dượng tôi thấy anh đi ngược lại bên phố Hàm Long. Nhưng anh thì mải nói chuyện với bạn không nhìn thấy dượng. Về nhà dượng mắng và tát anh vì thấy dượng mà không chào. Tôi thương anh lắm. Tất nhiên nó chỉ là 1 trong chuỗi lý do để anh ra đi lúc đó như để bớt 1 miệng ăn, hay các bạn rủ nhau vì yêu quê hương...) Tôi tốt nghiệp khóa học nghề, ra trường được phân về Xí nghiệp đại tu ô tô tháng 10. Nhận được thư của anh, biết địa chỉ nơi đóng quân, tôi lên thăm anh trước khi anh ra trận. Anh đóng quân trong rừng sâu tỉnh Hòa Bình.

Theo chỉ dẫn trong thư, tôi phải đi tàu qua ga Phủ Lý, đi bộ hơn 30 km qua Nông trường 3 Sao, qua Đầm Đa, Quân Khí, qua Chi Lê Hòa Bình, khoảng 10 km nữa mới tới chỗ anh đóng quân. Lần đầu tiên xa nhà, lại đi bộ hơn 40 km, cũng may tối mịt tôi cũng tới nơi.

Mừng mừng, tủi tủi, anh và các bạn anh tíu tít hỏi thăm việc nhà, người thân, Hà Nội… Đến tận sáng mới chợp mắt được 2 tiếng thì kẻng báo động lại vang lên, toàn trung đoàn hành quân dã ngoại đến điểm tập kết mới để làm lễ hạ sao. Trước khi vào Nam chiến đấu, bộ đội hạ sao quân hàm quân hiệu, chỉ quân phục mũ tai bèo, quần áo giải phóng quân, một khẩu súng trường và phiên hiệu đơn vị, chỉ là những con số, thư từ gửi về chỉ là số hòm thư.

Tất nhiên tôi cũng phải hành quân theo anh tới điểm mới. Trời mưa như trút nước, nhưng đoàn quân vẫn đi dưới trời mưa tầm tã. Đang hành quân dưới mưa, bỗng có tiếng đàn ghi-ta và tiếng hát vang lên: “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu…”. Tiếng hát da diết trầm lắng làm mọi người bồi hồi xúc động. Tôi không cầm được nước mắt. Hỏi anh thì biết người đánh đàn là anh Đoàn Chính, con nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, nhập ngũ cùng ngày với anh.

Anh Chính ở phố Hàng Bè, đã có người yêu. Khi hát có hai người kéo căng vải mưa để anh không ướt, người đeo hộ ba lô. Anh còn hát theo yêu cầu, tất nhiên chỉ toàn bài tiền chiến, về Hà Nội, về tình yêu.

Hành quân hơn 5 tiếng thì đến nơi đóng quân mới. Mọi người lăn ra ngủ, nghỉ và tranh thủ viết thư để nếu tôi về thì gửi hộ. Sáng hôm sau toàn trung đoàn tập hợp trên bãi đất trống giữa rừng. Mọi người đang đứng nghiêm chào cờ bỗng một bà cụ già lưng còng, tay dắt đứa cháu liêu xiêu ra trước hàng quân, tay quờ trước mặt: Ối con ơi, con ơi…

Trung đoàn trưởng chạy ra hỏi tên, địa chỉ người lính. Sau một lúc suy nghĩ, trung đoàn trưởng lệnh cho người chiến sĩ đó ra khỏi hàng quân và quyết định cho chiến sĩ đó ra quân trước khi ra trận. Sau buổi lễ hạ cờ chiến sĩ được nghỉ một ngày để hôm sau nam tiến.

Ảnh bộ đội năm Mậu thân 1968 - nguồn internet


Ngày hôm đó không ai nghỉ cả, mọi người ai cũng đều hối hả viết thư, có người viết 3-4 cái, có người còn cẩn thận hỏi tôi: "Anh gửi 5 cái thư đến 3 nơi em có ngại không?" Tôi trả lời: "Đến đâu em cũng gửi tới tận nơi, anh cứ viết đi". Thế rồi sáng hôm sau chia tay tạm biệt các anh, tôi khóc nức nở, khóc như mưa, cả các anh cũng khóc, anh tiểu đoàn trưởng, trung đoàn trưởng cũng khóc, các anh ôm lấy tôi mà khóc, cứ như tôi là người ra đi chứ không phải các anh…

Một ba lô đầy thư lại thêm một túi cũng đầy thư, tôi lại ngược đường về Phủ Lý‎. Lúc đi ga Phủ Lý hãy còn, lúc về ga Phủ Lý bị bom đánh tan hoang, chỉ còn đống gạch vụn. Tôi đành ngủ tạm đống rơm ven đường, độ 3 giờ sáng đi tàu về Hà Nội...

Những lúc anh em tôi trò chuyện, anh có dặn tôi nhiều lần: nhà mình nghèo, em ra trường cố gắng dành dụm mua cái khung xe đạp. Em sẽ làm nghề cơ khí, tranh thủ làm dần phụ tùng. Mua những đồ không làm được, để lắp cái xe đạp cho cả nhà cùng đi. Lời dặn đó cũng là lời nói cuối cùng để rồi anh đi mãi mãi. Cái xe đạp anh dặn đã theo tôi mãi cả đời.
Đồng đội của anh cũng tên là Hùng kể, đơn vị anh bị dội bom tan nát hết chẳng còn gì. Còn tôi đến bây giờ vẫn chẳng thể chấp nhận, vẫn cứ nhớ mãi đến anh tôi.

Khoảng thời gian anh đi bộ đội, tôi làm công nhân Quốc phòng tại nhà máy Z177, phân xưởng cơ khí (Đơn vị đóng tại Miêu Nha). Mới làm được gần 2 tháng, có lần về thăm nhà, tôi thâý mẹ và cô em tôi ôm nhau ngồi khóc. Hỏi mẹ tại sao lại khóc, thì mẹ nói vì tủi thân quá. Nghèo quá, muốn may cho em tôi bộ áo mới mà phải đi quay thuê mì sợi cho người ta 4,5 ngày mới đủ tiền mua vải. Không những vất vả còn bị nhiếc móc, cạnh khoé, khinh khi. Nói rồi 2 mẹ con lại ôm nhau khóc. Tôi mới buột mồm bảo mẹ :" hay là mình làm mỳ sợi hả mẹ". Mẹ nghe xong càng khóc to hơn. Mẹ nói còn nợ tiền, vay chỗ nọ vá chỗ kia tiền đâu mà mua máy?

Không nói gì với mẹ, hôm sau tôi xin nghỉ phép. Tôi đi khắp Hà nội để tìm người làm máy. Đến ngày thứ 3 tôi gặp anh Sinh, nhà trên phố Thụy Khê. Anh Sinh đang gióng máy để bán. Tôi hỏi anh có bán máy không. Anh nói phải 2 tuần nữa, vì anh chưa tìm mua được 2 bánh răng phù hợp với quả lô cán, vì 2 bánh răng phải khít với quả lô cắt. Tôi nói với anh sao không tự làm. Anh trả lời: "có thể làm được nhưng tay phải thợ tay nghề cao, mà có làm cũng mất thời gian lâu lắm".
Tôi nói: "để em làm có được không?". Anh cười tươi bảo anh còn không làm được nữa huống gì tôi. Biết có cơ hội tốt, tôi dặn anh để cho tôi làm, và tôi liền về nhà tìm cách đọc lấy dấu, cách đánh, cách làm.v.v. v. Buổi tối tôi đến nhà thầy xin thầy dạy cách làm bánh răng. Đúng 1 tuần sau, tôi làm xong 4 bánh răng vừa khít. Trong lúc tôi làm, anh Sinh có ghé qua nhà. Thấy tôi cần cù, biết thêm về gia cảnh khó khắn, anh đồng ý bán chịu máy cho tôi. Mừng như bắt được vàng, tôi liền bắt tay vào làm mỳ sợi.

Dạo đó ai làm mỳ sợi đều gia công cho nhà nước. Nhà nước bán khẩu phần lương thực kèm mỳ viện trợ. Nhà nào cũng phải ăn độn mỳ. Tôi mang máy về làm ngay trên nhà. Tôi phải đóng bàn máy, cho chân bàn độn nhiều đôi dép lốp để khi quay máy bớt tiếng ồn. Chỉ hơn 15 ngày, nhà tôi bắt đầu thuê thợ
Sau đúng 1 tháng thì trật đủ tiền máy cho anh Sinh. Sau 2 tháng trả hết nợ cho mẹ. Đến tháng thứ 3 thì mua được 2 cái xe đạp.

Ảnh thời bao cấp - nguồn internet


Những lời anh Hùng dặn tôi đã làm được. Như một cuộc cách mạng của gia đình tôi. Từ chỗ nghèo khó lại thành chủ. Những việc gì mà ta không làm được vì ta chẳng chịu bắt đầu!

Khoảng đầu năm 2012, tôi có mời nhà Ngoại cảm tìm mộ anh. Họ chỉ ra mộ anh ở nghĩa trang Bến Cát tỉnh bình dương. Với tấm lòng của mình, dù đúng hay sai, tôi đều coi các chiến sỹ là anh mình. Để cho anh và đồng đội có chỗ đi về. Chiến tranh nó đau khổ lắm đấy!
Ông sống rất tình cảm và trách nhiệm. Chúc ông sớm mạnh khoẻ.
 

carefreeracer

Xe tải
Biển số
OF-557353
Ngày cấp bằng
8/3/18
Số km
363
Động cơ
155,275 Mã lực
Em lại đánh dấu và hóng tiếp một hồi ký nữa trên ọp. Chúc Mợ sức khỏe và đều tay.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,721
Động cơ
325,955 Mã lực
Em một thời nhảy tàu điện không vé mợ ạ. Hàng ngày đi học về, em với tụi bạn hay đi đường tắt từ trên đường Hoàng Hoa Thám- trường cũng tên là Hoàng Hoa Thám- xuống dưới Thụy Khuê, gặp tàu điện là bọn em nhảy lên đi đến ga cuối cùng là cổng làng (em quên tên cổng) rồi đi vài bước là về nhà. Cuối tuần em cũng bắt tàu từ đấy xuống bờ Hồ, hoặc hôm nào đợi lâu quá không đi tiếp được là em xuống từ chợ Đồng Xuân đi về nhà bà nội đầu hàng Trống.
Em cũng thèm kem bán dạo trên tàu mà chả có tiền mua. Ngay chợ Bưởi có một cửa hàng kem rất to, thanh niên quanh đó toàn đóng thùng xốp mang đi các vùng xa bán. Mỗi anh có một cái kèn bóp tí toe để báo hiệu hàng kem đến. :)
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Em một thời nhảy tàu điện không vé mợ ạ. Hàng ngày đi học về, em với tụi bạn hay đi đường tắt từ trên đường Hoàng Hoa Thám- trường cũng tên là Hoàng Hoa Thám- xuống dưới Thụy Khuê, gặp tàu điện là bọn em nhảy lên đi đến ga cuối cùng là cổng làng (em quên tên cổng) rồi đi vài bước là về nhà. Cuối tuần em cũng bắt tàu từ đấy xuống bờ Hồ, hoặc hôm nào đợi lâu quá không đi tiếp được là em xuống từ chợ Đồng Xuân đi về nhà bà nội đầu hàng Trống.
Em cũng thèm kem bán dạo trên tàu mà chả có tiền mua. Ngay chợ Bưởi có một cửa hàng kem rất to, thanh niên quanh đó toàn đóng thùng xốp mang đi các vùng xa bán. Mỗi anh có một cái kèn bóp tí toe để báo hiệu hàng kem đến. :)
kèn bóp thì 8x bọn em cũng nhớ, nghe nhớ thật đấy aj
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
TRƯỞNG THÀNH

Sau khi căn bản đã xoá nghèo cho mẹ và các em, cuộc sống của gia đình tôi dần ổn định. Chủ nhật nào tôi cũng về để sửa chữa máy mỳ cho mẹ. Thời gian còn lại tôi ở đơn vị. Ban ngày đi làm, tối đạp xe lên thị xã Hà Đông học bổ túc văn hoá.

Phân xưởng tôi là phân xưởng mới được Liên xô tài trợ nhiều máy móc hiện đại. Tôi cứ lọ mọ tìm hiểu cách vận hành. Có những ngày nghỉ, ngày lễ tôi không về nhà, tôi xin đăng ký ở lại trực. Lúc đó phân xưởng không có ai, tôi bật máy này thử máy kia. Khi nào chạy máy quen, tôi bắt tay vào làm thử. Tôi cứ làm như thế cho đến khi tôi biết hết các nghề. Tôi còn mua sách kỹ thuật về tự học. Nhiều khi tôi mượn được sách khoa học hay, những giáo trình đại học về cơ khí, chế tạo máy, là cưa ngấu nghiến để đọc. Nếu có gì không hiểu, tôi sẽ hỏi người đi trước.

Nghề chính của tôi là nguội khuôn mẫu. Tôi rất sáng dạ nên học gì cũng nhanh. Năm đầu khi là thợ bậc 1/7 tôi đã có 5 cải tiến được khen thưởng như: cải tiến tán ri vê côn, cải tiến quấn vỏ dây ga, dây công tơ mét, gò ke- ốp thùng xe, sáng kiến phay bu- lông tắc- kê, đò gá bào rãnh chốt chẻ các loại ê-cu. Nhờ có nhiều thành tích nên cuối năm tôi được đề bạt làm tổ trưởng quản lý cả thợ bậc 5/7. Tôi làm hộ bài thi cho thợ bậc 4 lên 5. Năm sau tôi thi lên 2/7. Từ năm thứ 2 trở đi, trung bình mỗi năm tôi có từ 8-10 sáng kiến, cải tiến được khen thưởng. Tôi được bầu là chiến sỹ thi đua. Đến năm thứ 3 tôi thì lên bậc 3/7. Các sáng kiến ngày một khó và phức tạp hơn. Tôi bắt đầu tự thiết kế những đồ gá, máy móc mới hỗ trợ sản xuất. Cùng với anh Trọng, một thợ tiện bậc cao, chúng tôi cùng làm máy quấn lò xo đệm, máy rút ống đồng, máy viền mép thùng. Tôi còn tự làm máy ta- rô ê- cụ quang nhíp và các loại ê-cu khác (máy này dùng được 20 năm).

Tôi cải tiến máy khoan đứng để rèn lại bu- lông quang nhíp. 2 việc này thường được giao cho phụ nữ làm nên năng suất rất thấp, ngày chỉ được 10 sản phẩm. Nay mỗi ngày được hàng chục đến cả trăm sản phẩm. Tôi liên tục được khen thưởng chiến sỹ quyết thắng toàn quân. Nên năm nào tôi cũng được thi nâng bậc, không cần tính niên hạn. Đến năm thứ tư tôi được thì lên bậc 4/7.

Cũng trong thời gian này, tôi đã học hết lớp 10 bổ túc văn hoá ở trường Nguyễn Huệ. Tôi cũng thi được vào trường Đại học Bách khoa, nhưng đơn vị lấy lý do tôi không phải đảng viên nên tôi không được đi học.

Năm 1970 tôi học lớp cảm tình Đảng, đến khi điều tra lý lịch về, chính trị viên lắc đầu bảo tôi: "Ôi chao! Lý lịch thế này làm sao vào Đảng được."

Ông nội tôi là đại điền chủ, giữ chức quan Cửu phẩm triều Nguyễn. Anh cả tôi cùng các bác nói về huân chương Đại Nam Long Tinh, hay Nam Việt Long bội tinh, là một cơ chế phong thưởng cho triều thần nhà Nguyễn và người Pháp tại Việt Nam dưới thời Pháp thuộc. Cơ chế phong thưởng này dựa trên thể thức phong thưởng Bắc đẩu bội tinh của Pháp với điển lệ hoàng triều nhà Nguyễn do chính phủ bảo hộ đề ra dưới triều vua Đồng Khánh. Với lý lịch như vậy thì vào Đảng thật xa vời với tôi.

Ảnh của Ông nội tôi


Nhưng tính tôi ngoan cố, năm sau tôi thi và tiếp tục đỗ tiếp vào Bách khoa, nhưng đơn vị còn ngoan cố hơn tôi, đơn vị vẫn không cho tôi đi học. Trời không chịu đất thì tôi chịu đất vậy! Tôi lại tập trung vào công việc, không nghĩ đến học đại học nữa.

Do nhiều lần lên đọc báo cáo thành tích quá. Tôi có nhiều người quý mến, nhưng không ít kẻ đố kỵ. Khi tôi thi bậc 4/7, đơn vị sửa đề của tổng cục đưa ra để làm khó tôi (lúc đó tôi không biết). Chỉ đến khi tổng cục chấm lại bài thi họ mới phát hiện ra. Đơn vị điều tra ra anh trợ lý huấn luyện, vì thâý tôi lên nhanh quá, nên tự ý sửa đề. Nhưng tôi vẫn thi lên bậc thành công, còn anh đó bị kỷ luật, thuyên chuyển về Nghệ An.

Có lẽ con người tôi xấu xí bên ngoài, nhìn đã thâý cơ cực, đôi khi tôi nói có hơi nhiều và hay lý luận, nên tôi không có nhiều bạn chăng? Xù xì, thô ráp, chứ tôi cũng được lắm mà!

Hàng năm tôi đều viết báo cáo đại hội đảng bộ đơn vị. Thủ trưởng đặt cách cho tôi thêm ngày nghỉ hàng tháng và phải bí mật không cho ai biết.
Về nhà tôi làm cho mẹ máy mỳ không cần quay tay nữa mà chạy bằng mô tơ. Tôi còn chế thêm 2 dàn máy và máy nhào. Lúc này mẹ tôi đã là tổ trưởng tổ mỳ có hơn 20 người, làm hai ca liên tục mới đủ yêu cầu phục vụ. Tôi sản xuất thêm máy để bán. Tiền lương tôi đưa mẹ hết. Mẹ bảo không cần, nhưng tôi vẫn dúi vào tay mẹ :" khi nào cần thì còn xin sau".

Khoản tiền bán được máy tôi đóng tiền học, tiền tiêu vặt, tiền mua sách, quần áo. Tôi có 2 tối học đàn, 2 tối học văn hoá, 2 tối học tiếng pháp, 1 tối ra thư viện. Thời gian rảnh thì tôi đọc truyện, có những khi thức trắng để đọc cho hết vì hay quá.
Sáng sớm tôi có thói quen chạy bộ và "ị" đồng. Thứ nhất quận công, thứ nhì ị đồng!

Nhiều khi làm khuôn mẫu căng thẳng quá , thì tôi lại có cảm xúc làm thơ. Tưởng mình làm thơ hay lắm, tôi nộp 5 bài dự thi tuần báo Văn Nghệ. Chờ mãi không thấy hồi âm, tôi liền lấy thơ của mình ra đọc lại, thì thôi, tôi còn chẳng ngửi được huống chi anh Văn nghệ! Tôi đoạn tuyệt thơ ca, thì tôi chuyển sang gảy đàn. Tôi có 10 hoa tay thật đâý, nhưng tiếng đàn của tôi nó lộn xộn, gãy khúc, mà nốt nhạc tôi không nhớ nổi. Tôi lại chia tay với đàn! Về với máy móc của tôi thôi...

Cuối năm 1969, phân xưởng tôi chuyển về Ba la bông đỏ (cách thị xã Hà đông 5km). Cả nhà máy gần 1000 công nhân tập trung về một chỗ. Chủ yếu đại tu xe bị bom đạn hỏng từ chiến trường gửi về. Chiến trường yêu cầu gì thì nhà máy phải làm cái đó. Công việc vất vả hơn, có ngày phải là thêm 8 tiếng nữa, đôi lúc giờ làm thêm còn nhiều hơn tiền lương.

Quản đốc phân xưởng tôi lúc đó là bác Vê. Bác là thợ già 2 chế độ, bác rất giỏi nhưng bác mà ghét ai thì người đó khó lòng tiến được. Còn có ảnh Thọ đầu bé, tinh nghịch. Có lần anh Thọ ngồi trên dàn giáo cao bảo: " bác Vê ơi đưa hộ cháu hộp đinh". Bác Vê tưởng thật, nghển cổ đưa cho anh hộp đinh. Ai dè ảnh đánh một phát rắm thật to... Và thế là anh không được thi nâng bậc! ( Cho đến tận khi về hưu, anh chỉ được thợ bậc 3 vì âm thanh oan nghiệt ấy)

Anh Thọ còn có biệt tài kể chuyện Chí Phèo như đọc thuộc lòng. Dấu chấm phẩy Anh nhớ tuốt. Anh là người kỹ tính nhưng giỏi nghề và yêu quý tôi. 2 anh em từng sửa chữa, chế tác nhiều thứ. Có lần một máy công cụ bị hỏng bánh răng mô- đuyn 2, có 97 răng. Máy phay hệ liên xô chế tạo trên ụ chia không phay được 97 răng. Anh bảo tôi khoan thêm 1 lỗ trên ụ chia. Bên phòng kỹ thuật không đồng ý, nhưng máy do tôi quản lý nên tôi cứ khoan trộm 1 lỗ. Rất may là phay được bánh răng kia luôn.

Ảnh của Văn Bảo/TTXVN chụp Phạm Văn Đồng thăm Olof Palme vào tháng 4/1974 - chuyến công du chính thức đầu tiên của người đứng đầu VN đến một nước phương Tây.


“Thầy”

Trong thời gian về Ba La - Bông Đỏ, 2 tối/tuần tôi đi ô tô tháng về Hà Nội học tiếng Pháp. Thầy giáo dạy tôi tên là Bích (1). Thầy là đại tá vừa nghỉ hưu. Trước thầy là cử nhân văn chương thời Pháp, sau đi kháng chiến lên đến hàm đại tá. Thầy đã làm Chánh Đại sứ Việt Nam tại Pháp 15 năm, có thời gian còn kiêm Đại sứ khu vực Bắc Âu. Thầy đẻ cả 3 con ở Pháp. Khi về hưu thầy đi dạy thêm. Học sinh của thầy có Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị và Đại tướng Hoàng Văn Thái.

Thấy tôi mỗi lần về học phải đi 14-15 km, thầy nói hôm nào mưa gió phải nghỉ học, Chủ nhật thầy sẽ đến tận nhà dạy bù. Hôm nào đến lớp thầy cũng gọi tôi lên kiểm tra nhiều nhất. Mùng 1 Tết thầy đến nhà tôi từ sáng sớm. Vừa ngạc nhiên vừa cảm phục, tôi hỏi: “Tại sao thầy làm thế? Em định ngày mai mới đến chúc thầy cô”. Thầy bảo: “Tôi coi Cường vừa là học trò vừa là bạn, có gì đâu mà ngại”.

Ở lớp, thầy có cách kiểm tra bài rất lạ. Đến bây giờ tôi cũng không thấy ai làm được như thế. Cùng một lúc, thầy gọi 2 học sinh lên kiểm tra viết; 2 học sinh lên trước bục thoại với nhau, người hỏi người đáp và ngược lại; 2 học sinh thuộc lòng những động từ đã chia và các thì; 2 học sinh lắng nghe và sửa lại. Sau 15 phút, thầy kiểm tra hết cả lớp! Hết học kỳ 1, học sinh ở các lớp khác bỏ học nhiều nên trường dồn 2 lớp thành 1. Quá chênh lệch về trình độ, các lớp khác không theo kịp lớp tôi nên phải chuyển đi.

Là trí thức nhiều năm công tác ở nước ngoài, khi về nước thầy bỡ ngỡ và ngơ ngác. Cái gì thầy cũng hỏi tôi: từ cái đơn trong chuyện nhà ở với phường, đến chuyện học hành thi cử của con cái. Việc ốm đau bệnh tật của cô, điều gì biết tôi đều tư vấn. Thầy là cán bộ cao cấp nên có bìa A Tôn Đản, bìa C Vân Hồ. Khi mua được những nhu yếu phẩm quý, thầy thường lóc cóc đạp xe kêu tôi đến nhà.

Trước khi nghỉ hưu, thầy làm chuyên viên cao cấp cho Tổng cục 2 Bộ Quốc phòng, nằm hầm 6 tháng ở Củ Chi để khai thác tù binh Mỹ. Tại đây thầy bị sốt rét, da bủng beo. Cuối cùng, người ta cáng thầy sang Căm-pu-chia rồi đưa đi chữa bệnh bằng máy bay quân sự. Năm sau thầy mới chính thức về hưu.

Thầy thường kể cho tôi nghe về sự phân minh của luật pháp nước ngoài. Như có 1 ông bố là đại tá quân đội dắt con 7 tuổi qua đường. Chẳng may thằng bé đuổi bắt con bướm chạy vọt đi. Bố không kịp giữ con, các xe tránh nhau, hơn 10 xe tông vào nhau gây ra một chuỗi tai nạn. Ra toà, người bố phải chịu trách nhiệm vì đã không dạy dỗ con. Toà xử ông bố 2 năm tù cho hưởng án treo, và nộp phạt bảo lãnh bằng tiền. Hay một nhà nọ có cây táo, một số cành chĩa sang nhà hàng xóm. Trẻ con hàng xóm trèo lên hái quả, chủ cây táo đi kiện. Toà xử cành nào chĩa sang hàng xóm thì quả chia đôi, vì bầu trời thẳng bức tường lên là của hàng xóm. Luật pháp phải công minh chính xác thì mọi người mới được bình đẳng, tự do.

Có lần Thủ tướng Việt Nam sang thăm Thụy Điển, là Đại sứ khu vực Bắc Âu nên thầy đi tháp tùng kiêm phiên dịch. Khi đón đoàn mình, Phu nhân Thủ tướng Palme lái xe đầu chở Thủ tướng Phạm Văn Đồng, xe sau Palme chở tuỳ viên chính phủ VN về thẳng nhà riêng. Trong khi vợ ngồi tiếp khách thì Palme đi chợ về rồi xuống bếp nấu nướng. Không có người giúp việc nào phụ ông bà. Khi ăn cơm, thủ tướng mình hỏi, vợ chồng Palme trả lời đây là một nghi lễ tỏ sự trân trọng những người bạn vô cùng đáng quý. Những nguyên thủ quốc gia khác không bao giờ được tiếp đón như vậy. Hôm sau họ mới làm thủ tục và nghi lễ đón tiếp nguyên thủ quốc gia.

Tuy tôi học thầy không lâu, thầy đã mở rộng sự hiểu biết của tôi ra thế giới bên ngoài. Thầy cho tôi những bài học về sự khiêm tốn, giản dị, kiến thức sâu sắc, phong phú mà rất chân phương. Mối quan hệ thầy trò còn duy trì mãi kể cả khi tôi không còn học nữa. Thầy bị ung thư qua đời ở tuổi 75 tại Bệnh viện 108. Đám tang thầy có phó thủ tướng và nhiều tướng tá từng là học sinh đến viếng.

Mỗi người sinh ra là đón chờ cái chết. Cống hiến cả cuộc đời, sống hết mình nhưng chết có mang theo được không? Có tồn tại thế giới bên kia không? Không ai biết, nên tôi cứ nghĩ cái chết chính là khởi đầu mới!



----------------------------- chú thích --------------------------------------

(1)Bố viết về thầy Bích - một thầy giáo dạy ngoại ngữ tài giỏi có nhân cách lớn. Mình chưa tìm được thông tin chính xác thầy Bích làm Đại sứ VN tại Pháp và các nước Bắc Âu vào những năm nào trong giai đoạn 54-75?

Đoạn này nhắc đến chuyến thăm Thụy Điển của Thủ
 
Chỉnh sửa cuối:

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,309
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Em hoàn toàn không có khái niệm về những điều bố em nói. Toàn google hoặc check lại. Hỏi ông bây giờ ông lẫn rồi bác ạ. Bao năm Oanh tạc cuối cùng lẩn thẩn lắm luôn. Lúc ông khoẻ, đi bộ thể dục ngày nào cũng kể chuyện không dứt.
Cám ơn bác, em kể là ông thích lắm.
Em lại vào đọc và cuốc lại để thông báo là em đã đọc. Cảm ơn mợ nhé :)
 

Hien do

Xe tăng
Biển số
OF-736269
Ngày cấp bằng
17/7/20
Số km
1,667
Động cơ
-5,684 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Em lại vào đọc và cuốc lại để thông báo là em đã đọc. Cảm ơn mợ nhé :)
Có người đọc là bố em thích lắm đấy, cụ lúc khoẻ chém cũng ác liệt ạ :))
Em type đã, chắc còn edit thêm với update dữ liệu lại. Phải hỏi mẹ em, cứ đoạn nào viết về vợ con em phải kiểm tra lại hahaha
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,309
Động cơ
1,653,488 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Em một thời nhảy tàu điện không vé mợ ạ. Hàng ngày đi học về, em với tụi bạn hay đi đường tắt từ trên đường Hoàng Hoa Thám- trường cũng tên là Hoàng Hoa Thám- xuống dưới Thụy Khuê, gặp tàu điện là bọn em nhảy lên đi đến ga cuối cùng là cổng làng (em quên tên cổng) rồi đi vài bước là về nhà. Cuối tuần em cũng bắt tàu từ đấy xuống bờ Hồ, hoặc hôm nào đợi lâu quá không đi tiếp được là em xuống từ chợ Đồng Xuân đi về nhà bà nội đầu hàng Trống.
Em cũng thèm kem bán dạo trên tàu mà chả có tiền mua. Ngay chợ Bưởi có một cửa hàng kem rất to, thanh niên quanh đó toàn đóng thùng xốp mang đi các vùng xa bán. Mỗi anh có một cái kèn bóp tí toe để báo hiệu hàng kem đến. :)
kèn bóp thì 8x bọn em cũng nhớ, nghe nhớ thật đấy aj
:) em vod 2 mợ cơ mờ cụ hệ thống nói: " bác chú ý đến các mợ nhiều thế ... " hix
 

hairyscary

Xe điện
Biển số
OF-643753
Ngày cấp bằng
28/4/19
Số km
2,288
Động cơ
173,003 Mã lực
Trường Bách Nghệ hay Kỹ Nghệ HN số 2 Quang Trung. Papa em cũng học ở đây, nhưng chắc trước thời bố của mợ chủ. Các cụ học trường này thời đấy ra một thời gian thì gò hàn tiện nguội món nào cũng chơi được.
Từ bé trong câu chuyện của các cụ rất hay có cái cụm từ 'số 2 Quang Trung', làm như đấy là cái mốc chính của các cụ trong tp HN vậy.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top