Mời cụ nghiên cứu:
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=9989
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Điều 4. Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực này.
2. Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp để Bộ Thương mại trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.
3. Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để Bộ trưởng Bộ Thương mại giải quyết theo thẩm quyền quy định tại các Điều 25, 26 và 27 Luật Tổ chức chính phủ về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.
4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt hành chính theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong hoạt động thương mại.
5. Thường trực giúp Bộ chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
6. Giúp Bộ theo dõi, quản lý tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, ấn chỉ của lực lượng quản lý thị trường; hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan, công chức quản lý thị trường ở địa phương; đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại cấp thẻ kiểm soát cho công chức làm nhiệm vụ kiểm soát thị trường các cấp.
7. Quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ đối với công chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ; quản lý tài sản được giao theo quy định của Nhà nước.
Điều 5. Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Chi cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở thương mại và Uỷ ban nhân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
3. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
4. Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
Điều 6. Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được quyền:
1. Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
2. Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật vi phạm.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
4. Sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra.
Điều 7.
1. Công chức kiểm soát thị trường có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, phòng chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Trong khi làm nhiệm vụ, nếu bị thương hoặc hy sinh được hưởng chế độ như đối với thương binh, liệt sĩ.
2. Công chức kiểm soát thị trưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai phạm pháp luật gây cản trở cho lưu thông hàng hoá và kinh doanh hợp pháp, làm thiệt hại về tài sản của người kinh doanh, bao che vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện thu giữ hoặc có hành vi tiêu cực khác thì bị xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn bn php lut/view_detail.aspx?itemid=9989
II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Điều 4. Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp luật và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực này.
2. Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường,xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức làm công tác quản lý thị trường các cấp để Bộ Thương mại trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.
3. Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để Bộ trưởng Bộ Thương mại giải quyết theo thẩm quyền quy định tại các Điều 25, 26 và 27 Luật Tổ chức chính phủ về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.
4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử phạt hành chính theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong hoạt động thương mại.
5. Thường trực giúp Bộ chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
6. Giúp Bộ theo dõi, quản lý tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ trang phục, ấn chỉ của lực lượng quản lý thị trường; hướng dẫn bồi dưỡng nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan, công chức quản lý thị trường ở địa phương; đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại cấp thẻ kiểm soát cho công chức làm nhiệm vụ kiểm soát thị trường các cấp.
7. Quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ đối với công chức thuộc Cục theo phân cấp của Bộ; quản lý tài sản được giao theo quy định của Nhà nước.
Điều 5. Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Chi cục Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở thương mại và Uỷ ban nhân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
3. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở địa phương.
4. Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
Điều 6. Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công tác về quản lý thị trường, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Khi thấy có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được quyền:
1. Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.
2. Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật vi phạm.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
4. Sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm nhiệm vụ kiểm tra.
Điều 7.
1. Công chức kiểm soát thị trường có thành tích trong việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát, phòng chống có hiệu quả các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Trong khi làm nhiệm vụ, nếu bị thương hoặc hy sinh được hưởng chế độ như đối với thương binh, liệt sĩ.
2. Công chức kiểm soát thị trưởng lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm sai phạm pháp luật gây cản trở cho lưu thông hàng hoá và kinh doanh hợp pháp, làm thiệt hại về tài sản của người kinh doanh, bao che vi phạm, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền bạc, tang vật, phương tiện thu giữ hoặc có hành vi tiêu cực khác thì bị xử lý kỷ luật, bồi thường thiệt hại hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.