[Funland] [Hỏi đáp] Từ đồng nghĩa với từ "Màu" ???

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,380
Động cơ
519,647 Mã lực
Các cụ cho em hỏi từ đồng nghĩa với từ "Màu" trong "màu xanh", "màu đỏ", "màu vàng", ... là từ gì ạ? Từ "sắc" em nghĩ không phải các cụ ạ.
ABE1A66F-83F3-4053-83C2-D5AFE49D680F.jpeg
Màu trong 'màu sắc/sắc màu' vốn dĩ là tiếng Hán Việt, theo thời gian thì được người Việt rút ngắn đi, chẳng hạn sắc màu xanh/màu sắc đỏ chỉ gọi là màu xanh/màu đỏ hoặc đơn giản hơn nữa là Quỷ Đỏ/Chè Xanh. Màu còn có nghĩa khác là vẻ bề ngoài (rừng phong kia đã nhuộm màu quan san; tay trưởng phòng đó chỉ làm màu thôi...), sự linh diệu (tình yêu đó như phép nhiệm màu/nhiệm mầu). Mầu thì chả liên quan gì đến 'Màu' nhưng do thói quen, thời gian, tần suất sử dụng trong sinh ngữ nên lại được chấp nhận rộng rãi. Túm cái váy lại là từ đồng nghĩa với từ 'Màu' chính là...Màu Sắc/Sắc Màu.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,834
Động cơ
576,256 Mã lực
Màu trong 'màu sắc/sắc màu' vốn dĩ là tiếng Hán Việt, theo thời gian thì được người Việt rút ngắn đi, chẳng hạn sắc màu xanh/màu sắc đỏ chỉ gọi là màu xanh/màu đỏ hoặc đơn giản hơn nữa là Quỷ Đỏ/Chè Xanh. Màu còn có nghĩa khác là vẻ bề ngoài (rừng phong kia đã nhuộm màu quan san; tay trưởng phòng đó chỉ làm màu thôi...), sự linh diệu (tình yêu đó như phép nhiệm màu/nhiệm mầu). Mầu thì chả liên quan gì đến 'Màu' nhưng do thói quen, thời gian, tần suất sử dụng trong sinh ngữ nên lại được chấp nhận rộng rãi. Túm cái váy lại là từ đồng nghĩa với từ 'Màu' chính là...Màu Sắc/Sắc Màu.
Không có tiếng Hán-Việt cụ ơi. Chỉ có từ Hán - Việt.
 

Ni No Kuni 2

Xe container
Biển số
OF-552113
Ngày cấp bằng
26/1/18
Số km
5,541
Động cơ
211,193 Mã lực
Như 1 số cụ đã nói Màu là từ thuần Việt. Nếu phải tìm 1 từ đồng nghĩa em nghĩ nó sẽ là Nhan, Nhan trong từ Nhan sắc, từ này trong tiếng Hán hiện đại nó có nghĩa là Màu. Tuy nhiên do du nhập vào Việt nam đã cả nghìn năm, từ này nếu trong tiếng Việt nó vẫn mang nghĩa cổ là chỉ sắc đẹp.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,380
Động cơ
519,647 Mã lực
Không có tiếng Hán-Việt cụ ơi. Chỉ có từ Hán - Việt.
Tới lượt bác về chỗ rồi. :D
----------------------------------------------------------------
Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt

TTO - LTS: Khảo sát tần suất sử dụng tiếng Hán Việt cũng như những bất cập trong việc dùng từ Hán Việt trên truyền thông hiện nay, TS Lê Thị Bích Hồng (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội) gửi đến Tuổi Trẻ bài viết này.
Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.


Khi từ gốc Hán được Việt hóa


Nhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới.


Ví dụ, “phương phi” nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”.


Tương tự, “khôi ngô” nghĩa “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”; “bồi hồi” nghĩa “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”; “đinh ninh” nghĩa “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”; “lang bạt kỳ hồ” nghĩa “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn” (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm)...


Từ “khuyến mãi” nay dùng thành “khuyến mại”. Cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” - từ này đang dần được chấp nhận. Từ “yêu cầu” là một động từ. Nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: “mục đích yêu cầu”...


Từ “đáo để” trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”... (Theo Hữu Đạt, Sai, đúng trong cách dùng từ Hán Việt và vấn đề "giải pháp").


Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt.


Chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai; lâu dần, cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa tinh xác và do đó được công nhận là nghĩa đúng (Theo Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng).


Những lỗi thường gặp


Nhiều trường hợp người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.


Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.


Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...


Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).


Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.


Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.


Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...


Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...


Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...


Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.


Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.

Vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.


Nhiều người dùng chưa nắm được nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.

Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...

LÊ THỊ BÍCH HỒNG

Nguồn
 

SunShine.Anh

Xe tải
Biển số
OF-494439
Ngày cấp bằng
3/3/17
Số km
255
Động cơ
191,621 Mã lực
Tuổi
32
Quy đổi sang bước sóng nghe cho nó hàn lâm ;))
1638102304747.png
 

dhela

Tháo bánh
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,791
Động cơ
1,097,418 Mã lực
Toàn mấy thánh dốt chữ vào trả lời.

Mấy đáp án như: sắc, tông, gam... không phải từ đồng nghĩa.
Danh từ thường rất ít từ có từ đồng nghĩa.
Chỉ có động từ với tính từ thì mới nhiều.
=> ít và hiếm, thậm chí là ko có => đừng tìm, mất công :D

Đấy là đúc kết của em sau mấy chục năm học tiếng mẹ đẻ :D
Vì là đúc kết cá nhân nên mong các cụ nhẹ tay khi ném đá nếu sai :D
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,834
Động cơ
576,256 Mã lực
Tới lượt bác về chỗ rồi. :D
----------------------------------------------------------------
Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt

TTO - LTS: Khảo sát tần suất sử dụng tiếng Hán Việt cũng như những bất cập trong việc dùng từ Hán Việt trên truyền thông hiện nay, TS Lê Thị Bích Hồng (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội) gửi đến Tuổi Trẻ bài viết này.
Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.


Khi từ gốc Hán được Việt hóa


Nhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới.


Ví dụ, “phương phi” nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”.


Tương tự, “khôi ngô” nghĩa “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”; “bồi hồi” nghĩa “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”; “đinh ninh” nghĩa “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”; “lang bạt kỳ hồ” nghĩa “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn” (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm)...


Từ “khuyến mãi” nay dùng thành “khuyến mại”. Cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” - từ này đang dần được chấp nhận. Từ “yêu cầu” là một động từ. Nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: “mục đích yêu cầu”...


Từ “đáo để” trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”... (Theo Hữu Đạt, Sai, đúng trong cách dùng từ Hán Việt và vấn đề "giải pháp").


Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt.


Chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai; lâu dần, cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa tinh xác và do đó được công nhận là nghĩa đúng (Theo Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng).


Những lỗi thường gặp


Nhiều trường hợp người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.


Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.


Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...


Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).


Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.


Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.


Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...


Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...


Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...


Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.


Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.

Vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.


Nhiều người dùng chưa nắm được nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.

Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...



LÊ THỊ BÍCH HỒNG

Nguồn
Mấy thím TS này chắc mua bằng hoặc chẳng biết gì về ngôn ngữ cả. Về học thuật không hề có khái niệm "tiếng Hán". Mà chỉ có "từ Hán - Việt".
Cụ đừng google rồi wiki mà thấy mấy ông viết bài copy của nhau hoặc thấy người này nói là "tiếng Hán" và nhưng người khác đọc xong cũng phệt y nguyên.
Hán là 1 triều đại, Hán không phải là 1 chủng tộc, sắc tộc.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,380
Động cơ
519,647 Mã lực
Không có tiếng Hán-Việt cụ ơi. Chỉ có từ Hán - Việt.
Mấy thím TS này chắc mua bằng hoặc chẳng biết gì về ngôn ngữ cả. Về học thuật không hề có khái niệm "tiếng Hán". Mà chỉ có "từ Hán - Việt".
Cụ đừng google rồi wiki mà thấy mấy ông viết bài copy của nhau hoặc thấy người này nói là "tiếng Hán" và nhưng người khác đọc xong cũng phệt y nguyên.
Hán là 1 triều đại, Hán không phải là 1 chủng tộc, sắc tộc.
Hình như bác đang trích dẫn sai chứ ko phải em ợ. Thêm 1-2 bài nữa về tiếng HV.

Tìm hiểu tiếng Hán-Việt cổ
...
Vì cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó vừa là một bậc cao niên (70 tuổi), vừa là một bậc túc nho yêu nước (đỗ Giải nguyên năm 1900, đỗ Hoàng giáp năm 1904, không ra làm quan, ở nhà chuyên đọc tân thư, giao du với cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, v.v; là một trong những người đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung Bộ), nên Bác Hồ rất kính trọng và lấy một câu trong sách cổ của Trung Quốc, mà chỉ đổi một chữ (dĩ Nhất biến, thành dĩ Bất biến, cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta ở thời điểm đó, cũng là lời gửi gắm niềm tin vào cụ Quyền Chủ tịch nước.
....
Nguồn
Hay lấy luôn nhà nghiên cứu TQ để bác đỡ thắc mắc về chuyện bằng cấp. ;))
PHÂN LOẠI TỪ VÀ ÂM HÁN VIỆT
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia từ và âm Hán Việt thành ba loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt là từ/âm Hán Việt cổ, từ/âm Hán Việt và từ/âm Hán Việt Việt hoá. Cách phân loại này bắt nguồn từ cách phân loại từ Hán Việt của nhà ngôn ngữ học người Trung Quốc Vương Lực (王力).[1][2] Cách phân loại từ Hán Việt của Vương Lực được giới nghiên cứu ngôn ngữ biết đến lần đầu vào năm 1948 qua một bài viết dài 128 trang của Vương Lực có tiêu đề là "Hán Việt ngữ nghiên cứu" 漢越語研究 đăng trên "Lĩnh Nam học báo" (嶺南學報, tập san học thuật của Khoa Trung văn Đại học Lĩnh Nam, Hương Cảng) tập 9, kỳ 1. Trong bài viết này Vương Lực chia từ ngữ tiếng Việt thành hai loại dựa theo nguồn gốc của chúng là tiếng Việt (nguyên văn: 越語 Việt ngữ) và tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ). Dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt Vương Lực chia tiếng Hán Việt thành ba loại là tiếng Hán Việt cổ (古漢越語 cổ Hán Việt ngữ), tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ) và Hán ngữ Việt hoá (漢語越化). Cách phân loại của Vương Lực được hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam tán thành và tiếp nhận, chỉ điều chỉnh lại tên gọi các loại. Tiếng Việt, một trong ba loại tiếng Việt, được đổi thành từ thuần Việt, tiếng Hán Việt cổ, tiếng Hán Việt (một trong ba loại tiếng Hán Việt) và Hán ngữ Việt hoá được đổi thành từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hoá.[1][2][3][4]
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
6,834
Động cơ
576,256 Mã lực
Hình như bác đang trích dẫn sai chứ ko phải em ợ. Thêm 1-2 bài nữa về tiếng HV.

Tìm hiểu tiếng Hán-Việt cổ
...
Vì cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc đó vừa là một bậc cao niên (70 tuổi), vừa là một bậc túc nho yêu nước (đỗ Giải nguyên năm 1900, đỗ Hoàng giáp năm 1904, không ra làm quan, ở nhà chuyên đọc tân thư, giao du với cụ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp, v.v; là một trong những người đứng đầu phong trào Duy Tân ở Trung Bộ), nên Bác Hồ rất kính trọng và lấy một câu trong sách cổ của Trung Quốc, mà chỉ đổi một chữ (dĩ Nhất biến, thành dĩ Bất biến, cho phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta ở thời điểm đó, cũng là lời gửi gắm niềm tin vào cụ Quyền Chủ tịch nước.
....
Nguồn
Hay lấy luôn nhà nghiên cứu TQ để bác đỡ thắc mắc về chuyện bằng cấp. ;))
PHÂN LOẠI TỪ VÀ ÂM HÁN VIỆT
Các nhà ngôn ngữ học Việt Nam thường chia từ và âm Hán Việt thành ba loại dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt là từ/âm Hán Việt cổ, từ/âm Hán Việt và từ/âm Hán Việt Việt hoá. Cách phân loại này bắt nguồn từ cách phân loại từ Hán Việt của nhà ngôn ngữ học người Trung Quốc Vương Lực (王力).[1][2] Cách phân loại từ Hán Việt của Vương Lực được giới nghiên cứu ngôn ngữ biết đến lần đầu vào năm 1948 qua một bài viết dài 128 trang của Vương Lực có tiêu đề là "Hán Việt ngữ nghiên cứu" 漢越語研究 đăng trên "Lĩnh Nam học báo" (嶺南學報, tập san học thuật của Khoa Trung văn Đại học Lĩnh Nam, Hương Cảng) tập 9, kỳ 1. Trong bài viết này Vương Lực chia từ ngữ tiếng Việt thành hai loại dựa theo nguồn gốc của chúng là tiếng Việt (nguyên văn: 越語 Việt ngữ) và tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ). Dựa theo thời điểm hình thành trong tiếng Việt Vương Lực chia tiếng Hán Việt thành ba loại là tiếng Hán Việt cổ (古漢越語 cổ Hán Việt ngữ), tiếng Hán Việt (漢越語 Hán Việt ngữ) và Hán ngữ Việt hoá (漢語越化). Cách phân loại của Vương Lực được hầu hết các nhà ngôn ngữ học Việt Nam tán thành và tiếp nhận, chỉ điều chỉnh lại tên gọi các loại. Tiếng Việt, một trong ba loại tiếng Việt, được đổi thành từ thuần Việt, tiếng Hán Việt cổ, tiếng Hán Việt (một trong ba loại tiếng Hán Việt) và Hán ngữ Việt hoá được đổi thành từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hoá.[1][2][3][4]
Cách dùng "tiếng Hán - Việt" là sai trong học thuật cụ ạ. Cho nên trong bài viết mà nói ra rả "tiếng Hán - Việt" thì giá trị học thuật không biết có nên dùng để tham khảo hay không.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,380
Động cơ
519,647 Mã lực
Cách đặt tên loại của Vương Lực có phần bất hợp lý khi trong tiếng Việt lại có một loại gọi là tiếng Việt, trong tiếng Hán Việt lại có một loại gọi là tiếng Hán Việt. Việc đổi tên tiếng Việt và tiếng Hán Việt thành từ thuần Việt và từ Hán Việt của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam giữ nguyên sự bất hợp lý này.[1][2][5][6]
Vương Lực gọi những từ tiếng Việt có chung nguồn gốc với các ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái và ngữ tộc Môn – Khơ–me và các từ chưa rõ nguồn gốc là "tiếng Việt" (tương ứng với khái niêm từ thuần Việt được giới ngôn ngữ học Việt Nam sử dụng). Từ nào tiếng Việt vay mươn từ tiếng Thái nguyên thủy mà tiếng Thái nguyên thủy mượn từ tiếng Hán thì được tính là tiếng Hán Việt, không tính là tiếng Việt (từ thuần Việt).[7][8] Cũng giống như "tiếng Việt" của Vương Lực "từ thuần Việt" dù được định nghĩa như thế nào cũng vẫn luôn được dùng để chỉ cả các từ tiếng Việt chưa rõ nguồn gốc. Tại Việt Nam tên gọi "từ thuần Việt" thường bị sử dụng tuỳ tiện, người ta có thể gán cho bất cứ từ tiếng Việt nào họ nghĩ rằng đó là từ đó là từ do người Việt tự nghĩ ra, không vay mượn từ bất cứ ngôn ngữ nào là "từ thuần Việt" mà không hề dựa trên bất cứ nghiên cứu nào về từ nguyên của những từ được cho là "thuần Việt" ấy. Hầu hết những từ được người Việt gọi là từ thuần Việt là những từ chưa rõ nguồn gốc, trong những từ được gọi là "từ thuần Việt" luôn có cả những từ Hán Việt mà người ta không biết nó là từ Hán Việt.[5][6][9]
Từ/âm Hán Việt cổ là những từ tiếng Hán được tiếng Việt thu nhận trước thời Đường thông qua giao tiếp bằng lời nói. Hầu hết từ/âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhờ Hán. Phần lới quãng thời gian từ cuối thời nhà Hán đến trước thời Đường Giao Chỉ trong tình trạng độc lập hoặc quan lại địa phương cát cứ, việc tiếp xúc với tiếng Hán bị giảm thiểu so với trước. Cho đến trước thời Đường, ngay cả khi nhà Hán sụp đổ đã lâu người Việt ở Giao Chỉ vẫn đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán.[10][11] Một số ví dụ về từ Hán Việt cổ:
⚫
Tươi: âm Hán Việt cổ của chữ "鮮", âm Hán Việt là "tiên".[12].
⚫
Kim, ghim: âm Hán Việt cổ của chữ "針", âm Hán Việt là "châm".[13].
⚫
Bố trong "bố mẹ": âm Hán Việt cổ của chữ "父", âm Hán Việt là "phụ".[14]
⚫
Xưa: âm Hán Việt cổ của chữ "初", âm Hán Việt là "sơ".[15]
⚫
Cải trong "dưa cải": âm Hán Việt cổ của chữ "芥", âm Hán Việt là "giới".[16]
⚫
Búa: âm Hán Việt cổ của chữ "斧", âm Hán Việt là "phủ".[13]
⚫
Khéo: âm Hán Việt cổ của chữ "巧", âm Hán Việt là "xảo".[17]
⚫
Buồn: âm Hán Việt cổ của chữ "煩", âm Hán Việt là "phiền".[14]
⚫
Cả trong "giá cả": âm Hán Việt cổ của chữ "價", âm Hán Việt là "giá".[17]
⚫
Kén trong "kén chọn": âm Hán Việt cổ chữ "揀", âm Hán Việt là "giản".[18]
⚫
Dua trong "a dua": âm Hán Việt cổ của chữ "諛", âm Hán Việt là "du".[13]
⚫
Chè: âm Hán Việt cổ của chữ "茶", âm Hán Việt là "trà".[19]
⚫
Mùi: âm Hán Việt cổ của chữ "味", âm Hán Việt là "vị".[19]
⚫
Thước: âm Hán Việt cổ của chữ "尺", âm Hán Việt là "xích".[20]
⚫
Keo: âm Hán Việt cổ của chữ "膠", âm Hán Việt là "giao".[21]
⚫
Đũa: âm Hán Việt cổ của chữ "箸", âm Hán Việt là "trợ".[22]
Từ/âm Hán Việt, một trong ba loại từ/âm Hán Việt, là những từ/âm tiếng Hán được tiếng Việt tiếp nhận trong giai đoạn từ thời nhà Đường cho đến đầu thế kỷ thứ mười khi Việt Nam trở thành một quốc gia độc lập, ví dụ như "lịch sử" 歷史, "gia đình" 家庭, "tự nhiên" 自然, "đức cao vọng trọng" 德高望重, "vân vân" 云云. Từ/âm Hán Việt (một trong ba loại từ/âm Hán Việt) chủ yếu bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Đường. Nhà Đường đẩy mạnh việc dạy học và sử dụng tiếng Hán ở An Nam, yêu cầu người Việt không được đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán thời nhà Hán nữa mà phải đọc bằng tiếng Hán đương thời. Điều đó làm cho tiếng Việt lúc này có hai loại từ Hán Việt là từ Hán Việt cổ bắt nguồn từ tiếng Hán trước thời Đường và từ Hán Việt bắt nguồn từ tiếng Hán đương thời. Khi người Việt hoàn toàn chuyển sang đọc chữ Hán bằng âm Hán Việt, không đọc bằng âm Hán Việt cổ nữa, âm Hán Việt trở thành cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán, người Việt không còn nhận ra từ Hán Việt cổ là những từ bắt nguồn từ tiếng Hán, chúng được cho là tiếng Việt, chỉ có những từ vay mượn từ tiếng Hán thời nhà Đường mới là từ tiếng Hán. Vì âm Hán Việt (một trong ba loại âm Hán Việt) là một hệ thống hoàn chỉnh, về mặt lý thuyết mọi chữ Hán đều có âm Hán Việt và âm Hán Việt là cách đọc tiêu chuẩn của chữ Hán nên trong ba loại từ Hán Việt từ Hán Việt là loại từ Hán Việt người Việt dễ nhận ra nhất.[11][23][24]
Từ/âm Hán Việt Việt hoá là những từ Hán Việt không rõ thời điểm hình thành có quy luật biến đổi ngữ âm không hoàn toàn giống với từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt). Trong ba loại từ Hán Việt từ Hán Việt Việt hoá là loại khó nghiên cứu, khó phát hiện nhất. Rất khó phân biệt từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá, việc tìm từ Hán Việt trong những từ tiếng Việt không phải là từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) đã khó, việc xác định xem chúng là từ Hán Việt cổ hay Hán Việt Việt hoá lại còn khó hơn nữa.[1][25][26] Nhà ngôn ngữ học người Việt Nam Nguyễn Tài Cẩn cho rằng từ Hán Việt Việt hoá cũng bắt nguồn từ tiếng Hán thời Đường giống như từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt), sau này vì ngữ âm của chúng biến đổi khác nhau mà phân hoá thành hai loại từ Hán Việt.[27] Một số ví dụ về từ Hán Việt Việt hóa:
⚫
Gương: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "鏡", âm Hán Việt là "kính".[28]
⚫
Về: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "回", âm Hán Việt là "hồi".[29]
⚫
Goá trong "goá bụa": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "寡", âm Hán Việt là "quả".[28]
⚫
Vẹn trong "trọn vẹn": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "完", âm Hán Việt là "hoàn".[29]
⚫
Cầu trong "cầu đường": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "橋", âm Hán Việt là "kiều".[30]
⚫
Vợ: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "婦", âm Hán Việt là "phụ".[31]
⚫
Giường: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "床", âm Hán Việt là "sàng".[32]
⚫
Sức trong "sức lực": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "力", âm Hán Việt là "lực".[32]
⚫
Đền trong "đền thờ": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "殿", âm Hán Việt là "điện".[30]
⚫
Cướp: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "劫", âm Hán Việt là "kiếp".[33]
⚫
Giống trong "hạt giống", "giống loài": âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chủng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "giống" thì đọc là "chủng").[32]
⚫
Trồng, giồng: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "種", âm Hán Việt là "chúng" (chữ "種" có hai âm Hán Việt là "chủng" và "chúng", khi "種" có nghĩa là "trồng" thì đọc là "chúng").[34]
⚫
Thuê: âm Hán Việt Việt hoá của chữ "稅", âm Hán Việt là "thuế".[34]
Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt (một trong ba loại từ Hán Việt) nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.[35]
Xét về tỷ lệ xuất hiện của ba loại từ Hán Việt trong những lời nói thường ngày của người Việt, từ Hán Việt, loại dễ phát hiện nhất lại chiếm tỷ lệ thấp nhất, hai loại khó phát hiện nhất là từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Cũng vì chỉ có từ Hán Việt, một trong ba loại từ Hán Việt, được coi là từ Hán Việt, còn từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá được coi là từ thuần Việt nên khi tính tỷ lệ từ Hán Việt trong tiếng Việt người ta thấy trong những lời nói thường ngày từ Hán Việt chiếm tỷ lệ rất thấp.

---------------------------------------
Nhân tiện cho em hỏi có từ đồng nghĩa nào với 'cửu vạn' trong câu thường dùng 'thôi thì em cửu vạn về cho sớm chợ OF"?.
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,380
Động cơ
519,647 Mã lực
Cách dùng "tiếng Hán - Việt" là sai trong học thuật cụ ạ. Cho nên trong bài viết mà nói ra rả "tiếng Hán - Việt" thì giá trị học thuật không biết có nên dùng để tham khảo hay không.
Trình độ bác dư lào mà hết chê tiến sĩ Việt lại đến chuyên gia TQ vậy?. Em bắt đầu nghi ngờ khả năng của bác rồi đó.
 

LangLe2021

Xe tải
Biển số
OF-798438
Ngày cấp bằng
25/11/21
Số km
330
Động cơ
20,130 Mã lực
Tuổi
35
Tới lượt bác về chỗ rồi. :D
----------------------------------------------------------------
Những lỗi sai phổ biến khi dùng từ Hán Việt

TTO - LTS: Khảo sát tần suất sử dụng tiếng Hán Việt cũng như những bất cập trong việc dùng từ Hán Việt trên truyền thông hiện nay, TS Lê Thị Bích Hồng (giảng viên cao cấp Trường đại học Sân khấu - điện ảnh Hà Nội) gửi đến Tuổi Trẻ bài viết này.
Lớp từ Hán Việt thường có sắc thái trang trọng, trong khi lớp từ thuần Việt lại bình dân và sinh động hơn. Nhiều từ Hán Việt đã được Việt hóa thông dụng, có từ đã biến đổi ý nghĩa.


Khi từ gốc Hán được Việt hóa


Nhiều người dùng mượn hình thức ngữ âm của từ Hán rồi thay đổi nghĩa, thu hẹp nghĩa, cho thêm nghĩa mới.


Ví dụ, “phương phi” nghĩa Hán là “hoa cỏ thơm tho”, người Việt hiểu sang “béo tốt”.


Tương tự, “khôi ngô” nghĩa “to lớn, cao to” sang nghĩa “mặt mũi sáng sủa, dễ coi”; “bồi hồi” nghĩa “đi đi lại lại” sang nghĩa “sự xúc động”; “đinh ninh” nghĩa “dặn dò” sang nghĩa “tin chắc, yên chí”; “lang bạt kỳ hồ” nghĩa “lúng túng, quanh quẩn tại chỗ” sang nghĩa “lang thang khắp nơi khắp chốn” (Theo Đặng Đức Siêu, Ngữ văn Hán Nôm)...


Từ “khuyến mãi” nay dùng thành “khuyến mại”. Cụm từ “kích thích nhu cầu tiêu dùng” rút thành “kích cầu” - từ này đang dần được chấp nhận. Từ “yêu cầu” là một động từ. Nhưng hiện từ “yêu cầu” hay được dùng với nghĩa danh từ. Ví dụ: “mục đích yêu cầu”...


Từ “đáo để” trong tiếng Hán có nghĩa là “đến đáy”, nhưng khi đi vào tiếng Việt nó lại có nghĩa là cách cư xử không đẹp, khiến người ta khó gần; hoặc có khi nó được dùng làm tiếng đệm nhằm nhấn mạnh ý nghĩa của tính từ giống như các từ chỉ mức độ “vô cùng”, “rất”, “lắm”... (Theo Hữu Đạt, Sai, đúng trong cách dùng từ Hán Việt và vấn đề "giải pháp").


Trên thực tế, các từ gốc Hán khi du nhập vào tiếng Việt hầu hết đã bị biến đổi do áp lực của cấu trúc tiếng Việt.


Chỉ sau một thời gian, bản chất Hán của các từ này đã bị tiếng Việt đồng hóa để không còn cái vẻ nguyên dạng ban đầu. Hoặc là nó bị biến đổi về ngữ âm, hoặc là nó bị biến đổi về ngữ nghĩa theo cách tri nhận mới của người Việt Nam qua cái vỏ âm thanh ban đầu. Hoặc nhiều tiếng Hán Việt bị hiểu sai; lâu dần, cái nghĩa hiểu sai được phổ biến hơn nghĩa tinh xác và do đó được công nhận là nghĩa đúng (Theo Bùi Đức Tịnh, Ngữ pháp Việt Nam giản dị và thực dụng).


Những lỗi thường gặp


Nhiều trường hợp người sử dụng chưa nắm được nghĩa của từ Hán Việt, khiến từ trở nên vô nghĩa hoặc dẫn đến sai trầm trọng.


Dùng từ sai vì không hiểu nghĩa gốc Hán Việt: nhầm lẫn giữa hai từ “khả năng” - năng lực của con người có thể làm được việc gì đó với “khả dĩ”. Từ “quá trình” là đoạn đường đã đi qua: “quá” là đã qua, “trình” là đoạn đường. Nếu viết từ “quá trình” dùng ở thì tương lai “quá trình thực hiện công tác sắp tới của tôi sẽ rất thuận lợi” là sai.


Có thể dùng từ “tiến trình” cho câu trên. Ta có thể viết “hôn lễ” (lễ cưới), “hôn phối” (lấy nhau). Nhưng nếu nói hôn phu, hôn thê, hôn quân lại mang nghĩa là người chồng u mê, người vợ u mê, nhà vua u mê...


Sai vì không phân biệt được tiếng Hán Việt với tiếng thuần Việt (tiếng Nôm): chữ “góa phụ” trong sách báo chỉ người đàn bà có chồng đã chết. Tính từ “góa” là tiếng Nôm không thể đặt trước danh từ “phụ”. Nên gọi là gái góa (toàn Nôm), hay “quả phụ” (toàn Hán Việt).


Từ “nữ nhà báo” thường được dùng trên các phương tiện truyền thông. Nhà báo là tiếng Nôm nên phải dùng văn phạm xuôi là “nhà báo nữ”, hoặc dùng ba từ Hán Việt là “nữ ký giả” hay “nữ phóng viên”.


Lạm dụng và dùng sai từ Hán Việt khá phổ biến khi kết hợp từ “tặc” (ăn cướp) với các từ khác như: tôm tặc, vàng tặc, cà phê tặc, đinh tặc... để chỉ những tên ăn trộm.


Cách dùng này sai về ngữ pháp (từ đơn thuần Việt không thể ghép với một từ đơn Hán Việt để thành một từ kép), sai về nghĩa: tặc là ăn cướp, đạo () là ăn trộm. Thay vì sính dùng từ Hán Việt, ta có thể nói là: bọn ăn trộm tôm, trộm vàng, trộm cà phê...


Hiện từ “đinh tặc” đang được nhiều báo chí dùng với tần suất lớn với nghĩa chỉ bọn rải đinh trên đường, trong khi “đinh tặc” chỉ có nghĩa là bọn ăn cướp đinh, chỉ bọn rải đinh trên đường là sai nghĩa...


Nhiều từ Hán Việt hiểu sai nên viết sai: từ “tham quan” nghĩa là đi chơi để ngắm cảnh thay từ “thăm quan”; “chấp bút” viết thành “chắp bút”, “lặp lại” viết thành “lập lại”, “trùng lặp” viết thành “trùng lắp”, “hằng ngày” viết thành “hàng ngày”, “thập niên” viết thành “thập kỷ”, “điểm yếu” thành “yếu điểm”...


Tất nhiên, khi xem xét tới tính sai, đúng của việc dùng từ Hán Việt, việc đối chiếu từ nguyên là việc làm có phần cứng nhắc, dễ dẫn đến việc làm mất đi tính năng động của từ Hán Việt với tư cách là một sự sáng tạo rất linh hoạt của người Việt Nam.


Từ Hán Việt tuy có nguồn gốc từ tiếng Hán, nhưng nó đích thị hoàn toàn là của người Việt Nam, được dùng theo cách của người Việt Nam. Nên hiểu đúng và dùng đúng ngữ nghĩa của từ Hán Việt là chúng ta đang góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, bổ sung, làm giàu thêm vốn từ vựng phong phú, nối dài nét đẹp văn hóa và chữ viết của người Việt.

Vai trò của báo chí trong chuẩn hóa và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt có ý nghĩa quan trọng. Bởi tiếng Việt là một trong số gần 50 ngôn ngữ đang được sử dụng rộng rãi nhất trái đất. Không phải tự dưng tiếng Việt có thể tồn tại và phát triển, trong khi đã có hàng ngàn ngôn ngữ và chữ viết của các dân tộc bị hủy diệt theo dòng chảy phát triển của nhân loại.


Nhiều người dùng chưa nắm được nghĩa từ Hán Việt

Từ Hán Việt là một loại từ đặc biệt trong vốn từ vựng tiếng Việt, là một bộ phận rất quan trọng của kho từ vựng tiếng Việt.

Lớp từ Hán Việt có khối lượng lớn, được sử dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, nghệ thuật...

Tuy nhiên, theo thống kê sơ bộ của khoa ngôn ngữ, có tới 16 hình thức sử dụng sai từ Hán Việt khá phổ biến hiện nay như: sai vì không hiểu gốc Hán Việt, sai vì cố ý sửa gốc của từ, sai vì không hiểu văn phạm giữa Hán Việt và Hán Nôm, sai vì dùng từ thiếu chính xác ngữ cảnh; dùng sai nghĩa từ thuần Việt lại tưởng từ Hán Việt, dùng từ Hán Việt vô nghĩa và lộn xộn, cóp y nguyên tiếng Tàu đang sử dụng và coi đó là từ Hán Việt, đảo ngược ngữ pháp hay cấu trúc từ Hán Việt, đảo từ ghép Hán Việt sai và không đúng cách, thiếu từ cho các thuật ngữ khoa học công nghệ hay chuyển nghĩa từ ngoại ngữ phương Tây sang...


LÊ THỊ BÍCH HỒNG

Nguồn
Đúng trong ngôn ngữ học người ta gọi là âm, các từ Hán Việt theo cụ Nguyễn Tài Cẩn thì được đọc theo Đường âm, một hệ âm từ thời Đường đã tiệt chủng bên Tàu, tương tự những hệ âm ta hay gọi là tiếng Quảng tiếng Tiều nên gọi là Quảng Đông âm, Triều châu âm. Còn tiếng Hán Việt chắc mấy tiến xĩ mới sáng tạo.
 

dhela

Tháo bánh
Biển số
OF-771898
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,791
Động cơ
1,097,418 Mã lực
Trình độ bác dư lào mà hết chê tiến sĩ Việt lại đến chuyên gia TQ vậy?. Em bắt đầu nghi ngờ khả năng của bác rồi đó.
- Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết.
- Từ là tiếng, là những tiếng kết hợp lại nhưng mang ý nghĩa. Nó là đơn vị nhỏ nhất dùng đặt câu.

Ở trường cô giáo dạy chúng em thế 🙂
Nên em nghĩ là Từ Hán - Việt chắc đúng hơn là Tiếng Hán - Việt 🙂
 

GamCaoMayLanh

Xe lăn
Biển số
OF-333492
Ngày cấp bằng
5/9/14
Số km
10,380
Động cơ
519,647 Mã lực
- Tiếng là âm thanh được phát ra. Mỗi tiếng là 1 âm tiết.
- Từ là tiếng, là những tiếng kết hợp lại nhưng mang ý nghĩa. Nó là đơn vị nhỏ nhất dùng đặt câu.

Ở trường cô giáo dạy chúng em thế 🙂
Nên em nghĩ là Từ Hán - Việt chắc đúng hơn là Tiếng Hán - Việt 🙂
Thế này là bác lẫn sang từ/tự/word rồi. Khi cụ Phạm Quỳnh phát biểu "truyện Kiều còn, tiếng nước ta còn" thì 'tiếng' đã bao hàm cả ngôn ngữ Việt, từ Việt rồi. Ở mấy còm trên có cụm từ 'lang bạt kỳ hồ' mà trình cửu vạn như em đọc trong KTNN từ những năm 8x vẫn còn nhớ nghĩa gốc Hán của nó là 'con cáo loanh quanh giẫm phải đuôi của nó', sang tiếng Hán-Việt đã thành nghĩa khác là 'lang thang, phiêu bạt khắp nơi'. Hay 'tử cung' nghĩa gốc Hán là nơi quàn xác chết của hoàng đế, vua, qua VN đã thành cái gì thì bác biết rồi đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top