Mấy hôm nay em bận quá, thấy có cụ tag vào lên giờ em mới mò vào được.
Để trả lời cho câu hỏi của cụ thớt thì như sau
Chất liệu cao cấp làm vải sơ mi : Chắc chắn đầu tiên là cotton, nhưng cotton như thế nào.
Thế giới có 3 loại cotton cao cấp là đứng đầu là Sea Island, Egypt Cotton, và Pima Cotton. Cả 3 loại này đều cho sợi rất dài so với cotton thông thường, nó cho phép tạo ra các loại vải bền bỉ hơn.
+ Sea Island : Rất hiếm, lấy từ các cây bông trồng ở các đảo vùng Caribe từ thế kỷ 15.
James Bond của loạt phim cũ do Sean Connery đóng hay dùng loại sơ mi từ loại cotton này.
+ Pima cotton : Pima cotton là loại cotton lai trồng ở Bắc Mỹ, có một công ty Mỹ làm ngành bông lấy tên là Supima Cotton, cho chất lượng Pima cotton tốt nhất cung cấp cho thế giới.
+ Egypt Cotton : Trồng tại cao nguyên Giza của Ai Cập, Được người châu Âu mang giống tới trồng lai với cotton bản địa cho ra loại cotton có sợi dài và chất lượng cao.
Thị trường cao cấp châu Âu không thích các loại sợi hóa học cho lên không bàn tới các loại sợi poly, nilon...làm gì, loại sợi hóa học duy nhất là Spandex hoặc Lycra ( Sợi co giãn) chiếm từ 2%-5% trong các vải sơ mi co giãn. Còn lại đa số vải sơ mi sẽ là 100% Cotton và đã là 100% cotton thì phải nhăn và các cụ phải chịu khó là.
Vải Châu Âu cũng thường có thêm các thành phần khác : wool (lông cừu), Silk (lụa), Cashmere ... để làm tăng tính chất cho vải như tăng độ thoáng, độ bóng, độ ấm....
Vải sơ mi cũng có loại dùng cho mùa đông chứ không hẳn dùng cho 4 mùa.
Các loại dùng cho mùa đông thường là Brush Cotton, sợi Cotton được chải kỹ tạo lên một loại vải bề mặt bông xốp, mềm mại hoặc vải có thêm wool và cashmere để tăng độ ấm.
Chất liệu thứ 2 là Lụa : Lụa có nhiều loại chứ không hẳn chỉ có loại bóng nhưng các cụ lại lo nhìn nó hơi bị gay lên không hào hứng lắm.
Thực ra là các loại lụa có vân như silk Crepe, silk Dupion cũng là dùng được, thoáng và sang trọng.
Có điều lụa cũng khá đắt tiền cho lên tìm vải sơ mi pha trộn cotton và lụa là một ý tưởng hay ( Đáng tiếc là toàn hãng to nó làm với giá chát
).
Chất liệu thứ 3 là Linen hay còn gọi là đũi : làm từ sợi lanh, vải Linen dùng cho mùa hè, thu rất thích hợp.
Nhược điểm là sợi thô to và cực nhăn, hơn cả cotton.
Linen cao cấp thì châu Âu làm tới sợi 60s và 70s trong khi TQ chỉ làm tới 40s-45s. Linen cao cấp sợi cũng nhỏ hơn, ít thô hơn và dùng làm sơ mi rất ổn.
Loại vải này cực kỳ mát, thoáng...
Cũng có vải pha trộn Linen như Cotton-Linen, Wool-Silk-Linen, Linen-Visco nhưng sẽ đều bị kiểu bề mặt thô của Linen lấn át.
Về phương pháp dệt vải cao cấp châu Âu cũng phân ra theo chỉ số S như bên vải suit. Và loại vải sơ mi Egypt cotton 200s là sợi mảnh tiệm cận với chất lượng của Sea Island.
Tuy nhiên một số hãng có thể làm được tốt hơn tới 250s và 300s. Với các chỉ số này, vải áo mỏng hơn cả giấy vệ sinh và vô cùng mềm mại
Ngoài chỉ số S thì còn có 2ply và 3ply là một sợi chỉ số s thấp hoặc cao chập lại với hai hoặc 3 sợi nữa để tạo lên vải dai hơn và cũng tốt hơn.
Vải dày sẽ dùng chỉ số s thấp để chập lại, vải mỏng hơn sẽ dùng chỉ số s cao hơn để chập lại.
Kỹ thuật này Trung Quốc thường không làm, họ có thể có sợi 100s hoặc 120s, 140s, 160s là cao nhất nhưng chỉ là 1 sợi chỉ số cao và 1 sợi chỉ số thấp
Vải châu Âu sẽ luôn là 2 sợi chỉ số s cao hoặc 3 sợi chỉ số s cao.
Có một cụ nói đúng là còn một khâu cuối là khâu hoàn thiện sẽ cho ra chất lượng vải cuối cùng như chống nước ( vải Rainwear dùng cho măng tô), chống nhăn...
Chống nhăn thì có hai phương pháp : Non Iron và Wrinkle-free. Vải vẫn 100% cotton nhưng có sử lý hóa học.
Non Iron : sử lý hóa học giải phóng formaldehyde và liên kết các sợi bông tạo ra một loại vải cứng hơn do đó vải sẽ khó bị nhăn hơn.
Loại này giặt xong chỉ cần treo, áo sẽ tự thẳng, không cần là, dùng cả ngày không sao.
Wrinkle-free : Sử lý hóa học áp dụng nhựa Resin lên vải tạo ra các liên kết chéo giữa các liên kêt Hydro tăng cường tính ổn định cho vải ít khả năng bị nhăn.
Cả hai loại này đều có sự can thiệp hóa học, cho dù không có qui định về các hàm lượng hóa học sử dụng và cũng không ảnh hưởng gì tới con người trừ gây kích ứng da nhưng nó ít được dân châu Âu sử dụng hơn so với vải sơ mi truyền thống.
Ngoài ra thì vải dày hơn cũng ít nhăn hơn và lóng vải cũng góp phần làm các vết nhăn không dễ tạo thành.
Một số loại vải cotton cũng ít nhăn như Brush cotton hoặc vải Oxford dùng sợi thô và to tầm 24s.
Lời khuyên đến các cụ : Các cụ tìm các bên bán sơ mi VNXK xịn mà dùng, đi may sơ mi thì chỉ lên các cụ quá cao to hoặc quá nhỏ, không có size hoặc người hơi khù khoằm như các cụ chuyên golf.
Mẹo với sơ mi VNXK : Miền Bắc chuyên xuất cho châu Âu và miền Nam là chuyên cho Bắc Mỹ.
Các cụ mà tìm thấy có thương hiệu ở Bắc Mỹ ở miền Bắc thì đừng vội mừng như sơ mi hãng Express chẳng hạn.
Về các hãng thì các cụ phải tìm hiểu thôi nhưng chịu khó tìm tòi chỉ phút mốt là có thông tin.
Tuy nhiên sơ mi VNXK tại các nước thứ 3 như VN sx thì mới chỉ là các dòng rẻ của các hãng thôi, chưa phải là các dòng bạo chúa. Thế nhưng so với các hãng trong nội địa đã ở thế cha và con rồi.
So với việc đi may vải tàu thì việc mua sơ mi VNXK xịn sẽ cho các cụ rất nhiều trải nghiệm hay về cách làm sơ mi của thế giới. Như hãng sơ mi Express có đoạn có giãn ở vai nách, mặc dù ôm slimfit nhưng vẫn thoải mái quay tay ... quên cử động tay
.
Với các cụ sành điệu, Sơ mi may thì các thương hiệu vải như Thomas Mason, Albini, Hubross... chắc không lạ lẫm gì, vải giá chát một cách nghẹn ngào
.
Acorn của em cũng là phát triển từ Albini ra, chỉ là hãng nhỏ so với các hãng trên nhưng chất lượng thì cũng được Savil Row chấp thuận.
Về vấn đề mex làm cổ tay và cổ áo. Đa số thợ ở Việt Nam đều chỉ có một cách làm là dùng loại mex có sẵn chất dính chỉ cần dùng bàn là là qua là nó dính chặt tới vải làm cổ áo.
Cách làm này rất tiện nhưng một thời gian cổ áo rất chán đời. Em mới chỉ nhìn thấy duy nhất một nhà có thể làm sơ mi với mex không dính.
Mex của châu Âu giống như Canh tooc, nó ko có chất dính mà phải khâu lược vào trong cổ áo. Nó có phân loại độ cứng cho từng loại sơ mi khác nhau. Casual thì mex mềm còn Classic thì cứng hơn....