thưa với cụ rằng một điều cụ nên lưu ý , là chủ thớt là người chưa có kinh nghiệm xuống dốc, nên cháu mới đưa ra phương án là tự nhận biết lấy độ dốc của con dốc mà sử lý tình hình ,điều cháu muốn nói ở đây là truyền đạt kinh nghiệm phải thực tế không nên máy móc ( lên số nào xuống số đó như cụ trình bày ở trên) vì
lí do không phải con dốc nào khi lên và xuống đều có độ dốc và dài như nhau . nên cháu muốn chủ thớt phải tập thói quen nhận định tình hình thực tế ở địa hình tránh những tình huống không hay khi xuống dốc cụ nếu ở hay đi miền núi thì cháu cá với cụ cũng đồng ý với cháu theo cách của cháu chỉ ra cho cụ chủ thớt. thôi kính chúc cụ chủ thớt vươt dốc an toàn
Đúng là các con dốc khác nhau thì khác nhau về độ dài và độ dốc, nhưng cùng 1 con dốc thì nó phải bằng nhau về độ dài và độ dốc, chỉ có điều ngược lại thôi. Các tài ngày xưa nghĩ ra quy luật "
lên số nào, xuống số đó" là áp dụng cho 1 con dốc. Khi ta lên dốc, cảm thấy máy ì -> về số, nếu vẫn ì -> về số tiếp ... Nhiều con dốc phải về tới số 1 mới lên được đấy ạ. Vậy khi ta xuống, thấy nó cứ trôi ầm ầm, phanh lại mà chưa biết về số nào, vậy điều đầu tiên là nhớ lại lúc lên ta đi số nào, bây giờ về số đó, rồi sau đó nếu máy thừa quá, (rồ mạnh) hoặc xe lao vẫn nhanh thì mới xử lý tùy thuộc vào tình hình cụ thể: tăng/giảm số hoặc phanh thêm.
Như hôm em đi chùa Cao, có đoạn dốc tới 14%. Lúc lên, em phải về số 1 mới leo được (để số 2 là ì ngay lập tức). Lúc về, em qua đúng đoạn đó, về số 1 là thấy yên tâm, và cảm giác xe rất an toàn. Còn nhiều đoạn cũng ko nhớ hết lên số nào, nhưng những đoạn cơ bản là phải nhớ, mà những đoạn đó thường là rất dốc.
Nói chung em thấy các câu đúc kết của những người đi trước thường là đúng và ta nên tham khảo.