- Biển số
- OF-727380
- Ngày cấp bằng
- 28/4/20
- Số km
- 873
- Động cơ
- 82,460 Mã lực
“Em nhớ có lần đi biển thấy trên bãi biển có loại hoa hay quả của cây hay con (em ko nhớ cxac), tròn nhỏ thôi, nhưng nó có lông mảnh rất dài, tua tủa khắp phía, nên kích thước cỡ quả bóng đá mà lại rất nhẹ, cứ lăn lông lốc mỗi lần có gió thổi, dân địa phương gọi là 'lông công' đấy, em nghĩ ngay đến câu 'chạy như cờ lông công'. Sau đọc giải thích thành ngữ trên mạng thì họ ko nói vậy, nhưng ko hiểu sao, e lại vẫn nghĩ cái 'lông công' mà e thấy trên bãi biển mới là nguồn gốc của câu trên. Kiểu như câu 'vui ra phết' khá phổ biển nhưng chỉ là một trò cướp phết ở 1 vùng quê nhỏ ko mấy người biết.
Cờ lông công trong thành ngữ “chạy như cờ lông công” là cờ làm bằng lông con công. Đây là loại cờ hiệu của những người lính trạm xưa kia, thường dùng khi chạy công văn hỏa tốc.
Ngày nay, ngoài việc truyền đạt các mệnh lệnh, công văn bằng cáp(?) vô tuyến, hữu tuyến, người đưa tin còn được sử dụng các phương tiện giao thông khác như máy bay, ô tô, xe lửa...
Nhưng ngày xưa, công việc này chỉ được thực hiện nhờ sức người và sức ngựa. Vì vậy, nhà nước phong kiến mới đặt ra các trạm và tuyển mộ các loại lính trạm, phu trạm. Từ trạm nọ đến trạm kia là một cung đường. Thông thường, người lính trạm khi chạy công văn hoả tốc phải vượt hai đến ba cung đường trong một ngày. Người đời nhìn thấy cờ hiệu lông công của những người lính trạm ở khắp các nẻo đường của Tổ quốc. Bao giờ họ cũng vội vàng, tất tưởi, người chạy đi, kẻ chạy lại, cả người lẫn ngựa đều đẫm mồ hôi. Công văn vừa chuyển đi, lại có công văn đến. Sự đan chéo, liên tục của các công văn, mệnh lệnh tạo nên sự đan chéo, dồn dập của những cờ hiệu lông công. Vì vậy, “chạy như cờ lông công” trước hết được hiểu là “chạy rối rít, chạy loạn xạ”.
Nhưng có lẽ cũng từ một thực tế là những người mang cờ hiệu lông công mặc dù chạy ngược chạy xuôi rối rít nhưng chẳng phải là để vận chuyển hàng hoá nặng nhọc gì, với con mắt người đời đấy là một việc làm không cần thiết. Còn tính khẩn cấp của công văn lại cũng chẳng liên quan gì đến họ. Có thể vì lẽ đó mà thành ngữ “chạy như cờ lông công” còn có một sắc thái ý nghĩa nữa là “chạy rông, chạy rối rít, chạy không đạt kết quả gì”.
Anh thấy mình thắc mắc nên anh tìm thấy cái này. Vì mình chứ không phải tìm cho thằng cha đặt câu hỏi kia đâu nhé