Thực ra, theo sách thì cái bọn mèo lông ngắn vằn hoặc đen trắng trông không có đặc điểm di truyền gì nổi bật sẽ được gọi là mèo nhà chứ không phân biệt nguồn gốc xuất xứ Tây Ta. Thời trước, bà con chỉ biết chia ra 2 khái niệm. "Mèo Ta" để chỉ những con mèo nhà hình thức không có gì đặc biệt, nuôi như gia súc, có lao động (bắt chuột) mới được ăn được vỗ về. "Mèo Tây" để chỉ những con mèo hình thức khác biệt điệu đà, thường là lông xù mặt tịt gì đó, nuôi như thú cưng, không làm gì cũng được ăn được vỗ về. Em nghĩ cụ viết bài đầu tiên cũng với khái niệm như vậy. Em thì đọc lắm hơn nên cùng là mèo nhà lông ngắn tầm thường, em vẫn phân biệt Tây Ta theo đặc điểm về khung xương, mắt, tai. "Mèo nhà gien Ta" thường có khung xương mảnh khảnh (biểu hiện ở cẳng chân với đuôi, nhiều con bụng rõ phệ mà cẳng chân với đuôi vẫn quắt tí), mắt hơi xếch, màu nhạt (xanh hay vàng gì cũng nhạt), tai to dài so với mặt. "Mèo nhà gien Tây" thì cẳng chân và đuôi to hơn, mắt có thể tròn và sẫm màu hơn, tai ngắn hơn. Theo tiêu chuẩn của em thì con mướp trắng trong ảnh cụ đưa là mèo nhà Tây.
Giờ thời buổi toàn cầu hoá với công nghệ mấy chấm mấy rồi, cách định nghĩa Ta Tây đơn thuần dựa trên mục đích nuôi như các cụ hồi xưa chắc không còn phù hợp nữa. Cụ muốn bảo bọn mèo nào không biết bắt chuột là phải chỉ mặt đặt tên nói cụ tỉ giống nòi của nó ra nhá. Không là rất dễ mất đoàn kết diễn đàn.
Khoe với cụ bức ảnh con mèo Tây xịn (Anh Lông Ngắn lai Anh Lông Dài) nhà em nó bắt chuột. Em vừa giằng vừa nịnh mãi nó không buông: